Nguyên nhân cắt cụt tay

Một người mẹ bị nhiễm trùng máu do biến chứng từ viêm phổi, đã bị cắt cụt cả hai chân và một bàn tay, theo Health Notes.

Bà Lydia Galbally, 41 tuổi, đang khỏe mạnh, bỗng bị ho. Bệnh họ của bà mãi không dứt nên bà đã đến bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn và viêm phổi.

Tuy nhiên, sau khi tình trạng của bà đột nhiên xấu đi, bà đã thực hiện các xét nghiệm chụp X-quang, CT và nội soi phế quản.Kết quả cho thấy tình trạng rất nghiêm trọng: bà bị nhiễm trùng máu, lao phổi và viêm phổi.

Bà rơi vào tình trạng nguy kịch và đã phải nằm viện 8 tuần tại Bệnh viện Hoàng gia Papworth ở Cambridge (Anh).

Bà phải thở bằng máy, chạy thận để lọc máu và sử dụng máy hỗ trợ tim phổi nhân tạo, và được điều trị bằng một hỗn hợp gồm nhiều loại thuốc và chất dinh dưỡng, theo Health Notes.

Tất cả đều cần để duy trì sự sống cho bà, nhưng vô cùng đáng buồn, kết quả của việc điều trị nhiễm trùng huyết, là hạn chế một cách khắc nghiệt dòng máu chảy đến tay và chân bệnh nhân.

Bà Lydia bị hoại thư nghiêm trọng ở mũi, chân và tay. Bà phải bị cắt cụt cả hai chân ngay dưới đầu gối và cắt cụt bàn tay phải ngay trên cổ tay và cả các ngón tay trái.

Bà đã phải trải qua 5 cuộc phẫu thuật lớn trong 7 tuần. Bà đã hôn mê trong suốt 11 ngày - với toàn bộ thiết bị hỗ trợ và cận kề với cái chết.

Các bác sĩ ban đầu lo rằng bà sẽ không hồi phục, nhưng họ đã chiến thắng! Bà Lydia đã chiến thắng tử thần sau 11 ngày hôn mê, theo Health Notes.

Giờ đây bà đã được xuất viện và bắt đầu thực hiện một liệu pháp điều trị phục hồi trong 2 tháng.

\n

Nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu là biến chứng phức tạp và nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng máu là loại nhiễm khuẩn cấp tính, có khả năng đe dọa đến tính mạng, với tỉ lệ tử vong rất cao.

Vì vậy, bệnh nhân cần nhập viện để điều trị tích cực càng sớm càng tốt.

Trong nhiễm trùng máu, vi sinh vật gây bệnh không còn khu trú tại một vị trí bị nhiễm trùng ban đầu mà theo máu đi khắp cơ thể, gây rối loạn đông máu, suy đa tạng, suy gan, suy thận.

Bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng đều có thể biến chứng thành nhiễm trùng máu. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhiễm trùng máu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng máu như nhiễm trùng ban đầu quá nặng, không điều trị kịp thời hoặc độc tố của vi khuẩn hoặc vi rút quá mạnh, theo Health Notes.

Các bệnh có nguy cơ cao gây ra nhiễm trùng máu là viêm phổi, viêm đường tiết niệu trên, nhiễm trùng ổ bụng, viêm mô tế bào, u nhọt, đặc biệt là mụn bọc trên mặt, thậm chí có thể chỉ là vết xước trên da.

Triệu chứng nhiễm trùng máu gồm có sốt cao hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường (dưới 36 độ C), ớn lạnh, thở nhanh thở gấp, khó thở, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, tiểu ít, đau vùng bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tinh thần không ổn định.

Tin liên quan

  • Chớ bao giờ ngoáy tai bằng tăm bông, nguy hại khôn lường!
  • Từ TP.HCM ra Quảng Nam để xổ... sán xơ mít dài hơn 6 mét
  • Chó liếm gây nhiễm trùng máu, người đàn ông bị cắt bỏ tay chân

Những tưởng làm nghề điện, an toàn về điện là bị điện giật nhiều nhất, ai ngờ nghề xây dựng lại bị nhiều nhất. 

Thời gian gần đây, Khoa Bỏng - Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận nhiều ca bỏng điện rất thương tâm.

Điển hình là bệnh nhân Sóc Chang (39 tuổi, quốc tịch Campuchia) bị cắt hết 2 tay, 2 chân.

Qua người phiên dịch, bệnh nhân này cho biết anh làm nghề xây dựng, là lao động chính trong gia đình để nuôi 5 đứa con nhỏ.

Trong lúc xây dựng một ngôi nhà dưới đường điện cao thế, anh bất ngờ chạm vào đây điện và bị điện giật ngã xuống.

Anh được cấp cứu tại bệnh viện ở Campuchia, sau đó chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 10.6.

“Bệnh nhân nhập vào Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng tay 2 bên lạnh và co quắp, bỏng 16% độ 2, 3, 4 ở tứ chi. Mặc dù đã cố cứu cho bệnh nhân nhưng do bỏng quá nặng, nên chúng tôi phải cắt cụt 2 tay ngay phần cổ tay. Sau đó, 2 chân của bệnh nhân cũng bị cắt cụt ở ngay phần cổ chân. Chúng tôi đã giữ được tính mạng bệnh nhân nhưng cơ thể họ bị tàn tật”, tiến sĩ - bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng Khoa Bỏng - Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, nói.

\n

Ở phòng bệnh kế bên, bệnh nhân Nguyễn Anh Khoa (43 tuổi, ngụ Bình Định) cũng đã bị cắt cụt 2 tay và 1 chân. Về nguyên nhân bị bỏng điện, anh Khoa cho biết khi đang di chuyển cây sắt thì đụng phải đường điện cao thế phía trên căn nhà đang xây và bị điện giật.

Theo bác sĩ Ngô Đức Hiệp, bệnh nhân Khoa bị bỏng điện 12% độ 3, 4 cả 2 tay và chân trái. Bệnh nhân đã trải qua 7 lần mổ để giữ mạng sống.

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp cho biết thêm, mỗi năm Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khoảng 300 - 400 ca bị bỏng điện, trong đó có hơn 100 ca bị cắt cụt tay, chân, thậm chí là cả 2 tay, 2 chân. Hiện tại trong khoa có 15 ca bỏng điện, trong đó có 5 ca bị cắt cụt tay hoặc chân.

Những ngành nghề bị bỏng điện nhiều nhất là xây dựng, làm biển quảng cáo, làm nghề liên quan đến điện, trong đó có cả nhân viên làm an toàn về điện. 

Bỏng điện gây tàn phế khi tuổi đời còn quá trẻ

Đa số bệnh nhân bỏng điện sức khỏe đều ổn định sau khi xuất hiện, nhưng sau đó nỗi buồn nhiều hơn là niềm vui. Vì đa số họ đều rất trẻ, trong độ tuổi lao động nhưng bị cắt cụt tay, chân nên  không thể tự sinh hoạt cũng như lao động mưu sinh mặc dù đầu óc rất tỉnh táo. Đặc biệt, họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý trong quãng thời gian còn lại.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ - bác sĩ Ngô Đức Hiệp, tai nạn bỏng điện có thể phòng trách được nếu đảm bảo an toàn điện, an toàn lao động. 

Tin liên quan

  • Cứu sống kịp thời bệnh nhân bị đâm thủng tim
  • Cứu sống bé trai nguy kịch khi bị đẻ rơi trên taxi
  • Cứu sống nạn nhân bị ống sắt đâm thấu ngực