Người tạm trú làm căn cước công dân ở đâu

Người dân ngoại tỉnh có thể làm căn cước công dân ở TP HCM

[NLĐO] - Người dân có hộ khẩu ở địa phương khác đang tạm trú tại TP HCM có thể đến các điểm làm căn cước công dân tại công an phường, xã, thị trấn ở địa bàn đang đăng ký tạm trú

  • Kết hợp việc cấp căn cước công dân và tiêm vắc-xin Covid-19

  • CLIP: Nghe sẽ tích hợp "thẻ xanh", nhiều người "nôn" có căn cước gắn chip

  • Căn cước công dân gắn chíp sẽ tích hợp thẻ BHYT?

  • Đề xuất sử dụng căn cước công dân có gắn chíp thay thẻ BHYT

Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM chiều 29-11, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu - Công an TP, cho biết người dân ngoài tỉnh có thể làm căn cước công dân tại TPHCM, không cần phải về quê.

Toàn cảnh buổi họp báo chiều 29-11

Theo thượng tá Hà, người dân có hộ khẩu ở tỉnh khác đang tạm trú tại TP HCM có thể đến các điểm làm căn cước công dân tại công an phường, xã, thị trấn ở địa bàn đang đăng ký tạm trú sẽ được làm căn cước công dân.

Khi đi làm căn cước công dân, người dân phải mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản sao hoặc bản chính và có thể liên hệ với địa phương nơi thường trú để lấy mã số định danh cá nhân.

Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu - Công an TP HCM, thông tin tại buổi họp báo

Thông tin về tình hình trật tự xã hội trên địa bàn TP HCM, thượng tá Hà cho biết từ ngày 11-10 đến 28-11, TP xảy ra 548 vụ vi phạm hình sự, giảm 283 vụ so với cùng kỳ.

Trộm cắp tài sản xảy ra 233 vụ, trong đó trộm xe gắn máy 156. Như vậy, cứ 3 vụ trộm cắp tài sản thì có tới 2 vụ trộm cắp mô tô, xe máy.

Công an TP HCM đã chỉ đạo các lực lượng, cơ quan chức năng tập trung các giải pháp kéo giảm tỉ lệ phạm tội; mật phục, tuần tra xử lý; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân. Bên cạnh đó, người dân cần đặc biệt cẩn thận, cảnh giác, không để các đối tượng xấu có cơ hội ra tay trộm cắp tài sản của mình. Công an TP HCM đề nghị người dân hãy tham gia tố giác tội phạm cho cơ quan chức năng, cùng TP ngăn chặn tội phạm tại địa bàn.

Cũng tại buổi họp báo, trả lời phóng viên về kế hoạch cho học sinh trở lại trường sau khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, ông Trịnh Duy Trọng, Trường phòng Công tác giáo dục tư tưởng - Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết đơn vị đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động các biện pháp phòng chống dịch để trẻ trở lại trường an toàn.

Ông Trịnh Duy Trọng, Trường phòng Công tác giáo dục tư tưởng - Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, trả lời tại buổi họp báo

Theo đó, các cơ sở giáo dục, trường học phải chuẩn bị các cơ sở vật chất kỹ lưỡng. Đặc biệt, cơ sở, trường học trước đó được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly hay nơi thu dung điều trị Covid-19 cần xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống dịch để đón học sinh trở lại trường. Các cơ sở này phải đảm bảo an toàn thực hiện các phương án kiểm soát nhiễm khuẩn như xử lý F0, F1.

Các cơ sở, trường học cần có dự thảo kịch bản chống dịch, đảm bảo an toàn khi đón học sinh đầu giờ học và trả học sinh cho phụ huynh khi tan trường; phải tổ chức diễn tập trước khi thật sự đón học sinh trở lại.

"Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp nâng cao an toàn cho học sinh khi các em đi học trở lại. Hiện tại, các quận - huyện về cơ bản đã hoàn thành tiêm mũi 2, kể cả tiêm bổ sung mũi 1, cho học sinh. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp hành tiêm vét cho các em còn lại" - ông Trọng cho biết.

