Nhân chi sơ tính bổn thiện tiếng anh là gì năm 2024

Nhân chi sơ, tính bản thiện hoặc Nhân chi sơ, tính bổn thiện là đạo lý mở đầu trong quyển Tam Tự Kinh của Trung Quốc, câu này có ý nghĩa là Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, để tính dữ không có điều kiện nảy sinh.

Nhân chi sơ, tính bổn thiện: 人之初,性本善

Đây là một tư tưởng của của Khổng Tử, và được các học trò của ông như Mạnh Tử ghi chép truyền đạt lại về sau, và tư tưởng đạo lý này được tồn tại, giáo dục trong Nho giáo, trái ngược với câu nói Nhân chi sơ tính bổn ác của Tuân Tử.

人之初,性本善 rén zhī chū, xìng běn shàn Nhân chi sơ; Tính bản thiện.

性相近,习相远 xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn Tính tương cận; Tập tương viễn.

苟不教,性乃遷; gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān Cẩu bất giáo; Tính nãi thiên.

教之道,貴以專 jiào zhī dào, guì yǐ zhuān Giáo chi đạo; Quí dĩ chuyên

Người ta lúc đầu vốn có cái tính tốt lành Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau Nếu không dạy thì cái tính ấy thay đổi. Cách giáo dục là lấy chuyên làm trọng.

Nhân chi sơ tính bổn thiện tiếng anh là gì năm 2024

GIẢI NGHĨA: Nhân chi sơ Tính bản thiện Người ta lúc ban đầu, thì cái tánh vốn lành. Với cái Tánh lành ấy, họ gần như nhau; nhưng bởi nhiễm thói tục, họ thành ra xa nhau

Thường thường người ta hiểu rằng: Người ta lúc ban đầu, tức là khi mới sanh ra và còn bé, thì cái Tánh vốn lành. Nếu cố chấp như vậy, tưởng chưa đúng hẳn. Là vì, có nhiều đứa bé, vừa năm bảy tháng hoặc một hai tuổi, đã cho thấy cái ý chẳng lành của chúng nó rồi: hoặc cắn vú mẹ, hoặc đập phá đồ, xé rách quần áo, ăn đồ nhơ uế, và hay giận dữ.

Vậy thì con người ta lúc còn bé, chưa hẳn có tánh trọn lành. Ai có hấp thọ Nhiệp quả nhà Phật, ắt công nhận lẽ ấy. Tuy vậy, cái bổn Tánh thiên nhiên của người ta vốn lành. Vậy nên hiểu: Cái Tánh thiên nhiên của người ta, cái Tánh vốn Trời phú cho từ lúc đầu, thì vốn lành.

Cái bẩm tánh lành ban sơ làm cho họ gần giống nhau; tới chừng lớn lên, mỗi người tập theo mỗi thói quen, rồi thành ra có người lành, kẻ dữ mà xa khác nhau. Tỷ dụ: 1. vị giáo sư, nhà tu sĩ; 2. kẻ bán thịt, người thợ săn.

Từ vựng Tam Tự kinh bài 1:

Nhân (人) : Người Sơ (初): Ban đầu, khởi đầu Chi (之):tương đương từ 的, nghĩa sở hữu. Cổ văn dùng từ này, còn bạch thoại dùng từ 的 Tính (性):tính cách Bản (本):bản, vốn dĩ Thiện (善):tốt, lành Tương (相):nhau, so với Cận (近):gần Tập (習):học, tiếp xúc với môi trường Viễn ( 遠):xa, khác Cẩu (苟):nếu Giáo (教):dạy, hướng dẫn Nãi (乃):có thể Thiên (遷):thay đổi Đạo (道):con đường, phương pháp, hướng đi. Gồm bộ 辶Sước (đi tới) và 首 Thủ (cái đầu); chữ hội ý: dùng cái đầu có suy nghĩ, dẫn dắt đi tới nơi đã định. Quí (貴):quan trọng nhất. gồm chữ Trung (中) tiếp đến chữ Nhất ( 一) cuối cùng chữ Bối (贝). – Trong lòng luôn coi sự trung thành như là một bảo bối đó là điều đáng quý nhất. Chuyên (專):tập trung, chuyên cần

Xem video Tam Tự kinh:

→ Xem tiếp Tam Tự kinh bài 2: Cẩu bất giáo – Tích Mạnh mẫu

Chúc các bạn học tiếng Trung tấn tới. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi

Nguồn: www.chinese.com.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Du Bao Ying là giảng viên tại Trung tâm Chinese. Cô có bằng thạc sĩ về Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ Trung Quốc và đã dạy hàng nghìn sinh viên trong những năm qua. Cô ấy cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, giúp việc học tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn trên khắp thế giới.

nhân chi sơ, tính bổn thiện - man is innately good; human nature is basically good

* Từ tham khảo/words other:

- chả rán

- chả rán viên

- cha ruột

- cha sở

- chả thà

* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): nhân chi sơ, tính bổn thiện

