Nhiệm vụ của chánh văn phòng ubnd huyện năm 2024

Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Phó Chánh Văn phòng là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Phó Chánh Văn phòng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Minh Thuận (thuan****@gmail.com)

Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Phó Chánh Văn phòng được quy định tại ' onclick="vbclick('5451A', '181255');" target='_blank'> hướng dẫn nội dung quản lý công, viên chức, người lao động thuộc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự như sau:

1. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Phó Chánh Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

  1. Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng;
  1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công chức, người lao động thuộc Văn phòng trong việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
  1. Tham mưu, đề xuất với Chánh Văn phòng các biện pháp, giải pháp trong tổ chức, điều hành công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng;
  1. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Chánh Văn phòng.

Trên đây là quy định về Chức trách, nhiệm vụ của chức danh Phó Chánh Văn phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-BTP (Có hiệu lực từ ngày 07/5/2017).

1. Văn phòng HĐND và UBND huyện (sau đây gọi tắt là Văn phòng) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện; có chức năng tham mưu - tổng hợp cho HĐND và UBND huyện về hoạt động của HĐND, UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND huyện; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

2. Văn phòng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được dự toán kinh phí để hoạt động và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định. chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cụ thể như sau:

1. Với chức năng là cơ quan chuyên môn, Văn phòng tổng hợp, giúp Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện các nhiệm vụ:

1.1. Trình UBND huyện chương trình làm việc, kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của UBND huyện. Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn, đơn vị, UBND xã, thị trấn việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của UBND và Chủ tịch UBND huyện sau khi được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, đơn vị, UBND xã, thị trấn theo quy định của pháp luật;

1.2. Thu thập, xử lý thông tin, chuẩn bị các báo cáo phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND và Chủ tịch UBND huyện theo quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất được giao theo quy định của pháp luật;

1.3. Trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm, các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng;

1.4. Chủ trì soạn thảo các đề án, dự thảo văn bản theo phân công của Chủ tịch UBND huyện; theo dõi, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, đơn vị, UBND các xã, thị trấn soạn thảo, chuẩn bị các đề án được phân công phụ trách;

1.5. Có ý kiến thẩm tra độc lập đối với các đề án, dự thảo văn bản của các cơ quan chuyên môn, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trước khi trình UBND và Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định;

1.6. Giúp UBND và Chủ tịch UBND huyện giữ mối quan hệ phối hợp công tác với Huyện uỷ, Thường trực Huyện uỷ, Thường trực HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan, tổ chức của Trung ương, của tỉnh đóng trên địa bàn huyện;

1.7. Tổ chức công bố, truyền đạt các quyết định, chỉ thị của UBND huyện; các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có liên quan. Giúp UBND huyện phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó tại các cơ quan chuyên môn, đơn vị, UBND xã, thị trấn;

1.8. Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của UBND, Chủ tịch UBND huyện; công tác công văn, giấy tờ, văn thư, hành chính, tin học hoá hành chính nhà nước của UBND huyện;

1.9. Trình UBND huyện chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi của Văn phòng;

1.10. Phối hợp với Phòng Nội vụ hướng dẫn UBND xã, thị trấn về nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ, tin học hoá quản lý hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

1.11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi quản lý của Văn phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Chủ tịch UBND huyện;

1.12. Tổ chức các phiên họp, buổi làm việc, tiếp khách và các hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm điều kiện hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND huyện và các tổ chức có liên quan theo quy định của UBND huyện;

1.13. Quản lý tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của UBND huyện;

1.14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND và Chủ tịch UBND huyện giao.

2. Với chức năng tổ chức phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện, Văn phòng có các nhiệm vụ:

2.1. Tham mưu xây dựng chương trình làm việc, kế hoạch hoạt động hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và cả năm của HĐND, Thường trực HĐND; tổ chức phục vụ việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;

2.2. Tham mưu, phục vụ Thường trực HĐND điều hành công việc chung của HĐND; điều hoà, phối hợp hoạt động các Ban của HĐND; bảo đảm việc thực hiện quy chế hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, nội quy kỳ họp HĐND; giúp Thường trực HĐND giữ mối liên hệ với Tổ đại biểu và đại biểu HĐND; phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND trong hoạt động đối ngoại;

2.3. Giúp Thường trực HĐND xây dựng chương trình, tổ chức phục vụ kỳ họp HĐND, cuộc họp của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND; đôn đốc cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị tài liệu phục vụ kỳ họp HĐND, cuộc họp của Thường trực HĐND, cuộc họp các Ban của HĐND huyện;

2.4. Giúp Thường trực HĐND, các Ban của HĐND xây dựng báo cáo công tác; phục vụ các Ban của HĐND thẩm tra đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết; là Thư ký kỳ họp HĐND; giúp Thường trực HĐND hoàn thiện các nghị quyết của HĐND;

2.5. Phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát; theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kiến nghị trong kết luận giám sát;

2.6. Phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;

2.7. Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan phục vụ đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri; giúp Thường trực HĐND tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và gửi cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết;

2.8. Phục vụ Thường trực HĐND tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh;

2.9. Phục vụ Thường trực HĐND trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND các cấp và phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã, thị trấn;

2.10. Phục vụ Thường trực HĐND, các Ban của HĐND trong công tác giao ban, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp;

2.11. Phục vụ HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan cấp tỉnh và huyện, Thường trực Huyện uỷ, UBND, Uỷ ban MTTQ, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương;

2.12. Phục vụ Thường trực HĐND lập dự toán kinh phí hoạt động hàng năm; tổ chức thực hiện, quản lý kinh phí hoạt động của HĐND;

2.13. Bảo đảm điều kiện hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND; phục vụ Thường trực HĐND thực hiện chế độ, chính sách đối với đại biểu HĐND;

2.14. Quản lý cơ sở vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, công tác hành chính, lưu trữ và lễ tân của cơ quan, của HĐND;

2.15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực HĐND giao.

Cơ cấu tổ chức, biên chế

1. Văn phòng có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng và các cán bộ, công chức, nhân viên.

2. Các tổ, bộ phận chuyên môn trực thuộc, gồm:

2.1. Tổ tham mưu tổng hợp gồm các chuyên viên giúp việc trên các lĩnh vực: Kinh tế, Xây dựng cơ bản, Văn hoá - xã hội, Nội chính, Tiếp dân, Chuyên viên giúp việc HĐND huyện;

2.2. Tổ công nghệ thông tin điện tử và một cửa liên thông của huyện;

2.3. Tổ hành chính, quản trị: Văn thư, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, lái xe, tạp vụ, bảo vệ cơ quan.

2. Biên chế của Văn phòng gồm biên chế công chức và hợp đồng do UBND huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được UBND tỉnh giao;

Việc bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, nhân viên của Văn phòng phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo phát huy được phẩm chất, năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuỳ theo quy mô hoạt động, tính chất công việc và biên chế được giao, Chánh Văn phòng có thể bố trí cán bộ, công chức phụ trách riêng từng lĩnh vực hoặc kiêm nhiệm một số lĩnh vực trên cơ sở tinh gọn, hiệu quả.

Tổ chức thực hiện

1. Văn phòng HĐND và UBND huyện có trách nhiệm triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện quyết định này theo chức năng quản lý của nhà nước về hoạt động của HĐND và UBND ở địa phương. Ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của phòng và chỉ đạo việc kiểm tra thực hiện; phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức phụ trách các lĩnh vực thuộc phòng.

2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những văn bản trước đây của UBND huyện trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện, Trưởng phòng Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn huyện và UBND xã, thị trấn căn cứ Quyết định thi hành./.