Trước khi cho học sinh đi học trở lại, nhà trường cũng sẽ tập huấn cho các giáo viên, học sinh, phụ huynh để đảm bảo các em được an toàn đến trường. Tính đến ngày 27-11, các quận - huyện ở TP HCM đã cơ bản hoàn thành tiêm vắc-xin mũi 1 cho trẻ 12-17 tuổi với 687.166 em, số lượng trẻ được tiêm 2 mũi là 494.106 em.

Tin, ảnh: Hải Yến

Công an quận 4, TP.HCM, tiếp nhận hồ sơ làm CCCD cho người tạm trú - Ảnh: TỰ TRUNG

Tại TP.HCM, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM [PC06] cũng hướng dẫn người tạm trú chỉ cần mang theo một trong các loại giấy tờ trên khi đi làm CCCD. Nhưng nhiều nơi yêu cầu phải có đủ cả CMND, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và giấy khai sinh... mới được giải quyết hồ sơ.

Những trường hợp bị từ chối

Người tạm trú tại TP.HCM đã có đăng ký thường trú [sổ hộ khẩu] ở tỉnh thành khác, nếu thông tin nhân thân của họ được thu thập sẵn sàng trong hệ thống dữ liệu thì sẽ thuận tiện khi họ làm CCCD ở nơi tạm trú. Nhưng thực tế không dễ dàng như vậy.

Sáng 5-5, tại điểm nhận hồ sơ làm CCCD cho người tạm trú tại trụ sở Công an quận 7 [TP.HCM], một cán bộ kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn ban đầu cho người dân, ai đầy đủ thì vào phòng trong để làm hồ sơ.

Anh T.V.Lợi [quê Mê Linh, Hà Nội] chỉ có cuốn sổ theo dõi người lưu trú, tạm trú có dán ảnh của anh, không có sổ tạm trú. Sổ do chủ hộ cho thuê nhà đứng tên. Cán bộ hướng dẫn anh Lợi quay về công an phường nơi tạm trú để thực hiện việc cấp sổ tạm trú rồi quay lại làm CCCD. 

"Tôi làm công nhân, ở trọ, muốn có sổ tạm trú phải được chủ nhà trọ đồng ý, đâu dễ có sổ. Sổ này cũng chứng minh tôi có tạm trú ở đây nhưng không được chấp nhận. Giờ dịch dã thế này, không lẽ phải quay về Hà Nội làm CCCD, như vậy khó khăn cho tôi quá..." - anh bày tỏ.

Đồng cảnh ngộ, anh Nguyễn Thanh Giang, quê Vĩnh Long, tạm trú ở đường Nguyễn Văn Quỳ [P. Phú Thuận, quận 7] đến Công an quận 7 vào sáng 1-5 để làm CCCD cũng bị từ chối do thiếu sổ tạm trú dù anh có đủ các giấy tờ khác. "Nếu chủ nhà không đồng ý, chúng tôi đành phải về Vĩnh Long để làm, như vậy có lẽ dễ dàng hơn...", anh Giang nói.

Sáng 3-5, chị T.T.K. Chung [quê Bình Định, tạm trú P. Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM] đến điểm tiếp nhận CCCD lưu động của Công an quận Tân Phú tại trụ sở ban điều hành khu phố 3 [P. Tây Thạnh]. Cán bộ hướng dẫn kiểm tra thấy sổ tạm trú của chị có thời hạn sử dụng chỉ đến ngày 25-3-2021 nên đề nghị chị Chung quay về công an phường điều chỉnh, gia hạn thời hạn mới được làm CCCD.

Còn anh Võ Văn Khiêm [quê Quảng Nam, tạm trú P. Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM] bị cán bộ hướng dẫn ở điểm tiếp nhận làm CCCD tại phường từ chối nhận chỉ vì thiếu giấy khai sinh. 

"Giấy khai sinh ở quê tôi chưa mang vô, trong khi các giấy tờ khác của tôi có đầy đủ thông tin lại không được chấp nhận..." - anh Khiêm nói về trường hợp của mình.

"Đơn vị nào sai thì chịu trách nhiệm"

Trao đổi qua điện thoại với Tuổi Trẻ về việc yêu cầu người dân phải có sổ tạm trú khi làm CCCD, đại tá Phạm Công Nguyên - cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [Bộ Công an] - giải thích: trình tự thủ tục đã được Bộ Công an hướng dẫn rất kỹ đối với các địa phương. 