Ngày đăng: 19/02/2024 / Ngày cập nhật: 19/02/2024 - Lượt xem: 127

“Nhân chi sơ tính bản thiện” hay nhân chi sơ tính bổn thiện là học thuyết được lưu truyền từ thời Trung Quốc xưa. Cho đến bây giờ, tư tưởng này vẫn còn tồn tại và có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục nhân cách, sự niệm thiện, tính hoàn hảo trong thực tánh của con người. Giúp con người sống lành mạnh hơn, hiểu chữ thiện và tốt, tạo ra những nghiệp phước cho cuộc đời mình. Vậy nói nhân chi sơ tính bổn thiện là gì? Và đạo lý này có ý nghĩa như thế nào với con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chính xác ngay dưới đây!

Nội Dung []

NHÂN CHI SƠ, TÍNH BẢN THIỆN CHỮ HÁN

Câu nói nhân chi sơ tính bản thiện là một thành ngữ, bài học đầu tiên trong Tam Tự Kinh (三字經) - cuốn sách dạy vỡ lòng cho trẻ con của người Trung Quốc xưa. Câu này được Mạnh Tử (孟子 - Mèng Zǐ) kế thừa và phát triển từ tư tưởng của Khổng Tử (người sáng lập Nho giáo) vào khoảng năm 385 - 303 TCN, đạo lý này được các học trò ghi chép truyền đạt lại cho hậu thế.

Nhân chi sơ, tính bản thiện được viết theo chữ Hán như sau: “人之初,性本善”.

1. Nhân chi sơ là gì?

  • 人 /rén/: Nhân (Người).
  • 之 /zhī/: Chi (Lúc).
  • 初 /chū/: Sơ (Ban đầu, thuở đầu).

Nhân chi sơ: Chỉ cho con người thuở đầu vừa được sinh ra.

2. Tính bổn thiện là gì?

  • 性 /xìng/: Tính (nhân cách, bản tính).
  • 本 /běn/: Bản hay Bổn (vốn có, vốn dĩ là).
  • 善 /shàn/: Thiện (Sự lương thiện hay sự hoàn hảo).

Tính bổn/ bản thiện: Bản tính con người vốn dĩ là sự lương thiện.

Trong Tam tự kinh, bốn câu nói giải thích về Nhân chi sơ tính bản thiện viết theo chữ Trung:

  • Nhân chi sơ, tính bản thiện (人之初,性本善 - rén zhī chū, xìng běn shàn): Người sinh ra ban đầu vốn thiện.
  • Tính tương cận, tập tương viễn (性相近,习相远 - xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn): Cái tính ấy gần như nhau, do thói tục mà khác nhau).
  • Cẩu bất giáo, tính nãi thiên (苟不教,性乃遷 - gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān): Nếu không dạy, cái tính ấy sẽ đổi thay.
  • Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên (教之道,貴以專 - jiào zhī dào, guì yǐ zhuān): Cách giáo dục chính là chuyên chính.

Ý nghĩa 4 câu nói trên sẽ được giải đáp chi tiết trong các phần tiếp theo.

Nhân chi sơ tính bổn thiện tiếng anh là gì năm 2024

NGUỒN GỐC NHÂN CHI SƠ TÍNH BẢN THIỆN LÀ GÌ?

Mạnh Tử là người nước Trâu, ông sống dưới thời đại chiến quốc. Dưới sự ảnh hưởng của Khổng Tử - người dạy thuyết Nho, vì muốn tạo lập một trường phái ông đã kính trọng và tiếp thu giáo dục nho gia, tư tưởng đạo lý này, du lãm đến nhiều nước như Tống, Tề, Lỗ,... và ông cũng từng có một chức quan tâm tiếng ở nước Tề. Song, những chủ trương của ông không được các vị chư hầu tín nhiệm, nên ông đã quay về nước và lập thuyết tư tưởng cùng các học trò của ông nhằm truyền đạt lại về sau cho hậu thế.

4 câu nói của ông được đề cập ở trên về “Nhân chi sơ tính bản thiện hay còn được gọi là nhân tri sơ tính bổn thiện” (Tiếng Trung: 人之初,性本善): “Con người khi mới sinh ra vốn có bản tánh thiện và tốt lành. Trong quá trình phát triển, chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc sống xã hội mà khi lớn lên trở nên thay đổi tính tình. Do đó, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, cần phải luôn được giáo dục, rèn luyện cho đời sống đầy đủ để tính dữ trong con người không có điều kiện nảy sinh và quan trọng là sống một đời sống lành mạnh thì tính lành sẽ giữ được và phát triển.”

