So sánh con cò con vạc năm 2024

Vạc (danh pháp hai phần: Nycticorax nycticorax) là một loài chim thuộc họ Diệc. Chim trưởng thành dài khoảng 64 cm và nặng đến 800 g. Đầu và lưng có màu đen, phần thân còn lại màu trắng hoặc xám, mắt đỏ, chân ngắn màu vàng. Chim non màu nâu, đốm trắng hoặc xám. Loài vạc thường kiếm ăn vào ban đêm (ngược với loài cò).

So sánh con cò con vạc năm 2024
Đang ăn
So sánh con cò con vạc năm 2024
Ăn rắn ở Đài Bắc, Đài Loan

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Môi trường sinh sản của vạc là những vùng đất ngập nước mặn và ngọt trên khắp thế giới. Phân loài N. n. hoactli sinh sản ở Bắc và Nam Mỹ từ Canada đến tận miền nam Argentina và Chile, phân loài N. n. obscurus ở cực nam Nam Mỹ, phân loài N. n. falklandicus ở Quần đảo Falkland, và phân loài chỉ định N. n. nycticorax ở châu Âu, châu Á và châu Phi. Vạc làm tổ thành đàn trên bệ que cây trong một nhóm cây hoặc trên mặt đất ở những vị trí được bảo vệ như đảo hoặc bãi lau sậy. Mỗi tổ có từ ba đến tám quả trứng.

Hành vi[sửa | sửa mã nguồn]

Vạc thường đứng yên ở mép nước và chờ đợi để phục kích con mồi, chủ yếu vào ban đêm hoặc sáng sớm. Chúng chủ yếu ăn cá nhỏ, động vật giáp xác, ếch nhái, côn trùng sống dưới nước, động vật có vú nhỏ và chim nhỏ. Chúng nằm trong số bảy loài diệc được quan sát thấy câu cá bằng mồi; dụ hoặc đánh lạc hướng cá bằng cách ném các vật nổi có thể ăn được hoặc không ăn được vào nước trong phạm vi nổi bật của chúng - một ví dụ hiếm hoi về việc sử dụng công cụ ở các loài chim.

Trong chuyến thăm đảo cò hồ An Dương xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, Hải Dương, chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng, say mê ngắm những đàn cò bay trắng lấp loáng trong làn mưa xuân giăng mờ ảo. Những đàn cò đậu trên ngọn cây la đà, dường như muốn là có thể với tới được. Lại có những đàn đang chao liệng như đang nhằm rủ thêm bạn để cùng nhau hạ cánh. Cả một bầu trời dan díu những cánh cò, lao xao tiếng kêu, tiếng cánh vỗ.

Được biết cứ vào tháng chín mùa hanh hao là những đàn cò, đàn vạc cùng các loài chim khác từ bốn phương tám hướng lại bay về đây tụ hội, họp bầy, sinh đẻ… tới tận tháng tư năm sau mới toả đi. Và cứ thế nhịp điệu cò vạc đi về xao động cả một vùng hồ rộng hơn 31ha của làng quê Thanh Miện. Tôi lại chợt nhớ về những rừng cò của vùng đất Bạch Đằng giang quê tôi, cũng “một thời vang bóng” như thế này...

So sánh con cò con vạc năm 2024
Đảo cò trên hồ An Dương (xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, Hải Dương).

Vùng cửa sông Bạch Đằng TX Quảng Yên quê tôi xưa có rất nhiều rừng cò, bãi chim ven làng, ven sông. Phía bắc có rừng bãi Yên Giang, Cồn Khoai, Yên Lập, Minh Thành. Phía nam có rừng Cống Vông, bãi Đầm Bầu, Cống Đình. Phía tây có Ngãnh Cốc, đầm Nhà Mạc. Phía đông có dải rừng đảo Hoàng Tân, Bình Hương… Cả vành đai xanh là những dải rừng ngập mặn như tấm áo khoác ngoài bảo vệ các làng xã. Bên trong là những bờ tre, vườn cây lưu cựu của các thôn xóm cuốn hút bao đàn cò, bầy vạc và các loài chim hoang dã từ khắp nơi về đây trú ngụ, lập hương.

So sánh con cò con vạc năm 2024
Những cánh đồng lúa quê tôi nay chẳng còn những cánh cò, cánh vạc.

