Phó từ là gì ngữ văn 6 năm 2024

Giải thích khái niệm phó từ là gì, lưu ý về phó từ, giới thiệu các loại phó từ và cho ví dụ minh họa, phân biệt phó từ và trợ từ.

Phó từ là gì? Chắc hẳn thuật ngữ này đối với các em học sinh lớp 6 vẫn còn khá mới mẻ. Hệ thống từ loại của Việt Nam vô cùng phong phú và đôi khi gây ra không ít khó khăn cho học sinh. Đặc biệt là khi các em phải nhận diện, phân biệt giữa các từ loại với nhau. Vậy để tránh nhầm lẫn trong quá trình học tập sau này, mời các em tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về phó từ nhé.

Content

Phó từ là gì?

Theo SGK Ngữ văn lớp 6, có thể hiểu phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ, động từ và trạng từ với tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.

Phó từ là gì ngữ văn 6 năm 2024

Phó từ là gì

Ví dụ:

  • Phó từ đi kèm với động từ: chưa, đã, đang, từng…
  • Phó từ đi kèm với tính từ: khá, hơi, lắm, quá…

Lưu ý về phó từ

  • Trong câu phó từ chỉ có vai trò là hư từ, vì vậy không thể dùng để gọi tên một tính chất, hành động, đặc điểm hay sự vật nào đó.
  • Các từ có thể được dùng để gọi tên tính chất, hành động, đặc điểm hay sự vật gọi là thực từ. Là những từ như động từ, danh từ hay tính từ.
  • Phó từ không thể đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho danh từ mà chỉ có thể được dùng với tính từ và động từ. Ví dụ: Có thể nói rằng “sẽ trở lại”, “rất đẹp” chứ không thể nói “sẽ giáo viên” hay “rất công nhân”.

Các loại phó từ

Phó từ đứng trước tính từ và động từ

Dùng để giải thích rõ trạng thái, đặc điểm, hành động… của động từ hoặc tính từ mà nó đi kèm.

  • Phó từ chỉ quan hệ thời gian. Ví dụ như: đã, từng, sắp, sẽ…
  • Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, khá, hơi…
  • Phó từ chỉ sự tiếp diễn. Ví dụ như: cũng, vẫn, thường…
  • Phó từ chỉ sự phủ định. Ví dụ như: chưa, chẳng, không…
  • Phó từ cầu khiến. Ví dụ như: đừng, thôi, hãy, chớ…

Phó từ đứng sau tính từ và động từ

  • Dùng để bổ sung thêm các nét nghĩa mới cho động từ, tính từ mà nó đi kèm.
  • Phó từ chỉ mức độ. Ví dụ như: quá, rất, lắm…
  • Phó từ chỉ khả năng. Ví dụ như: được, có lẽ, có thể…
  • Phó từ chỉ kết quả. Ví dụ: mất, đi, ra…

Ý nghĩa của phó từ là gì?

Phó từ luôn kết hợp với tính từ và động từ để bổ sung, làm rõ nét nghĩa về thời gian, về sự tiếp diễn, về mức độ, về mặt phủ định, về mặt cầu khiến, về khả năng, về kết quả, về tần số và tình thái cho các từ mà nó đi kèm.

Ví dụ:

  • Ngoài trời vẫn đang mưa to -> Phó từ “vẫn” dùng để chỉ sự tiếp diễn của việc trời đang mưa
  • Bầu trời rất trong xanh không một gợn mây -> Phó từ “rất” dùng để nhấn mạnh sự trong xanh của bầu trời
  • Mặc dù ngọn núi cheo leo, dốc đứng nhưng tôi không chịu khuất phục -> Phó từ “không” thể hiện sự phủ định
  • Đừng làm gì để ba mẹ phải phiền lòng thêm nữa -> Phó từ “đừng” thể hiện sắc thái cầu khiến
  • Nếu không có sự đồng cảm sâu sắc với những người lính, nhà thơ Chính Hữu có lẽ đã không thể viết nên những câu thơ giàu cảm xúc đến thế -> Phó từ “có lẽ” để chỉ khả năng
  • Tôi sơ ý làm rơi mất chiếc điện thoại lúc nào không hay -> Phó từ “mất” bổ sung ý nghĩa về kết quả
  • Thời học trò luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng mỗi người -> Phó từ “luôn” chỉ tần suất
  • Con mèo đột nhiên chạy vụt qua -> Phó từ “đột nhiên” chỉ tình thái