Đối lập với “nhân chi sơ tính bổn ác” (Tiếng Trung: 人之初,性本恶) một tư tưởng của Tuân Tử: Ông lại cho rằng con người khi sinh ra tính ban đầu vốn là tính ác, có nhiều dục vọng: Hám lợi, hám sắc,... phải nhờ sự dạy dỗ, bồi dưỡng trong môi trường tốt mà trở thành, thì bản tính lành mới phát triển khi lớn lên. Do đó, nếu theo chiều hướng xấu thì tính ác có thể dẫn đến những tranh giành, xã hội sẽ rơi vào cảnh loạn lạc, nhân dân không được an cư lạc nghiệp. Như vậy, cần hướng con người đến “lễ” trong phép tắc, biết xấu tốt, biết kính trọng, học được lễ nghi đạo đức.

Xem thêm:

  • Nhân định thắng thiên tiếng Trung
  • Cung hỷ là gì?
  • Top 11 phần mềm dịch Tiếng Trung tốt nhất
  • Top 9 Máy Phiên Dịch Mới Nhất 2024
  • Dĩ hòa vi quý là gì?

Nhân chi sơ tính bổn thiện tiếng anh là gì năm 2024

Ý NGHĨA CỦA NHÂN CHI SƠ TÍNH BẢN THIỆN

1. Ý nghĩa tư tưởng đầu tiên của thành ngữ

Ý nghĩa sâu xa thứ nhất của Mạnh Tử trong tiếng Trung về luồng tư tưởng này chính là kế thừa chữ “Nhân” từ Khổng Tử dùng vào chính trí và phát triển ra thuyết “Nhân Chính”.

Thuyết này của ông cho rằng: “Phải lấy dân làm trọng, sau đó là xã tắc rồi mới tới vua.” Bởi chỉ có nhân dân mới có thể bảo vệ vua, có sự tín nhiệm từ dân thì giang sơn xã tắc mới phồn thịnh mãi mãi. Sự bất mãn của dân sẽ dẫn đến những cuộc xung đột nhỏ đến lớn và việc đổi vua là tất yếu. Thuyết Mạnh Tử thiên về sự hòa bình, phản đối những tranh chấp, tranh quyền đoạt vị của các quan đại thần.

Nhân chi sơ tính bổn thiện tiếng anh là gì năm 2024

2. Ý nghĩa tư tưởng thứ hai của học thuyết

Tư tưởng phát sinh từ ý nghĩa chữ “Thiện” trong “Nhân tri sơ tính bản thiện”. Ông cho rằng, người sống trên đời cũng là người tiếp cận với Nho gia phải có “Đức”, trọng lấy sự thiện lương, không làm điều ác. Con người sinh ra bản tính vốn thiện, phân rõ thị phi, vì vậy không phải vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ đạo đức của bản thân.

3. Ý nghĩa tư tưởng thứ ba của học thuyết

Chữ “Sơ” trong Nhân chi sơ cũng có hai ý nghĩa, là trẻ sơ sinh và bản nguyên của một con người. Tất cả những sự vật trên đời này ở trạng thái “sơ” thì đều mong muốn hướng đến sự hoàn hảo nhất là “Thiện” trong hoàn thiện.

Vào thời Trung Quốc xưa, học thuyết Mạnh Tử được đánh giá là một bước ngoặt lớn trong hệ tư tưởng con người và được truyền bá giới thiệu đến mọi người cho đến tận bây giờ. Trong đạo Phật thiền tông cũng có đề cập đến như một tính bản, lòng trắc ẩn biết đến của con người trong đời sống.

KẾT LUẬN

Học thuyết Mạnh Tử chính là một hệ tư tưởng vô cùng sâu sắc dựa trên thuyết Nho giáo, một nét văn hóa được lưu giữ và truyền bá rộng rãi cho đến tận ngày nay. Hi vọng qua bài viết, các bạn có thể hiểu được chính xác ý nghĩa câu “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Đồng thời, có thể tiếp thu nó như một hệ tư tưởng tích cực giúp bạn hướng về những điều thiện lành trong cuộc sống.

Nhân Trí sơ tính bổn thiện là gì?

Nhân chi sơ, tính bản thiện hoặc Nhân chi sơ, tính bổn thiện là đạo lý mở đầu trong quyển Tam Tự Kinh của Trung Quốc, câu này có ý nghĩa là Con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành, khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, tính ác có thể phát sinh, do đó cần phải luôn ...

Nhân chi sơ tính bản thiện câu nói trên của ai?

Tại lớp nghiên cứu chính trị khóa II, trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 8-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói một câu chuyện rất đơn giản, câu chuyện Tam tự kinh, cầu đầu tiên của Tam tự kinh là “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Người giải thích: “Nhân” nghĩa là nhân dân.

Tính tượng cần tập tuồng viên nghĩa là gì?

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử viết: “Tính tương cận dã; tập tương viễn dã”, nghĩa là, bản tính con người vốn gần giống nhau, nhưng do tiêm nhiễm phải những thứ khác nhau nên mới ngày càng khác xa.

Cậu bắt giáo Tỉnh Nai thiện là gì?

Cẩu bất giáo, tính nãi thiên (苟不教,性乃遷 - gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān): Nếu không dạy, cái tính ấy sẽ đổi thay.