Tôi còn nhớ như in rừng cò Cống Vông ở xã Cẩm La bên sông Chanh, nơi bến đò ngang mở ra con đường sống trâu dẫn về các phường, xã khu làng đảo Hà Nam. Dạo ấy, các loài cây nước mặn: Trang, sú, vẹt, mắm, đước… mọc ngút ngàn. Thảm thực vật xanh dày, rộng hàng chục ha kéo dài hai, ba cây số. Thuỷ triều dâng, sóng vỗ ngang thân đê, ngang những ngọn cây mắm, cây đước già cốc đế. Nước rặc, phù sa mát lạnh dưới vòm lá. Tiếng cáy còng đùn bọt, tiếng tôm cá búng loong boong. Chúng tôi thường rủ nhau luồn lách dưới rừng, lội bì bõm qua các lạch nước, đứa ghè những vỉa hà bám ở gốc sú, đứa trèo lên những ngọn cây tìm trứng cò, trứng sáo. Lúc hoàng hôn buông toả, hàng nghìn hàng vạn cánh cò từ các hướng theo nhau bay về vùng rừng bãi như có tay ai tung ra bầu trời cơ man những mảnh giấy trắng lấp loá. Chúng liệng đi liệng lại chào hỏi nhau rối rít sau một ngày lang thang trên các cánh đồng, miệt bãi, rồi từ từ xếp cánh xuống những ngọn cây. Tiếng cánh vỗ sàn sạt. Tiếng lá cây dạt rào rào. Cùng tiếng các loài chim khác sôi lên tạo thành bản hợp âm rộn rã, náo động cả một vùng ven sông.

So sánh con cò con vạc năm 2024
Ngay bãi triều ở Hoàng Tân xưa là nơi trú ngụ của cò, của vạc, giờ cò, vạc cũng bay đâu hết cả...

Trong các phiên chợ Đông, chợ Đình, chợ Rừng, chợ Rộc, những người nông dân trông mạ, trông lúa đêm bẫy được mấy con vạc, con bồ nông, vịt trời v.v.. xuống “loà” ruộng lúa mạ, lại đem ra chợ bán. Cũng chẳng được bao nhiêu tiền, vì giá rất rẻ; hồi ấy đâu có những quán “đặc sản chim quay” như bây giờ. Theo mẹ đi chợ, tôi thường ngẩn ngơ đứng xem những con bồ nông, những chú sếu cổ dài ngoẵng, chiếc mỏ nhọn như chiếc compa gắn vào cái đầu mượt lông lóng lánh đôi mắt như hai giọt nước. Thỉnh thoảng chúng lại giãy giụa, vỗ cánh phành phạch và kêu quác lên mấy tiếng tuyệt vọng, khiến mọi người ngồi quanh giật cả mình. Bác rể tôi cũng thường bẫy được những con chim trời như vậy. Có lần tôi thấy ông nuôi những con cò, con vạc cho béo, rồi đem ra bờ sông Chanh thả chúng lên trời và còn dặn với theo: -Bọn bay đi đâu ăn rồi nhớ về, nhưng đừng lội vào ruồng mạ của ta…

Thuở đất rộng người thưa, Yên Hưng (cũ) có những cánh đồng cò bay thẳng cánh. Từng đàn cò như những dải diều trắng nhẹ nhàng đáp xuống những sào ruộng lấp loá nước in hình những cô thôn nữ vừa nhanh tay cấy vừa hát những lời ca dân dã. Đồng quê đẹp tựa tranh vẽ và dịu dàng như áng ca dao. Bây giờ giữa cảnh nông thôn đổi mới, giữa cánh đồng năng suất cao, sao vẫn nao lòng nuối nhớ bóng dáng con cò trắng tha thẩn lội sau người cày nhặt từng con tép con riu đến vậy! Chao ôi! Như còn đây cánh cò, vành nôi với mảnh ruộng làng quấn quyện vào nhau!

Phát hiện đây là nơi chim trời cá nước, nên một dạo ở đây xuất hiện những tay thợ săn vác súng dài, cưỡi “bình bịch” kéo ra đảo Hoàng Tân, xuống bãi Đầm Bầu trú ngụ qua đêm để săn bắn chim trời. Họ từ các thị trấn, thị xã, từ Thuỷ Nguyên, Hải Phòng… kéo sang trong những ngày chủ nhật. Bãi Đầm Bầu thành điểm giải trí, thi thố tài bắn súng săn chim. Cứ thế chiều chiều từng đoàn xe máy thồ lặc lè những xâu chim đủ loại nào cò, vạc, sếu, sâm cầm… nghênh ngang mãn nguyện qua đò. Ngày còn đi học, mỗi lần nhìn cảnh ấy tôi lại cảm thấy như mất đi một cái gì đau đáu khó tả. Tôi ngỡ như có bàn tay vô hình nào đó đang cấu vào cơ thể làng quê mỗi ngày…