Để xác minh công dân có tạm trú trên địa bàn hay không thì phải có tài liệu do cơ quan chức năng cấp để chứng minh. Ví dụ, người tạm trú phải đăng ký tạm trú với cơ quan quản lý cư trú, khi cung cấp dữ liệu cho cán bộ làm CCCD thì mới căn cứ vào đó để nhập dữ liệu vào hệ thống.

Theo đại tá Công Nguyên, người dân cần mang theo đầy đủ giấy tờ để giúp cho công tác xác minh thuận lợi, đỡ mất thời gian cho cả quá trình xác minh dữ liệu sau này. Có trường hợp sổ hộ khẩu không ghi ngày tháng sinh hoặc ngày tháng không chính xác thì cần có giấy khai sinh đối chiếu.

Công tác thu thập, đối chiếu, xác minh thông tin dữ liệu là rất quan trọng nhằm bảo đảm dữ liệu đúng, đủ, sạch để phục vụ cấp mã định danh và cơ sở dữ liệu dân cư. "Tình trạng người dân mang đầy đủ các loại giấy tờ khác, chỉ thiếu sổ tạm trú hoặc giấy khai sinh... nhưng cán bộ tiếp nhận vẫn không tiếp nhận như phản ánh, tôi sẽ cho kiểm tra lại..." - đại tá Công Nguyên nói.

Tiếp nhận phản ánh Tuổi Trẻ về tình trạng trên, thượng tá Huỳnh Thị Thu Trang - phó trưởng phòng PC06, Công an TP.HCM - cho hay: "PC06 đã triển khai hướng dẫn rõ ràng về thủ tục, đơn vị nào làm sai thì chịu trách nhiệm".

Hà Nội: người ngoại tỉnh cần chuẩn bị gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Nguyễn Hồng Ky - phó giám đốc Công an TP Hà Nội - cho biết giai đoạn đầu thành phố dự kiến sẽ triển khai làm CCCD gắn chip cho người dân tới hết ngày 1-7 và sau đó sẽ có những phương án tiếp theo.

"Đối với các công dân tạm trú ngoại tỉnh, vì hiện nay chúng tôi chưa kết nối được với hệ thống nên người tạm trú cần mang theo hộ khẩu, các giấy tờ chứng thực về nhân thân của họ, nếu đủ điều kiện mới được tiến hành làm CCCD mới tại Hà Nội.

Những người dân tạm trú ở Hà Nội khi làm CCCD gắn chip tại thủ đô phải mang theo một số giấy tờ cần thiết như sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, chứng minh nhân dân để công an địa bàn xác thực nhân thân" - đại tá Ky nói.

Theo ông Ky, nhiều người ngoại tỉnh chưa có thông tin đầy đủ tên trên dữ liệu dân cư quốc gia nên công an phải yêu cầu các giấy tờ rườm rà hơn so với những công dân thường trú.

"Chúng tôi chưa có đủ dữ liệu thông tin người ngoại tỉnh. Sau 1-7, hệ thống dữ liệu về dân cư quốc gia mới đưa vào hoạt động. Công an Hà Nội kiểm tra kỹ nhân thân của người tạm trú khi tiếp nhận hồ sơ làm CCCD của họ nên bắt buộc phải mang theo các thủ tục giấy tờ cần thiết".

Theo lãnh đạo Công an Hà Nội, dự kiến từ ngày 1-7, khi dữ liệu dân cư quốc gia đi vào hoạt động và thu thập đầy đủ thông tin của công dân, người dân có thể làm CCCD gắn chip tại bất cứ địa phương nào mà không cần phải mang theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, tạm vắng. Thời điểm đó, toàn bộ thông tin cá nhân của người dân đã được cập nhật đầy đủ trên hệ thống dữ liệu, công dân chỉ cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc CCCD cũ. [PHẠM TUẤN]

Từ 1-5, TP.HCM sẽ cấp căn cước công dân gắn chip cho người tạm trú

ÁI NHÂN

Video liên quan

Chủ Đề