Nguyên nhân cháy rừng atij nghệ an

Nắng nóng kéo dài liên tục đã khiến xảy ra các vụ cháy rừng liên tiếp tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Nguy cơ cháy được nhận định còn rất lớn khi nắng nóng sẽ tiếp diễn trong tháng 7-8.

Nguyên nhân cháy rừng atij nghệ an
Đám lửa rừng rực trong vụ cháy rừng tại Nghệ An. Ảnh: Tuấn Quỳnh

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7-8 tới, có thể xảy ra từ 4-5 đợt nắng nóng, có nơi nhiệt độ trên 40 độ C, tình trạng khô hanh kéo dài dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), trong thời gian qua, tại khu vực ven biển miền Trung đã xảy ra tình trạng nắng nóng 12 ngày liên tục không có mưa. Các đợt nắng nóng còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi gió phơn Tây Nam (gió Lào), gây khô nóng khiến độ ẩm chỉ còn 30%, nhiệt độ có nơi lên đến 40 độ C... Nắng nóng đã dẫn tới tình trạng cháy rừng ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

“Trong các ngày từ 26-28.6, tại các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã xảy ra cháy rừng tại các huyện Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An) và Can Lộc (Hà Tĩnh) với trên 70ha rừng tròng thông, keo của các hộ gia đình” – ông Nguyễn Danh Thanh Hải – Phó Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng (Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NNPTNT) cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, ngay từ đầu mùa khô, Bộ NNPTNT đã tổ chức nhiều đoàn công tác có mặt tại các địa phương chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, duy trì 4 tổ ứng trực tăng cường thiết bị hỗ trợ các khu vực trọng điểm về cháy rừng.

“Ngay sau khi phát hiện đám cháy, đêm 26.6 Bộ NNPTNT đã chỉ đạo Cục Kiểm lâm cử thêm lực lượng, máy móc, phương tiện chữa cháy vào hiện trường để hỗ trợ địa phương chữa cháy rừng.

Sáng 27.6, khi đám cháy được dập tắt, Cục Kiểm lâm đã đề nghị lãnh đạo tỉnh Nghệ An cắt cử lực lượng tại hiện trường để phòng đám cháy bùng phát trở lại, đồng thời xác định nguyên nhân, diện tích rừng bị thiệt hại và có hướng khắc phục, phục hồi sau cháy” - Thứ trưởng Hà Công Tuấn thông tin.

Nguyên nhân cháy rừng atij nghệ an
Sức người nhỏ bé trước ngọn lửa đang hung hãn “nuốt” lấy cánh rừng. Ảnh: Lâm Nghiệp

Bộ NNPTNT thực hiện duy trì lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 giờ, liên tục dự báo, cảnh báo về nguy cơ cháy rừng đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc các địa phương có nguy cơ xảy ra cháy rừng thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa cháy rừng; tăng cường thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng tại chỗ để hỗ trợ địa phương sẵn sàng ứng phó.

“Các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng; tạm thời ngừng các hoạt động đốt nương rẫy trong những ngày có nguy cơ cháy rừng cao; chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có lệnh điều động, triên khai thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Nghệ An Hà Tĩnh Cháy rừng Phòng cháy chữa cháy cảnh báo cháy rừng cháy rừng tại Nghệ An và Hà Tĩnh đốt nương rẫy

Nguyên nhân cháy rừng atij nghệ an

Lực lượng kiểm lâm Nghệ An chữa cháy rừng - Ảnh: DOÃN HÒA

Sáng 1-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Hải Âu - phụ trách phòng Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An - cho biết từ các vụ cháy rừng năm 2019 đến các vụ cháy rừng gần đây cho thấy rừng cháy chủ yếu là rừng trồng thông, keo, bạch đàn. 

Đây là đất rừng được nhà nước giao khoán cho người dân trồng quản lý, bảo vệ để sử dụng và phát triển rừng. Hiện nay tại Nghệ An có khoảng 30.000ha rừng thông, rừng hỗn giao này. 

Vì rừng được giao cho dân quản lý, bảo vệ và sử dụng nên chủ rừng phải là người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc phòng cháy, chữa cháy rừng, phát dọn thực bì, kiểm soát người ra vào rừng.

Trước khi bước vào mùa nắng nóng, công tác phát dọn thực bì, đốt trước lá thông để hạn chế nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng được chú trọng nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 1/3 diện tích rừng do kinh phí ít, gây khó khăn lớn bởi khi xảy ra cháy rất dễ bùng phát và lan rộng.

Thời gian qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An nắng nóng gay gắt, kéo dài, nền nhiệt độ liên tục duy trì ở 37-39 độ C, có nơi trên 42 độ C, nguy cơ cháy rừng luôn báo động cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

* Những nguyên nhân nào gây ra cháy rừng, thưa ông?

- Thực tế cho thấy cháy rừng có hai nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân khách quan là do thiên tai như sét đánh, chập điện, đá rơi tạo tia lửa... Tuy nhiên, xác suất nguyên nhân này rất ít gặp.