Thời làm ăn tập thể HTX, những đêm đập lúa dưới trăng, nghe bầu trời vọng lên tiếng vạc trầm đục, ướt đẫm hơi sương, tôi lại chợt nghĩ không biết ngày mai tiếng kêu nào sẽ tắt ngấm sau chùm nổ “tắc đùm”? Lại thêm con vạc, con vịt trời nào lẻ bạn? Cho đến ngày đường quê vắng bóng những tay vác súng dài cưỡi xe thì cũng là lúc không gian vắng bặt tiếng vạc ăn đêm! Còn vạc đâu, vịt đâu nữa mà săn? Rừng cò Sông Khoai, Yên Giang, Cống Vông, bãi vạc Đầm Bầu, Nhà Mạc… với con trẻ giờ đã thành cổ tích. Bây giờ qua những nơi ấy chỉ còn thấy những chòm dân cư đông đúc, những lò vôi toả khói đục như sương nống xuống tận mép sông. Bói không thấy một cánh cò chớp nắng. Nhắc tới đầm Nhà Mạc, tôi lại nhớ lời cha tôi lúc sinh thời, người kể: Trước đây sao chim trời lại lắm đến thế? Đêm nằm trong lều tưởng không thể ngủ nổi vì chim. Ban ngày có những đàn bay ngợp tựa đám mây sa xuống mặt rừng. Những người chặt củi, kéo lưới ngỡ giơ tay lên cũng tóm được chim!… Đầm Nhà Mạc bây giờ người ta chặt phá trụi rừng sú vẹt, mở rộng mặt nước trắng mênh mông rồi khoanh vùng kẻ ô tạo nên những vùng nuôi tôm lấn ra tận cửa Nam Triệu. Chiếc áo choàng rộng lớn thiên nhiên ban tặng bao đời cho cơ thể vùng đất bãi triều bị lột bỏ. Cùng lúc, cố hương của các loài chim cũng biến mất. Rồi đây không hiểu những gì của thiên nhiên sẽ tiếp tục xảy ra khi quyền sắp đặt của đấng tạo hoá bị tước đoạt?

Thời kinh tế mở. Đường làng đổ bê tông, trải nhựa. Nơi nơi nhà cửa mọc cao. Đồng quê rộn ràng tiếng máy. Kênh mương chạy tít cuối trời. Xuân hạ thu đông thêm nhiều hương lúa, hương quả. Gió heo may đưa từng đàn chim ngói, chim dẽ bay về. Đã nghe tiếng chim gáy gù cúc cu ấm áp nơi bờ ruộng. Báo chừng “đất thơm cò đậu”!… Nhưng “ngày vui chưa kịp tày gang” thì người ta đã huy động mọi phương tiện thủ công, hiện đại vào cuộc săn lùng các loài chim! Ngoài bàn sập, những kẻ săn chim còn nghĩ ra cách dùng băng catxet thâu tiếng chim cuốc, chim dẽ, ban đêm đem ra đồng khuếch qua loa điện, gài đón lõng các bầy chim. Xe ôm đã đợi sẵn. Cứ thế từng chuyến, từng bao chim chở tới các nhà hàng hoặc buôn đi Trung Quốc. Nhiều kẻ đã giàu, đã phất lên nhờ nghề buôn chim. Thời điểm “sốt cao” nhiều người còn xếp cả lưới bắt cá biển, nhảy lên bộ sắm lưới bẫy chim trời. Một hôm ra đồng thăm lúa, tôi gặp Trình, một nông dân có nghề đánh chã tôm vác một bao chim lặc lè đi trên bờ ruộng sau đêm đánh bẫy về. Trình khoe:

- Đêm vừa rồi hốt được trăm con, có mấy con vạc, chim dẽ béo mẫm, cũng bõ cho công thức trắng. May ra nước này, trừ vốn, cũng được vài ba triệu. Vãn mùa chim, cha con tớ lại bồng bềnh ngoài biển!…

Đâu chỉ một mình Trình, đêm ấy phải có hàng trăm bộ bẫy lưới chăng trên các cánh đồng, bờ sông, vụng đầm… Hàng nghìn con chim trời sa lưới, hàng nghìn tiếng hót tắt khỏi dàn hợp xướng thiên nhiên! Lầm tưởng kho trời là vô hạn, người ta cứ vô tư giăng bẫy, cứ vô tư hỏi han nhau xem ai bẫy được nhiều hơn! Họ cứ vô tư nhìn bầu trời khi mỗi mùa heo may thưa vắng những đàn chim, khi lúa màu ngày càng nhiều sâu bệnh. Những luỹ tre già, những mảnh vườn xanh rợp bóng cây trong các thôn xóm cũng dần dần bị chặt hạ. Nhiều làng xã chuyển đổi ruộng đất tốt đang thâm canh lúa màu sang dự án xây dựng khu dân cư mới. Nông dân bán vườn, bán đất để kinh doanh, để xây cất nhà cao tầng, tự thu mình vào khối gạch ngói, bê tông, tự thu mình như con chim vào chiếc lồng chật hẹp. Bạn tôi ở phố về chơi đã từng thốt lên: -Về nhà quê, mình rất thèm những câu hát ru: “Con cò đi đón cơn mưa…”, Vậy mà… bây giờ, buổi sáng chưa kịp mở mắt chỉ toàn nghe tiếng nhạc xập xình, tiếng xe máy nhiều hơn tiếng chim hót!