Phân biệt phó từ và trợ từ

Dựa trên ngữ pháp

  • Phó từ thường đứng trước hoặc đứng sau từ chính, hay còn gọi là từ trung tâm
  • Trợ từ có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu, vì không có ảnh hưởng và mối quan hệ trực tiếp với từ chính nên trợ từ có thể bị lược bỏ mà câu vẫn đảm bảo kết cấu ngữ pháp

Dựa trên ngữ nghĩa

  • Phó từ giúp bổ sung và làm rõ nghĩa của từ trung tâm về mặt mức độ, thời gian, tần suất…
  • Trợ từ đem đến cho câu sắc thái nghĩa mới và cho phép người nói/người viết thể hiện tâm tư tình cảm của mình hiệu quả hơn

Chắc hẳn qua bài tổng hợp kiến thức trên đây, định nghĩa phó từ là gì đã không thể làm khó các em rồi đúng không nào. Chúc các em học tập thật tốt!

Các từ in đậm nằm ở phần phụ trước của cụm động từ và cụm tính từ. Phó từ là hư từ, nó không có khả năng gọi tên sự vật, hiện tượng như danh, động, tính.

Quảng cáo

II. Các loại phó từ

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm

a, Phó từ “lắm” bổ sung cho tính từ “chóng”

b, Phó từ “đừng”, "vào" bổ sung cho động từ “trêu”

c, Phó từ “không” và “ đã” bổ sung ý nghĩa cho động từ “trông thấy”, phó từ “đang” bổ sung ý nghĩa cho động từ “loay hoay”

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Phó từ đứng trước Phó từ đứng sau Chỉ quan hệ thời gian Đã, đang Chỉ mức độ Rất, thật Lắm Chỉ sự tiếp diễn tương tự Vẫn, cũng Chỉ sự phủ định Không, chưa Chỉ sự cầu khiến Đừng, Chỉ kết quả và hướng vào, ra Chỉ khả năng được

Quảng cáo

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

- Phó từ bổ sung ý nghĩa thời gian: sẽ, sắp

- Phó từ bổ sung ý nghĩa khả năng: có thể

- Phó từ bổ sung ý nghĩa tần số: Thường, thỉnh thoảng, luôn luôn…

III. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

a, Phó từ “đã” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “đến”, “cởi bỏ”, “về”

Phó từ “không còn” bổ sung ý nghĩa phủ định tiếp diễn tương tự cho động từ “ngửi”

Phó từ “đương” bổ sung quan hệ thời gian cho động từ “trổ”

Phó từ “đều” bổ sung ý nghĩa quan hệ tiếp diễn tương tự cho tính từ “lấm tấm”

Phó từ “lại”, “sắp”, “ra” bổ sung ý nghĩa lần lượt về sự tiếp diễn tương tự, quan hệ thời gian, kết quả và hướng cho động từ “buông tỏa”.

Phó từ “cũng”, “sắp” bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự và quan hệ thời gian cho động từ “có” và “về”.

b, Phó từ “được” bổ sung quan hệ kết quả cho động từ “xâu”

Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa quan hệ thời gian cho động từ “xâu”

Quảng cáo

Bài 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Dế Mèn trông thấy chị Cốc đang mò cua bắt ốc ở bãi lầy ven sông liền cất tiếng hát véo von trêu chọc. Chị Cốc vô cùng tức giận đi lò dò về phía tổ Dế Mèn khiến Dế Mèn khiếp sợ chui tọt vào tổ. Chị Cốc vừa thấy Dế Choắt liền nghĩ rằng Dế Choắt trêu mình nên đã dùng mỏ nhọn hoắt mổ chết Dế Choắt.

- Phó từ “đã” bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ “dùng”

Bài 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 6 tập 2):

Nghe viết chính tả Bài học đường đời đầu tiên (từ Những gã xốc nổi đến những cử chỉ ngu dại của mình thôi

Bài giảng: Phó từ - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn gọn, hay khác:

  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả
  • Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
  • So sánh
  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
  • Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Soạn Văn 6 (bản ngắn nhất)
  • Soạn Văn 6 (siêu ngắn)
  • Soạn Văn lớp 6 (cực ngắn)
  • Văn mẫu lớp 6
  • Tác giả - Tác phẩm Văn 6
  • Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt - Tập làm văn 6
  • 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 6
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 6
  • Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
  • Phó từ là gì ngữ văn 6 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Phó từ là gì ngữ văn 6 năm 2024

Phó từ là gì ngữ văn 6 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 6 | Soạn bài lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 6 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 6 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.