Ở miền Nam khí hậu quanh năm như thế nào

Khí hậu – Bài 2 trang 74 SGK Địa lí 5. Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào ?

Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào ?

GỢI Ý LÀM BÀI

Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, với ranh giới là dãy núi Bạch Mã.

Ở miền Bắc, ứng với hai mùa gió là mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ trời nóng và có nhiều mưa. Mùa đông lạnh và ít mưa. Giữa hai mùa là những thời kì chuyển tiếp, quen gọi là mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt; mùa thu trời se lạnh, khô hanh.

Ở miền Nam khí hậu nóng quanh năm, chỉ có mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có mưa rào. Mùa khô hầu như không mưa, ban ngày nắng chói chang, ban đêm dịu mát hơn.

VÌ SAO KHÍ HẬU MIỀN NAM LẠI NÓNG QUANH NĂM VÀ CÓ SỰ PHÂN CHIA 2 MÙA: MƯA VÀ KHÔ RÕ RỆT?

* Nước ta năm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, miền Nam nước ta lại gần xích đạo hơn nên hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn. Thời gian 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ở miền Nam xa nhau hơn nên chế độ nhiệt độ có 2 cực đại và cực tiểu rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C không có tháng nào nhiệt độ xuống 20 độ C [nhiệt độ trung bình T1 ở Đà Nẵng là 21,3 độ C; ở thành phố Hồ Chí Minh là 25,8 độ C và ở Cà Mau là 25,1 độ C]. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ hơn miềm Bắc [Đà Nẵng là 7

,9 độ C; thành phố Hồ Chí Minh là 3,1 độ C; Cà Mau là 2,9 độ C].Trong khi đó, ở Lạng Sơn là 13,7 độ C và ở Hà Nội là 12,5 độ C. * Nước ta nằm bên bờ biển Đông [tức là ở phía Tây của Thái Bình Dương].Do vị trí địa lí tác động của tín phong Bắc bán cầu và gió mùa Châu Á.

- Về mùa Đông [mùa khô]:Trong khi ở miền Bắc chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc thì ở miền Nam chịu tác động của gió tín phong chiếm ưu thế tạo nên mùa khô nắng nóng ở Nam Bộ và Tây Nguyên.Riêng duyên hải Nam Trung Bộ [phía Đông của Trường Sơn] do tác động của bức chắn địa hình gió tín phong đã đem lại lượng mưa lớn vào Thu Đông. -Vào mùa Hạ:gió mùa mùa hạ, tuy cùng hướng Tây Nam, nhưng có 2 luồng- với nguồn gốc không giống nhau. +Đầu mùa Hạ[T5-T6]gió Tây Nam có nguồn gốc là khối khí nhiệt đới vịnh Bengan nóng ẩm thổi vào nước ta gây mưa đáng kể cho Nam Bộ và Tây Nguyên. +Từ tháng 7 và tháng 8 trở đi khối khí xích đạo mát ẩm hơn có nguồn gốc từ tín phong Nam bán cầu cùng với giải hội tụ nhiệt đới di chuyển từ Nam đến Bắc.Tháng 8 đạt vị trí cao nhất ở miền Bắc rồi lại từ Bắc xuống Nam[T10] hoạt động chủ yếu ở Nam Bộ tạo ra thời tiết mưa điển hình cho cả nước và Nam Bộ. Ngoài ra mưa lớn còn do ảnh hưởng của áp thấp và bão tác động cùng với giải hội tụ nhiệt đới, tuy mưa tập trung vào mùa Hạ nhưng chế độ mưa ở các địa phương khác nhau là do hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và địa hình.Những tháng mưa lớn ở Nam Trung Bộ[T10-T11]còn Nam Bộ và Tây Nguyên[T9->T12], mưa cực đại ở Nam Trung bộ lag T10-T11, ở Nam Bộ và Tây Nguyên là T9-T10 - Ở một số địa phương do địa hình cao chắn gió nên lượng mưa lớn như Hòn Ba [tỉnh Khánh Hòa] 3751mm/năm, Vong Phu 2800mm/năm, Ngọc Linh hơn 3000mm/năm ,mũi Rinh 757mm/năm. Một số nơi lại có lượng mưa rất ít như Phan Rang < 653mm/năm.

