Nhóm chất nào sau đây là chất vô cơ Sinh học

Dãy các chất nào sau đây chỉ gồm một loại hợp chất vô cơ:


A.

B.

Ca[OH]2; KOH; NaOH; Fe[OH]3

C.

D.

Câu hỏi: Hợp chất vô cơ có mấy loại?

Trả lời:

Hợp chất vô cơ được phân loại thành từng nhóm dựa vào tính chất hóa học của những hợp chất đó tương tự nhau. Khi đó, người ta xếp chúng vào một nhóm để tiện nghiên cứu, học tập.

Hợp chất vô cơ có 4 loại chính đó là: Oxit, Axit, Bazơ và Muối.

– Oxit [gồm oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính và oxit kép].

Ví dụ: Na2O, CaO, SO2,…

– Axit [gồm axit không có oxi và axit có oxi].

Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3,…

– Bazơ [bazơ tan và bazơ không tan].

Ví dụ: Ca[OH]2, Cu[OH]2, KOH,…

– Muối [muối trung hòa và muối axit].

Ví dụ: CaCl2, Na2SO4, KNO3,…

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các hợp chất vô cơ nhé!

I. Định nghĩa về hợp chất vô cơ

Hợp chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon, ngoại trừ khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat và các carbide kim loại. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa cacbon là một hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có cacbon.

II. Hóa chất vô cơ thường sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp nào?

1. Chế biến khoáng sản

Vì các hóa chất vô cơ phần lớn là các kim loại hoặc các hợp chất nên nó vừa là nguyên liệu, vừa là thành phẩm trong các lĩnh vực như Công nghệ và kỹ thuật trong chế biến các loại quặng, khoáng sản

2. Sản xuất Hóa chất cơ bản

Các hóa chất cơ bản ở đây là các axit vô cơ, hydroxit và oxit kim loại, các chất kiềm, các loại muối, các chất khí, khí hóa lỏng/rắn,...

Các hóa chất này có vai trò đặc biệt đối với các ngành công nghiệp và được ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống.

3. Sản xuất phân bón vô cơ

Các hóa chất vô cơ là nguyên liệu đầu vào để sản xuất Phân Đạm, Phân Lân, Phân phức hợp MAP và DAP, Phân hỗn hợp NPK, Phân bón đặc chủng cho cây nông nghiệp và công nghiệp, Phân bón đa nguyên tố, Phân bón vi lượng, Phân bón lá, Phân bón thủy canh,..

4. Sản xuất muối khoáng

Công nghệ và kỹ thuật trong sản xuất các muối vô cơ từ các hóa chất vô cơ như: quá trình hòa tách, kết tinh, kết tủa, tách và làm sạch các chất… nhằm thu được các chất có giá trị từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

5. Sản xuất vật liệu mới

Công nghệ sản xuất vật liệu màng phủ chịu nhiệt, chống cháy, chịu ăn mòn; vật liệu xây dựng thân thiện môi trường; vật liệu phát quang; vật liệu xúc tác, hấp phụ; vật liệu nổ công nghiệp; chất màu vô cơ; vật liệu gốm cao cấp,..

6. Xử lý môi trường

Một trong những ứng dụng không thế không kể đến của hóa chất vô cơ đó là nó có vai trò quan trọng như là một hóa chất môi trường. Chức năng của các chúng là xử lý khí thải, nước thải và các chất thải rắn trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống liên quan đến lĩnh vực công nghệ các chất vô cơ.

Có thể nói, ứng dụng của các chất vô cơ trong các ngành công nghiệp là vô cùng nhiều.Theo truyền thống, quy mô của nền kinh tế của một quốc gia có thể được đánh giá bằng năng xuất axit sunfuric của họ.

20 hóa chất vô cơ hàng đầu được sản xuất tại Canada, Trung Quốc, Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ [dữ liệu năm 2005]: nhôm sunfat, amoniac, amoni nitrat, amoni sunfat, muội than, clo, axit hydrochloric, hydro, hydro peroxit, axit nitric, nitơ, oxy, axit photphoric, natri cacbonat, natri clorat, natri hydroxit, natri silicat, natri sunfat, axit sunfuric và titan dioxit.

III. Các loại hóa chất vô cơ thường dùng là gì?

Có 3 loại hóa chất vô cơ hay được sử dụng trong công nghiệp lần lượt là các kim loại, các axit-kiềm và muối.

Kim loại thì đa dạng và được sử dụng chủ yếu trong luyện kim hay các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo máy móc, vật liệu. Thông thường, các loại kim loại hay được sử dụng nhất bao gồm đồng,nhôm, sắt, thép,..

Các axit và bazơ

Axit và bazơ có vô cùng nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp. Chúng được buôn bán và sử dụng vô cùng phổ biến. Lượng axit, bazo được sản xuất ra hàng năm nhiều không tưởng và là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của một nền công nghiệp.

Một số axit tiêu biểu có thể kể tên như HCl, H2SO4, HNO3, HF, H3PO4, H2CO3,..

Một số bazơ tiêu biểu như NaOH, KOH, Ca[OH]2, Al[OH]3,..

Muối.