Nguyên nhân chủ quan là do con người vô ý hay cố ý đốt rừng phá hoại. Có thể do người đưa lửa vào rừng đốt bắt ong, xử lý thực bì, đốt cỏ đồng ruộng hay đốt do mâu thuẫn cá nhân. Từ đầu năm 2020 đến nay, tại Nghệ An xảy ra 9 vụ cháy rừng, trong đó có 3-4 vụ, chúng tôi đánh giá và nhận định có yếu tố do con người cố ý đốt rừng, hủy hoại tài nguyên rừng.

Ví dụ gần đây vụ cháy rừng ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành) xảy ra ngày 26-6, khi chủ rừng báo cháy, địa phương vào kiểm tra ngay thì thấy có hai điểm cháy cách nhau chỉ 100m.

Việc chữa cháy rừng hiện nay chủ yếu là dụng cụ thủ công kết hợp với máy cưa xăng, máy thổi gió, máy cắt thực bì, còn xe cứu hỏa không thể tiếp cận được và cũng không có nguồn nước để tiếp nước chữa cháy.

* Việc tìm ra người đốt rừng gặp khó khăn gì?

- Vừa chữa cháy rừng, chúng tôi cũng phối hợp với địa phương và công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân cháy rừng. Những vụ cháy rừng gần đây ở Nghệ An đều không phải do nguyên nhân khách quan như sét đánh hay chập điện vì những khu vực cháy không có mưa dông hay đường điện chạy qua.

Việc tìm ra người đốt rừng gặp rất nhiều khó khăn bởi các vật chứng đều bị cháy hết. Từ một số vụ đốt rừng những năm trước do mâu thuẫn cá nhân, chúng tôi thấy họ có thể đưa nhang, diêm vào rừng "đốt hẹn giờ" rồi trở ra nên nếu không phát hiện sớm và xử lý thì hậu quả cháy rừng sẽ rất lớn. 

Năm 2019, một số vụ cháy đã được xét xử lưu động những người đốt rừng sẽ là bài học răn đe nghiêm minh với những ai có ý định đốt rừng phá hoại rừng.

* Để ngăn ngừa cháy rừng, không để lặp lại cháy rừng diện rộng như năm 2019, tỉnh Nghệ An đã có những giải pháp gì?

- Nắng nóng còn kéo dài những ngày tới và khu vực rừng luôn báo động cấp V, chúng tôi dự báo nguy cơ cháy rừng đến ngày 10-7. 

Chúng tôi đã chỉ đạo các hạt kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương cấp xã, các tổ đội chữa cháy rừng ở cơ sở rà soát, kiểm tra lại lực lượng, phương tiện, vật tư, để thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong chữa cháy rừng. Phân công lực lượng ứng trực 24/24h hằng ngày trong suốt mùa nắng nóng tại các chòi canh lửa, trạm bảo vệ rừng và văn phòng ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng.

Đối với các khu rừng trọng điểm và các khu rừng nguy cơ cháy cao phải lập chốt kiểm soát người ra vào rừng, bố trí lực lượng chốt chặn, tuần tra canh gác để sẵn sàng ngăn chặn và xử lý kịp thời các nguy cơ cháy rừng.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng của người dân; dừng tất cả các hoạt động xử lý thực bì bằng sử dụng lửa và những hoạt động khác có nguy cơ gây ra cháy rừng.

Sáng 1-7, tại Hội nghị giao ban khối nội chính tỉnh Nghệ An tháng 6, đại tá Nguyễn Mạnh Hùng - phó giám đốc công an tỉnh - cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh đã triệu tập một số người nghi có liên quan để phục vụ công tác điều tra nguyên nhân gây cháy rừng ở các huyện Đô Lương, Yên Thành và Diễn Châu.

Xét xử 3 người đốt rừng phá hoại

Năm 2019, Nghệ An xảy ra 25 vụ cháy rừng với diện tích bị cháy hơn 76ha. Trong đó, cơ quan chức năng mới chỉ xét xử 3 người đốt rừng, còn 13 vụ cháy chưa điều tra được nguyên nhân.

Tính từ đầu năm đến nay, tại Nghệ An đã xảy ra 10 vụ cháy rừng với diện tích bị cháy hơn 92ha, trong đó diện tích rừng bị thiệt hại, không có khả năng phục hồi gần 34ha. Hơn 4.670 lượt người tham gia chữa cháy.

Ngày 30-6, UBND tỉnh Nghệ An có công văn yêu cầu công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp với các địa phương điều tra, truy tìm thủ phạm gây ra cháy rừng, đặc biệt vụ cháy tại xã Diễn Phú, Diễn Lợi (huyện Diễn Châu) và xã Sơn Thành (huyện Yên Thành) ngày 26 và 27-6.

Nguyên nhân cháy rừng atij nghệ an
Thủ tướng yêu cầu không để lặp lại cháy rừng diện rộng như năm 2019

TTO - Các bộ, ngành và địa phương cần tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng, tuyệt đối không để lặp lại tình trạng cháy rừng xảy ra trên diện rộng như trong tháng 6 và tháng 7 năm 2019.