=>Tóm lại miền Nam có nhiệt đọ cao đều trong năm nhất là ở Nam Bộ.Đây cũng là khu vực có phân biệt sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô. Khu vực Trường Sơn Đông có mưa vào Thu Đông còn Nam Bộ, Tây Nguyên Lị mưa vào mùa Hạ.Vì thế tùy địa phương mà mùa khô kéo dài từ 4->6 tháng.



Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 25/9/11

Khí hậu miền Nam Việt Nam rất đặc trưng bởi kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa. Tại miền Nam nước ta, một năm được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.  Hãy cùng với dự báo thời tiết ngày mai tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm thời tiết các khu vực miền Nam qua bài viết dưới đây nhé.

Khí hậu Việt Nam có đặc điểm gì?

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của khí hậu nhiệt đới gió mùa - Thác Bản Giốc

Các Tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm

  • Nhiệt độ trung bình hàng năm của nước ta cao trên 21oC
  • Số giờ nắng hàng năm từ: 1400- 3000 giờ/năm
  • Hướng gió: Mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. Mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc. 
  • Lượng mưa của năm lớn: 1500 – 2000 mm/năm.
  • Độ ẩm trong không khí trên 80%, so với các quốc gia, khu vực có cùng vĩ độ, nước ta có mùa đông lạnh hơn và mùa hè mát hơn.

Tính chất khí hậu đa dạng và thất thường: 

Khí hậu nước ta phân hóa một cách khá đa dạng

  • Miền khí hậu phía Bắc [từ dãy Bạch Mã trở ra] có mùa đông lạnh, khá ít mưa và nửa cuối mùa đông thường rất ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
  • Miền khí hậu phía Nam [từ dãy Bạch Mã trở vào] có kiểu khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao hầu như quanh năm, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô riêng biệt.
  • Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ ở phía đông dãy Trường Sơn, từ dãy Hoành Sơn tới Mũi Dinh có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
  • Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Sự biến động thất thường của khí hậu nước ta:

  • Khí hậu nước ta biến động rất thất thường: có năm rét sớm, năm rét muộn, có năm mưa lớn, năm thì lại khô hạn, có năm ít bão, năm nhiều bão…
  • Những năm gần đây, các hiện tượng nhiễu loạn toàn cầu như En Nino và La Nina đã có những tác động tiêu cực đến khí hậu nước ta.

Khí hậu miền Nam Việt Nam có đặc điểm gì?

Tp. Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế của miền Nam

Miền Nam nước ta có khí hậu đặc trưng là kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa. Mỗi năm, người dân miền Nam sẽ trải qua hai mùa là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ ở miền Nam quanh năm luôn ở mức cao với biên độ nhiệt nhỏ hơn so với khu vực Bắc Bạch Mã. Khí hậu miền Nam có sự biến đổi nhiều qua các năm. Nhiệt độ trung bình ở miền Nam thường dao động ở ngưỡng từ 25 độ C đến 27 độ C ở khu vực đồng bằng, khu vực miền núi có nhiệt độ thấp hơn, trung bình khoảng 21 độ C. Lượng mưa trung bình hằng năm ở miền Nam thường rất lớn, khoảng từ 1500 đến  2000mm. Độ ẩm tương đối cao và mức cân bằng ẩm luôn dương

Chế độ mưa ở miền Nam thường không đồng nhất. Cụ thể, các khu vực ở Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và chỉ tập trung trong thời gian ngắn. Ở các tỉnh, thành thuộc khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa kéo dài khoảng 6 tháng và chiếm đến 80% lượng mưa của cả năm. Mùa khô thường rất nắng nóng và thường xuyên xảy ra hiện tượng thiếu nước. Tuy nhiên, mùa khô ở miền Nam không phải chịu ảnh hưởng của gió Phơn nên khá dễ chịu, cũng như tại miền Nam, các cơn bão thường hoạt động ít hơn so với miền trung và Đông Bắc Bộ, khiến cho việc canh tác nông nghiệp tại miền Nam gặp nhiều thuận lợi hơn so với hai miền còn lại của đất nước.