Muối cũng là nguyên liệu quan trọng của một nền công nghiệp phát triển. Muối được dùng nhiều trong quá trình sản xuất cũng như là sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp. Một số muối vô cơ hay sử dụng như natri clorua, natri benzoat, natri sulfat, xút ăn da,…

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 13: Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ

Bài giảng Hóa học 9 Bài 13: Luyện tập chương 1: Các hợp chất vô cơ

Câu 1: Công thức hoá học của sắt[II] oxit là

A. Fe2O3

B. Fe3O4

C. Fe3O2

D. FeO

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Công thức hoá học của sắt [II] oxit là FeO.

Câu 2: Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?

A. Al2O3, ZnO, Cr2O3

B. Al2O3, MgO, PbO

C. CaO, ZnO, Na2O

D. PbO2, Al2O3, K2O

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Oxit lưỡng tính là oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ.

Dãy chất là oxit lưỡng tính là Al2O3, ZnO, Cr2O3

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 8,1 gam một oxit kim loại hóa trị II cần vừa đủ 0,2 mol axit HCl. Oxit đó là

A. MgO

B. FeO

C. CuO

D. ZnO

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi công thức của oxit là MO

Phương trình phản ứng:

MO+2HCl→MCl2+H2O0,1     0,2mol

Số mol của MO là:

nMO = 0,1 mol

MMO = mn=8,10,1 = 81 g/mol

Suy ra MM + MO = 81

⇒MM = 81 – MO

⇒MM = 81 – 16 = 65 g/mol

Suy ra M là Zn

Vậy công thức oxit là ZnO

Câu 4: Vôi sống có công thức hóa học là

A. CaO

B. Ca

C. Ca[OH]2

D. CaCO3

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Vôi sống có công thức hóa học là CaO.

Câu 5: Cho 11,2 gam kim loại sắt tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là

A. 2,24 lít

B. 4,48 lít

C. 5,60 lít

D. 6,05 lít

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Số mol Fe là:

nFe = 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

Theo phương trình phản ứng ta có:

nH2= 0,2 mol

Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là:

VH2= 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây đúng?

A. K2O + H2O → KOH

B. KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

C. K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2 + H2O

D. K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + KCl

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Phương trình hóa học đúng là:

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2 + H2O

Các phản ứng A, B, D đều chưa cân bằng.

Câu 7: Hòa tan hết CaCO3 cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được khối lượng muối là

A. 8,6 gam

B. 9,8 gam

C. 10,2 gam

D. 11,1 gam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Số mol HCl là:

nHCl = 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

Theo phương trình phản ứng ta có:

nCaCl2 = 0,1 mol

Khối lượng CaCl2 là:

mCaCl2= 0,1.111 = 11,1 gam.

Câu 8: Dung dịch Ca[OH]2 không có tính chất hoá học nào sau đây?

A. Làm đổi màu quỳ tím

B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

C. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước

D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Dung dịch Ca[OH]2 không có tính chất: bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước

Vì dung dịch Ca[OH]2 là bazơ tan.

Câu 9: Để có được dung dịch KCl 40%, thì khối lượng KCl cần lấy hoà tan vào 150 gam nước là

A. 100 gam

B. 150 gam

C. 200 gam

D. 90 gam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:

C%=mctmdd.100%=mKClmKCl+150.100%=40%

Suy ra 0,6mKCl = 60

Vậy mKCl = 100 gam

Câu 10: Diêm tiêu kali được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, đồng thời được dùng làm phân bón. Công thức hóa học của diêm tiêu kali là

A. KNO3

B. KCl

C. K2CO3

D. K2SO4

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Diêm tiêu kali được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, đồng thời được dùng làm phân bón. Công thức hóa học của diêm tiêu kali là KNO3.

Câu 11: Phương trình hóa học nào sau đây đúng?

A. CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO + H2O

B. CaCO3 + HCl → CaO + Cl2 + H2O

C. CaCO3 + HCl → Ca[OH]2 + CO2 + HCl

D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình hóa học viết đúng là:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Câu 12: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng

A. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu

B. Không có dấu hiệu phản ứng

C. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

D. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Nhôm đứng trước đồng trong dãy điện hóa do đó sẽ đẩy đồng ra khỏi muối

Phương trình phản ứng:

3CuSO4 + 2Al → 3Cu + Al2[SO4]3

Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.

Câu 13: Dãy bazơ nào sau đây gồm các bazơ không tan?

A. NaOH, KOH, Cu[OH]2

B. Ca[OH]2, Mg[OH]2, Ba[OH]2

C. Mg[OH]2, Fe[OH]3, Al[OH]3

D. Al[OH]3, KOH, Zn[OH]2

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Dãy gồm các bazơ không tan là:

Mg[OH]2, Fe[OH]3, Al[OH]3

Câu 14: Cho 0,3 mol CuCl2 phản ứng với một dung dịch có hòa tan 32 gam NaOH, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 26,7 gam

B. 27,9 gam

C. 28,6 gam

D. 29,4 gam

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Số mol NaOH là:

nNaOH = 0,8 mol

Phương trình phản ứng:

CuCl2 + 2NaOH → Cu[OH]2 + 2NaCl

Xét nCuCl21=0,3

Chủ Đề