So sánh vẩy nến mủ và phát bạn mụn mủ năm 2024

Vẩy nến thể mủ là một thể nặng của bệnh vảy nến có những đặc điểm lâm sàng đặc biệt, tiến triển phức tạp hay tái phát, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Nhiều dạng vẩy nến thể mủ

Bệnh vẩy nến thể mủ được chia làm hai nhóm chính là khu trú và lan tỏa. Vẩy nến thể mủ khu trú ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và có khuynh hướng tiến triển mạn tính (thể Barber); viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau. Vẩy nến thể mủ lan tỏa, thương tổn lan rộng toàn thân, tiến triển bán cấp đến cấp tính, có thể khởi phát đột ngột đe dọa tính mạng bệnh nhân gồm: toàn thân cấp tính (thể Von Zumbusch); bệnh ở phụ nữ mang thai (chốc dạng herpes - Impetigo Herpetiforme); bệnh ở thanh thiếu niên; dạng vòng cung, dạng đồng tiền, dạng dải.

So sánh vẩy nến mủ và phát bạn mụn mủ năm 2024

Tổn thương vẩy nến thể mủ toàn thân cấp tính.

Biểu hiện của vẩy nến thể mủ

Có khoảng 25 - 30% bệnh nhân bị vẩy nến thể mủ trước đó đã bị vẩy nến thể thông thường. Những người mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu β tan huyết nhóm A; phụ nữ có thai; tác dụng của ánh sáng mặt trời, bỏng nắng và stress cũng có thể gây vẩy nến thể mủ. Bệnh toàn thân cấp tính Von Zumbusch: thường sốt nhẹ kéo dài một ngày hoặc lâu hơn trước khi có thay đổi rõ ràng trên da hoặc thấy đau rát ở vùng da sắp xuất hiện thương tổn. Thương tổn đặc trưng của bệnh là dát đỏ, nề, trên có những mụn mủ vô khuẩn. Dát đỏ xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh trong vòng 1 ngày, da trở nên đỏ rực như bỏng lửa, căng nề. Thương tổn lan nhanh thành đám rộng, vùng nếp gấp, sinh dục có nhiều thương tổn. Bệnh có thể tiến triển tới đỏ da toàn thân nhưng mặt và lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không bị tổn thương. Mụn mủ: trên nền dát đỏ, trong vòng vài giờ, xuất hiện các mụn mủ kích thước rất nhỏ khoảng một vài milimet, rất nông, màu trắng sữa, mọc thành đám hoặc rải rác. Mụn mủ phẳng hoặc gồ cao, xung quanh có quầng đỏ sẫm. Có thể có nhiều mụn mủ liên kết với nhau thành “hồ mủ” đường kính rộng 1 - 2cm. Sau vài ngày mụn mủ xẹp, chuyển sang giai đoạn bong vảy kéo dài một đến nhiều tuần, sau đó đỏ da nhạt dần rồi trở lại bình thường. Mụn mủ mọc thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau vài giờ đến vài ngày, một số trường hợp có thể dai dẳng vài tuần. Khi các mụn mủ cải thiện thì các triệu chứng toàn thân thường giảm và hết.

Trong thời gian mụn mủ xuất hiện, bệnh nhân sốt cao có thể đến 40°C, nhức đầu, rét run, thể trạng suy sụp, mạch nhanh, thở nhanh nhưng không có thương tổn nội tạng. Hạch có thể có trước hoặc trong khi nổi mụn mủ. Tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được điều trị tích cực.

Các thương tổn khác gồm: móng tay móng chân dày, loạn dưỡng, phổ biến tình trạng làm mủ dưới móng và tách móng; viêm khớp; tổn thương niêm mạc...

Xét nghiệm thấy: Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, có thể tăng đến 32.000. Giảm albumin máu. Men gan tăng như phosphatase kiềm, transaminase và tăng bilirubin. Giảm thanh thải creatinin, có thể bị suy thận do hoại tử ống cấp gặp trong thể lan tỏa. Mụn mủ thường vô khuẩn hoặc chỉ nhiễm tụ cầu, liên cầu.

So sánh vẩy nến mủ và phát bạn mụn mủ năm 2024

Tiêu bản tổn thương da trong bệnh vẩy nến thể mủ.

Các cách chữa trị

Thuốc có thể dùng là: steroids toàn thân đặc biệt là trường hợp mắc bệnh nặng có viêm khớp vì thuốc có tác dụng nhanh kể cả triệu chứng viêm khớp, nhưng đó chỉ là tác dụng tạm thời. Mặt khác, steroids đã được xác định là có liên quan đến khởi phát vẩy nến thể mủ, đặc biệt là sau khi ngừng điều trị thì bệnh tái phát nặng hơn, còn gọi là hiện tượng “bật bóng”. Vì vậy, việc sử dụng steroids trong điều trị cần phải rất thận trọng. Methotrexat và một số thuốc ức chế miễn dịch khác: các nghiên cứu đã cho thấy điều trị bằng methotrexat kết quả thường chậm nhưng tiên lượng lâu dài lại tốt hơn so với steroids. Tuy dùng methotrexat bệnh vẫn có thể tái phát khi dừng thuốc, nhưng không thấy hiện tượng bệnh tăng nặng như dùng các steroids. Vitamin A được đánh giá là có tác dụng tốt trong điều trị vẩy nến thể mủ, nhưng cần lưu ý không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Mỗi thuốc điều trị bệnh vẩy nến thể mủ đều có những ưu điểm và hạn chế. Mức độ nặng và đáp ứng với điều trị tương đối khác nhau ở các bệnh nhân. Hiểu biết về hiệu quả và phản ứng phụ của các thuốc trước khi bắt đầu điều trị là rất cần thiết.