Vâng! Biết làm sao khác được, khi cơn lốc thị trường ồ ạt thổi vào đồng quê, khi người nông dân đang khao khát xoá đói giảm nghèo để nhanh chóng làm giàu cho “bằng chị bằng em”, cho “làng hoá phố”! Nhưng họ có biết môi trường sinh thái thì lại đang do chính con người làm cạn kiệt dần? Con người đang tự mình triệt phá không gian xanh mát, triệt phá nguồn âm thanh sống động của sân khấu trần gian, loại bỏ dần đi những người bạn nhỏ thân thiết của quê kiểng ngàn đời; để bê về những làn gió nhân tạo, những âm thanh giả và tấm tắc ngợi ca thật tuyệt vời: Chiếc quạt Hitachi này mát ghê, băng tiếng chim này hay quá!… Nhỡn tiền đấy thôi, thiên nhiên đã trả thù con người ở mọi nơi chân trời góc bể bằng những cơn bão lớn, những trận động đất kinh hoàng! Bão Haiyan năm 2013 vừa qua cũng đã là một bài học cảnh tỉnh cho các vùng quê!

Trong qui luật phát triển của cuộc sống, của thời đại, con người luôn sáng tạo, tiếp nhận công nghệ mới để không ngừng đi lên. Nhưng song song với sự đi lên đó, có cách gì bảo vệ được nét đẹp của tự nhiên, sự hài hoà của con người với những loài vật quanh ta trong sự tiến hoá của xã hội?

Nhớ lại cách đây năm, sáu năm, một hôm vào xã Sông Khoai, một xã vựa lúa lớn của Quảng Yên, cả một vùng đồng ruộng mênh mông như vậy mà tôi mỏi mắt không nhìn thấy một cánh cò. Bâng khuâng đi đến đầu làng, tôi chợt thấy trong sân nhà một gia đình có một chú cò trắng đang đủng đỉnh bước từng bước mổ nhặt một thứ gì đó như thể mổ những con tép ngoài ruộng. Lấy làm lạ, tôi vào hỏi thăm thì vỡ lẽ ra đó là con cò của gia đình ông Nguyễn Văn Phức. Ông nuôi con cò này để chuyên diệt… ruồi! Ông hào hứng kể: “-Tôi nhặt được nó ở luống cày cạnh góc ruộng, mới mọc lông ống, cứ xoài đôi cánh non ngơm ngớp muốn chạy. Tôi liền nhặt về, bón mồi cho ăn và quyết tâm nuôi nó cho đến ngày nay. Cũng lạ thay nó chẳng bay đi đâu mất cả, suốt ngày chỉ tha thẩn khắp các xó nhà, chuồng lợn, chuồng bò, bắt ruồi ăn. Chú có tin thì chiều ở lại xơi cơm với tôi, chú sẽ thấy nó bắt ruồi trong mâm cơm cho mà xem. Có người đòi mua, trả tới tiền triệu. Nhưng bán làm gì, chú! Để nó sống với mình cho vui cửa vui nhà. Nói đoạn, ông rít một hơi thuốc lào đầy vẻ sảng khoái: -Con muông cầm nó cũng có nghĩa thật chú ạ!”.

Tự dưng tôi cứ nghĩ tới câu chuyện cổ tích “Con cò và người nông dân” thời học cấp một trường làng. Đâu chỉ là cổ tích, khi cuộc đời vẫn còn những người như bác rể tôi, như ông Phức Sông Khoai vẫn lặng lẽ nuôi những chú vạc, chú cò! Nó có thể bay đi theo bản năng loài muông thú. Nhưng, dù ở lại, dù bay đi, nó vẫn ở trong xứ sở, ở mặt đất, ở gầm trời này. Miễn sao con người đừng gạt nó ra khỏi những hình ảnh, những âm thanh của cuộc sống, để nó tiếp tục sinh tồn nòi giống, để nó tiếp tục góp cho đời những vẻ đẹp thiên nhiên.

Hôm nay đứng giữa đồng quê, giữa vùng lúa non dưới mưa xuân bên dòng Bạch Đằng giang, tôi muốn gọi vang trời: Ơi cánh cò cánh vạc! Hãy về đây! Ơi cánh vạc cánh cò!