Nhập phi mậu dịch là gì

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua khái niệm hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch rồi phải không? Tuy nhiên để hiểu rõ về những mặt hàng này lại là điều không hề đơn giản. Chúng tôi mong muốn cung cấp cho quý bạn đọc cái nhìn tổng quát về 2 thuật ngữ này, đồng thời có thể phân biệt hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch, Xuất nhập khẩu Đại Dương xin đưa ra bài chia sẻ tổng thể, kính mời quý độc giả cùng theo dõi!

Contents

Phân biệt hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch

Nhập phi mậu dịch là gì

Hai loại hàng hóa trên dễ gây nhầm lẫn bởi chúng có điểm chung là phải trả phí vận chuyển quốc tế và trả phần giá trị tính thuế. Để phân biệt được 2 khái niệm này, bạn cần chú ý:

  • Thời gian giao nhận hàng phi mậu dịch ngắn hơn mậu dịch;
  • Sản phẩm mậu dịch dùng để kinh doanh còn phi mậu dịch chỉ sử dụng cho mục đích biếu tặng; cứu trợ/viện trợ;

Hàng mậu dịch là gì?

Nhập phi mậu dịch là gì

Hàng mậu dịch có hợp đồng mua bán, số lương xuất nhập khẩu không giới hạn. Doanh nghiệp nhập về mục đích sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chất hàng hóa. Giao dịch được xác nhận sẽ xuất hóa đơn, đóng các lại thuế. Hàng mậu dịch được công nhận là hàng xuất, nhập chính ngạch không phải đi “ tiểu ngạch ” – mua bán không xuất hóa đơn.

Hàng phi mậu dịch là gì?

Nhập phi mậu dịch là gì

Hàng phi mậu dịch là hàng hóa không phải thanh toán, không được phép kinh doanh. Là hàng dùng biếu tặng, hàng mẫu, quảng cáo, viện trợ… Không cần hợp đồng mà sẽ thay bằng thư thỏa thuận. Khi nhập phi mậu dịch sẽ không chịu thuế đầu vào nhưng vẫn phải trả các chi phí hải quan.

Địa điểm làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng mậu dịch và phi mậu dịch

Để làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa phi mậu dịch, bạn sẽ thực hiện thủ tục tại các Chi cục hải quan thuộc quy định của bộ phận Hải Quan. Còn đối với quá trình nhập khẩu thì cần làm thủ tục tại tại các Chi cục Hải quan nơi mà có hàng hóa được chuyển cảng đến hoặc là những Chi cục Hải quan được theo quy định.

Thông thường các thủ tục này khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, bạn sẽ cần sự giúp sức của những đơn vị xuất nhập khẩu uy tín. Theo đó, họ sẽ hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch cho bạn nhanh nhất.

Quy trình cần thực hiện tại cục hải quan

Hàng phi mậu dịch tại cục Hải quan sẽ cần thực hiện những thủ tục theo đúng trình tự sau đây:

Bước 1: Tiếp nhận giấy tờ, thực hiện kiểm tra chi tiết các loại hồ sơ đăng ký với họ.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra chi tiết sản phẩm hàng hóa rồi so sánh với thực tế.

Bước 3: Tính toán chi phí sau đó thu thuế.

Bước 4: Tiến hành phúc tập cho hồ sơ hàng hóa, sản phẩm.

Mở tờ khai phi mậu dịch và mậu dịch

Nhập phi mậu dịch là gì

Song song với câu hỏi “hàng mậu dịch là gì” thì những thắc mắc liên quan tới mở tờ khai phi mậu dịch và hàng mậu dịch cũng được rất nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, cần xem chi tiết Điều 19 trong thông tư số 38/2015/TT-BTC được ban hành vào ngày 25/03/2015 của Bộ Tài Chính có quy định như sau:

Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan

  1. Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
  1. Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
  1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này”.

Quy định về mức thuế, VAT

Những thông tin về thuế, VAT luôn được quan tâm, đặc biệt là việc được khấu trừ thuế. Và đối với hàng hóa phi mậu dịch thì điều kiện được khấu trừ thuế GTGT – VAT được quy định cụ thể tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 15 từ bộ thông tư 219/2013/TT-BTC được ban hành vào ngày 31/12/2013 và được thực thi trước ngày 01/01/2015 như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Hình thức nhập khẩu phi mậu dịch là gì?

Hàng phi mậu dịch là những loại hàng hóa xuất nhập khẩu không dùng để kinh doanh, mua bán, không cần thanh toán, không cần hợp đồng mà được thay thế bằng thỏa thuận. Hàng phi mậu dịch sẽ bao gồm: hàng biếu tặng, hàng viện trợ, hàng quảng cáo, hàng mẫu, hành lý cá nhân…

Phi phi mậu dịch là gì?

Hàng phi mậu dịch là hàng hóa không phải thanh toán có tính chất hàng hóa không phải dùng để bán, là: Biếu tặng, hàng mẫu, quảng cáo, viện trợ,… Không cần hợp đồng mà sẽ thay bằng thư thỏa thuận; Khi nhập phi mậu dịch sẽ không chịu thuế đầu vào nhưng vẫn phải trả các chi phí hải quan.

Hàng hóa phi mậu dịch tiếng Anh là gì?

Hàng phi mậu dịch (non-commercial goods) là hàng hoá xuất khẩu (exported), nhập khẩu (exported) không nhằm mục đích thương mại (non-commercial purposes).

Hình thức phi mậu dịch không thanh toán Loại hình H11 là gì?

Loại hình H11 – Hàng nhập khẩu khác: Áp dụng cho “hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho cá nhân ở Việt Nam; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan tổ chức này; hàng hóa viên trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; ...