Biện pháp quang trị liệu (PUVA) có tác dụng ức chế tổng hợp AND của tế bào ở thượng bì, giảm số lượng tế bào trình diện kháng nguyên hoặc tế bào langerhans và giảm khả năng trình diện kháng nguyên của chúng. Ức chế sản xuất cytokine từ tế bào lympho T và ức chế phóng thích các chất trung gian hóa học.

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau.

Bệnh vảy nến có chữa trị được không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vảy nến nhưng bệnh thường kháng trị hoặc dễ tái phát sau khi ngưng sử dụng thuốc. Các thuốc điều trị vảy nến hệ thống trước đây như methotrexate, cyclosporin và retinoids thường có nhiều độc tính và tác dụng phụ.

Nguyên nhân bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh rõ ràng nhưng có một điều chắc chắn là bệnh này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Theo đó, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công, làm chúng bị tổn thương. Các yếu tố được cho là thuận lợi giúp gây ra bệnh bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Có 2 kiểu bệnh rõ ràng trong vảy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường bắt gặp ở độ tuổi từ 16 đến 22. Kiểu này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định là có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền. Trái lại, kiểu vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi từ 57 đến 60. Kiểu này thường nhẹ hơn, khu trú hơn và có ít liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Yếu tố ngoại sinh: Sinh bệnh học của vảy nến có thể chịu tác động của yếu tố môi trường. Các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng hoặc làm bệnh nặng thêm:
    • Chấn thương
    • Stress kéo dài
    • Bỏng nắng
    • Phẫu thuật
    • Dùng thuốc: một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,... nếu sử dụng một thời gian dài sẽ có thể gây bệnh vảy nến
    • Nhiễm trùng da

Triệu chứng bệnh vảy nến nói chung là xuất hiện những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh có thể kể đến như sau:

  • Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): xuất hiện các mảng da đỏ ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
  • Vảy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở các vùng da tay và chân.
  • Vảy nến thể giọt: khắp cơ thể xuất hiện các tổn thương có dạng giọt nước. Loại này thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci.
  • Viêm khớp vảy nến: có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối.
  • Vảy nến móng tay, móng chân: móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.
  • Vảy nến da đầu: xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu.
  • Vảy nến nếp gấp (vảy nến đảo ngược): xuất hiện tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông,..Loại này thường gặp ở những người béo phì.

Vì là bệnh da liễu nên đa số mọi người thường lo lắng bệnh này có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh này không lây nhiễm và cũng không lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến bao gồm:

  • Những người nghiện rượu, thuốc lá.
  • Những người bị diễm trùng da
  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh vảy nến, tuy nhiên bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 15 đến 30.

Để hạn chế diễn tiến bệnh vảy nến, phong cách sống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. Những hành động sau có thể được áp dụng:

  • Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc theo ý mình.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách hợp lý.
  • Giữ gìn vệ sinh da và thân thể.
  • Khám da liễu định kỳ.
  • Chăm sóc da cẩn thận, tránh để da bị khô và tổn thương.
  • Nên đi khám nếu có dấu hiệu của nhiễm khuẩn da, thấy mụn mủ trên da, đặc biệt có kèm sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy.
  • Giữ trạng thái tinh thần ổn định, không để bị trầm cảm hay lo lắng quá mức.
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia
  • Nên tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.
  • Bổ sung thực đơn với thức ăn có chứa acid folic và omega-3.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh vảy nến dựa trên quan sát trực quan da, móng tay, và da đầu của bệnh nhân. Các bác sĩ cũng có thể sinh thiết mẫu da để xét nghiệm nếu các dấu hiệu trực quan không rõ ràng.

Bệnh vảy nến có chữa trị được không?

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào điều trị dứt điểm bệnh vảy nến. Mục tiêu chính của các biện pháp điều trị là giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da, giúp người bệnh ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh. Do vậy người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Các phương pháp điều trị có thể kể đến như sau:

  • Điều trị tại chỗ: thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, có thể được kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng thoa tại chỗ như: corticosteroid, retinoid, hắc ín, anthralin, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin.
  • Điều trị toàn thân: thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh vảy nến nặng. Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm: methotrexate, cyclosporine và sulfasalazine.

Quang trị liệu: phương pháp này sử dụng tia sáng như tia UVA, UVB, laser để điều trị vảy nến. Các tia tử ngoại (tia UV) sẽ tấn công và gây tổn thương các DNA trong tế bào, từ đó tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương.