Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc năm 2024

Bảng cân đối kế toán là một phần của báo cáo tài chính, chứa thông tin chi tiết về tài sản thuộc sở hữu của một công ty và các khoản nợ phải trả. Bảng cân đối kế toán đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh về tình hình tài chính của một doanh nghiệp và được chuẩn bị theo quy định và hướng dẫn chung.

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc năm 2024

Chắc hẳn các nhà đầu tư đã quá quen thuộc với bảng cân đối kế toán, nhưng có một bản thể khác của bảng cân đối kế toán trình bày theo một giao diện khác hoàn toàn đó là Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng. Vậy bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng là gì? Và mục đích sử dụng như thế nào? Hãy cũng Vietcap tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng là một báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích tình hình tài chính của công ty, trong đó các mục trong bảng cân đối kế toán được tính theo tỷ lệ của từng tài sản so với tổng tài sản. Đối với các khoản nợ, mỗi khoản nợ được tính theo tỷ lệ trên tổng số nợ.

Phân tích theo tỷ trọng hay còn gọi phương pháp phân tích theo chiều dọc, trong đó mỗi chỉ tiêu được biểu thị dưới dạng phần trăm theo một số liệu cơ sở trong bản báo cáo. Việc trình bày từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán dưới dạng phần trăm thay vì bằng giá trị tuyệt đối sẽ giúp việc so sánh dễ dàng hơn nhiều, đặc biệt là so sánh với các thời kỳ khác nhau hoặc đối thủ cạnh tranh có quy mô khác nhau và rất hữu ích trong việc đưa ra quyết định.

Phân tích theo chiều dọc giúp việc so sánh báo cáo tài chính của các công ty và các ngành trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra việc so sánh các giai đoạn trước để phân tích chuỗi thời gian cũng trở nên dễ dàng hơn, các số liệu hàng quý và hàng năm được so sánh trong một số năm, để thấy được liệu các chỉ số hiệu suất đang được cải thiện hay xấu đi.

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc năm 2024

Mục tiêu của Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng

Các mục tiêu khác nhau của Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng gồm:

  • Mục tiêu cơ bản là phân tích những thay đổi trong các khoản mục riêng lẻ của Bảng cân đối kế toán.
  • Phân tích xu hướng của các khoản mục tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả khác nhau trong Bảng cân đối kế toán.
  • Cuối cùng, Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng được chuẩn bị để đánh giá tính lành mạnh tài chính của tổ chức và để hiểu chiến lược tài chính của tổ chức.

Tham khảo:

- Những lưu ý khi đọc & phân tích báo cáo tài chính

- Báo cáo tài chính là gì? Vai trò và ý nghĩa trong đầu tư chứng khoán

Lập Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng

Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng có 6 cột sau:

  1. Cột 1: Cột đầu tiên ghi các khoản mục của Bảng cân đối kế toán.
  2. Cột thứ hai: Trong cột thứ hai, ghi mã số cho chi tiết các mục.
  3. Cột thứ ba: Cột thứ ba ghi số lượng các khoản mục khác nhau; tức là tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của năm trước được ghi lại.
  4. Cột thứ tư: Cột thứ tư ghi số lượng các khoản mục khác nhau; tức là tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của năm hiện tại được ghi lại.
  5. Cột thứ năm: Cột thứ năm ghi tỷ lệ phần trăm giữa các khoản mục khác nhau trong Bảng cân đối kế toán năm trước với Tổng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả/Tổng tài sản. Ở đây, Tổng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả/Tổng tài sản được lấy là 100.
  6. Cột thứ sáu: Cột cuối cùng thể hiện mối quan hệ phần trăm của các khoản mục khác nhau trong Bảng cân đối kế toán năm hiện tại với Tổng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả/Tổng tài sản. Ở đây, Tổng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả/Tổng tài sản được lấy là 100.

Định dạng Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc năm 2024

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc năm 2024

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc năm 2024

Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc năm 2024

Nhận xét chung: Nhìn chung tổng tài sản của CTCP Tập đoàn Hòa Phát có dấu hiệu ổn định, chỉ giảm ở mức nhẹ, cụ thể là 9 tháng đầu năm 2023 giảm 3.000 tỷ so với năm 2022, tương đương 2%.

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2023 so với năm 2022 giảm nhẹ 3.000 tỷ đồng, tương đương 2%. Doanh nghiệp đã có sự chững lại nhẹ trong năm 2023 do nguyên nhân chủ yếu từ thị trường không thuận lợi và nền kinh tế chung bị ảnh hưởng.

Vốn chủ sở hữu: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho thấy sự chủ động của doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp nên có chính sách để chiếm dụng vốn tốt hơn.

Lợi ích của việc phân tích theo tỷ trọng là gì?

Một trong những lợi ích của việc sử dụng Bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng là cho phép các nhà đầu tư xác định những thay đổi lớn trong báo cáo tài chính của công ty. Nó chủ yếu áp dụng khi so sánh tài chính trong khoảng thời gian hai hoặc ba năm. Bất kỳ biến động đáng kể nào về tài chính trong nhiều năm đều có thể giúp các nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư vào công ty hay không.

Ví dụ, lợi nhuận của công ty giảm mạnh trong hai năm liên tiếp trở lên có thể cho thấy công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Tương tự, giá trị tài sản tăng lên đáng kể có thể có nghĩa là công ty đang thực hiện chiến lược mở rộng hoặc mua lại, có khả năng khiến công ty trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Phân tích bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng là một trong những cách phân tích hữu ích trong quá trình đánh giá tình hình tài chính của công ty. Hy vọng qua bài viết này, nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về các khái niệm phân tích bảng cân đối kế toán và kỹ thuật phân tích bảng cân đối kế toán theo tỷ trọng - Các kỹ thuật này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty mình đầu tư hơn. Chúc các nhà đầu tư thành công!

Phân tích theo chiều dọc là gì?

Kỹ thuật phân tích BCTC theo chiều dọc là phương pháp phân tích dữ liệu bằng cách so sánh mỗi chỉ tiêu tài chính với một số liệu cơ sở trong bản báo cáo. Thông thường, các chỉ tiêu tài chính được biểu diễn dưới dạng phần trăm của một số liệu cơ sở như tổng doanh thu, tổng tài sản hoặc tổng vốn chủ sở hữu.

Phân tích bảng cân đối kế toán là gì?

Phân tích bảng cân đối kế toán là một quá trình quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Để đạt được kết quả chính xác nhất, các nhà quản lý cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản phân tích bảng cân đối kế toán để đem lại cái nhìn toàn diện và chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tổng nguồn vốn bao gồm những gì?

Công thức tính tổng nguồn vốn của doanh nghiệpNguồn vốn = Vốn của chủ sở hữu + Nợ cần phải trả Vì tổng tài sản của doanh nghiệp luôn bằng tổng nguồn vốn, tương đương với: Tài sản = Vốn của chủ sở hữu + Nợ cần phải trả, hay: Vốn của chủ sở hữu = Tài sản – Nợ cần phải trả

Tiền mặt trọng bảng cân đối kế toán là gì?

Tiền mặt là tài sản ngắn hạn cơ bản nhất, nó cũng bao gồm tài khoản ngân hàng và các chi phiếu. Tương đương tiền là tài sản rất an toàn, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ví dụ như trái phiếu kho bạc. Các khoản phải thu bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng đối với công ty.