Thời tiết, khí hậu của từng khu vực ở miền Nam Việt Nam

Khí hậu miền Nam có sự phân hóa đa dạng dựa theo từng khu vực. Khu vực đồng bằng Nam Bộ có địa hình bằng phẳng, khí hậu đồng nhất, chế độ mưa ẩm chủ yếu là do gió mùa Tây Nam đem lại. Ngược lại, ở phía Bắc, do chịu tác động của hoàn lưu gió mùa và điều kiện địa hình, chế độ mưa ẩm hai bên sườn của các khối núi thuộc Nam Trường Sơn phân hóa vô cùng phức tạp, thậm chí, có thời điểm còn đối lập nhau hoàn toàn. Khu vực Nam Bộ và một số hòn đảo ở phía Nam có thời kỳ đủ ẩm dài, thời kỳ khô ngắn, ở các đảo ven bờ biển Phú Quốc, sự biến thiên của nhiệt độ nằm trong khoảng 6 độ C. Nhiệt độ vào ban đêm thấp nhất khoảng 16 độ C, nhiệt độ buổi tối trung bình tháng thấp nhất là khoảng 21,9 độ C. Nhiệt độ cao trung bình của tháng nóng nhất là khoảng 38 độ C. Một số khu vực có mùa nóng kéo dài như Tp Hồ Chí Minh - Biên Hòa, Vũng Tàu - Hàm Tân, Cao Lãnh - Mộc Hóa, các đảo Phú Quý, Côn Đảo…

Khí hậu khu vực Tây Nam Bộ

Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ

Miền Tây Nam Bộ là một khu vực nổi tiếng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi dày đặc nên còn được mệnh danh là “Miền Tây Sông Nước”. Hệ thống sông ngòi tại miền Tây có nguồn nước từ sông Cửu Long, cung cấp nguồn phù sa vô cùng dồi dào phục vụ cho việc trồng trọt, cũng như cung cấp một lượng thủy sản tự nhiên rất lớn, đây còn là điểm du lịch khá hấp dẫn tại miền Nam.

Nhiệt độ trung bình năm tại miền Tây nằm trong khoảng 28 độ C, khí hậu hầu như ổn định quanh năm, thời tiết mưa thuận gió hòa. Mùa mưa ở Tây Nam Bộ thường kéo dài 7 tháng, bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô sẽ bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Ở khu vực này còn có thêm mùa nước nổi diễn ra từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 dương lịch, tuy nhiên, tại một số nơi mùa nước nổi có thể bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Đây mà một trong những nét đặc trưng mà chỉ khí hậu miền Nam mới có.

Khí hậu khu vực Đông Nam Bộ

Thành phố Vũng Tàu - Đông Nam Bộ

Khu vực Đông Nam Bộ mang những nét đặc trưng của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao quanh năm. Các tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời tiết tại Đông Nam Bộ hầu như không có sự thay đổi trong năm. Khí hậu ở Đông Nam Bộ tương đối điều hòa và ít khi xảy ra thiên tai. Tuy nhiên vào mùa khô thường ít khi có mưa nên ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người dân. Đông Nam Bộ là khu vực có lượng mưa thấp nhất. Mưa lớn chỉ xảy ra ở một số khu vực trong vùng, ở những vùng gò cao thường xuyên xảy ra hiện tượng xói mòn.

Khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long

Cuộc sống tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

Khí hậu tại đồng bằng Sông Cửu Long thể hiện rất rõ tính chất của khí hậu nhiệt đới cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình một năm lên đến 2.200 - 2.700 giờ. Nhiệt độ cao, trung bình năm ổn định trong khoảng từ 25 - 27 độ C. Lượng mưa hàng năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lớn từ 1300 - 2000mm, mưa nhiều xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11. Khí hậu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long rất thuận lợi trong việc nuôi trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất khá cao, có thể tiến hành xen canh, gối vụ.

Tìm hiểu thêm: Những nét đặc trưng về khí hậu miền Trung Việt Nam có thể bạn chưa biết

Trên đây là một số nét đặc trưng của khí hậu miền Nam. Chúng tôi hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quý giá về thời tiết 3 miền trên đất nước ta. Đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé

Video liên quan

Chủ Đề