Soạn văn 7 bài các yếu tố tự sự năm 2024

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Từ đó, các em biết cách vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài văn biểu cảm của mình. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

1. Soạn câu 1 trang 137 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau:

- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả.

- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn).

- Các câu 11 - 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Đoạn cuối: Biểu cảm

-> Ý nghĩa với bài thơ: Khắc họa đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ, bộc lộ ước vọng cao cả với dân chúng.

2. Soạn câu 2 trang 137 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

  1. Các yếu tố:

- Yếu tố tự sự: Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm trên ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm.

- Yếu tố miêu tả: những ngón chân của bố khum khum, gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, mu bàn chân mốc trắng,…

- Cảm nghĩ: Bố ơi!… thành bệnh.

  1. Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành một mạch văn.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Vào khoảng tháng tám, gió bão kéo đến cuốn mất mái nhà tranh của Đỗ Phủ - một nhà thơ nghèo, sống khổ cực. Ấy thế mà bọn trẻ con trong xóm ỷ ông lão già yếu, tranh nhau cướp mất nẹp tranh của ông lão. Do không có sức chịu đựng tranh giành với lũ trẻ. Ông lão đành chịu thua.

Ước mong có ngôi nhà che chở cho mọi nẻ sĩ nghèo ở trong thiên hạ - hướng đến những người có tài học những không gặp thời, phải chịu cảnh đói khổ - đây chính là những hình tượng con người có số phận như tác giả. Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở, lắng lo không nguôi của nhà thơ dành cho nhân dân khắp thiên hạ, đồng thời thể hiện sự đau khổ, bất lực của ông trước tình thế loạn lạc, đói khổ hoành hành ấy.

Khắc họa hình ảnh một ông lão già yếu, tội nghiệp, bị cướp ngay trước mặt mà bất lực, không thể làm gì được.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 137 SGK Ngữ văn 7 tóm tắt

Mỗi buổi sáng sớm, mẹ tôi thường ngồi gỡ tóc bằng chiếc lược gỗ, sau đó tóc rối được dắt lên mái hiên nhà, theo đó chị tôi cũng bắt chước mẹ. Thỉnh thoảng có bà cụ đi qua rao lớn “ai tóc rối đổi kẹo không. Mỗi lần bà đi qua ngõ, tôi lại lấy tóc rối mang đi đổi kẹo.

Bà bán kẹo lấy nồi kẹo mầm ra và một nắm que tăm để lên mẹt. Đôi tay bà nhanh thoăn thoắt, tay trái cầm que tăm còn tay phải bà véo kẹo, kéo dài sợi kẹo từ trong nồi ra. Những sợi kẹo xù trên đầu que tăm như một bối bòng bong. Trong xù to như một bông hoa mẫu đơn, tưởng có thể ăn suốt cả ngày không hết.

Kẹo được làm từ mầm mạ non và mạch nha, nhưng rất ngọt. Mỗi lần nghe tiếng rao “đổi kẹo”, tôi âm thầm nhớ mẹ.

Soạn Văn 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm ngắn gọn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu. Bài soạn văn mẫu lớp 7 này sẽ giúp các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm và để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Các yếu tố tự sự miêu tả trong văn bản biểu cảm

I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm

Câu 1 trang 138 Ngữ Văn 7 tập 1

Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cảm nghĩ của tác giả. Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có thể bộc lộ được hay không?

Xem đáp án

Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được sử dụng kết hợp:

  • Khổ 1: 2 câu đầu tự sự, 3 câu tiếp miêu tả.
  • Khổ 2: Tự sự (kể chuyện lũ trẻ cướp tranh) + biểu cảm
  • Khổ 3: Tự sự (kể về cảnh nhà trong đêm mưa) + miêu tả (tả gió, mưa, trời,…) + biểu cảm (2 câu cuối)
  • Khổ 4: Biểu cảm

⇒ Ý nghĩa với bài thơ: Khắc họa đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ, bộc lộ ước vọng cao cả với dân chúng.

Câu 2 trang 138 Ngữ Văn 7 tập 1

Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào.

Xem đáp án

  • Yếu tố tự sự: Kể việc bố ngâm chân, rên mình đau nhức, bố đi sớm về khuya.
  • Yếu tố miêu tả: Tả bàn chân bố bị bệnh, tả đồ vật đánh bắt cá và nghề cắt tóc.
  • Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố biểu cảm không thể bộc lộ vì không có đối tượng để gửi gắm.
  1. Tình cảm khiến cho hình ảnh bàn chân dầm sương dãi nắng của bố không chỉ là hình ảnh đơn thuần mà còn chất chứa tình cảm yêu thương vô hạn. Tự sự không nhằm kể lại sự việc, miêu tả không chỉ là tả mà chúng nhằm mục đích khêu gợi.

II. Luyện tập

Câu 1 trang 138 Ngữ Văn 7 tập 1

Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.

Xem đáp án

Đoạn văn tham khảo:

Mùa thu năm ấy, gió lốc cuốn phăng ba lớp tranh nhà Đỗ Phủ, trận cuồng phong dữ dội đến mức làm mỗi mảnh tranh bay một nơi khác nhau. Lũ trẻ thôn nam thấy ông già yếu mà nỡ lòng cướp tranh đi mất. Nhà thơ bất lực trước cảnh cướp giật, gào thét đành ấm ức quay về. Đêm đến, mây, mưa kéo đến, trời mù mịt, căn nhà mất tranh nên dột đủ đường, có mền vải lâu năm bị con đạp rách, mưa vẫn cứ tiếp diễn. Trong cảnh ấy, nhà thơ với lòng nhân đạo, vị tha cao cả luôn nghĩ đến “kẻ sĩ nghèo” khắp thiên hạ, mong ước nhà ngàn gian che chở dân chúng.

\>> Xem thêm nhiều đoạn văn khác tại Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm

Câu 2 trang 138 Ngữ Văn 7 tập 1

Trên cơ sở văn bản Kẹo mầm, viết lại thành một bài văn biểu cảm.

Xem đáp án

Đoạn văn tham khảo:

Tuổi thơ tôi có một món quà vô cùng quý giá đó là chiếc kẹo mầm. Tôi vẫn nhớ những buổi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, rồi cũng có ít tóc rối, vo vo giắt lên mái hiên, rồi chị tôi cũng bắt chước như vậy. Ngoài đường bà cụ rao đổi tóc rối lấy kẹo. Những chiếc kẹo khéo léo quấn vào đầu que trông thật nhiều mà cho vào miệng lại xẹp lại. Đó là những chiếc kẹo mầm. Que kẹo mầm tuổi thơ mà mỗi khi nghe tiếng rao, tôi lại nhớ về mẹ.

\>> Học sinh tham khảo thêm nhiều đoạn văn biểu cảm khác tại Biểu cảm về kẹo mầm

Đề thi giữa học kì 1 lớ 7 có đáp án

  • Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm học 2020 - 2021 đầy đủ các môn
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 1
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 2
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 3
  • Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm học 2020 - 2021 Đề 4
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 có đáp án
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh trường THCS Lê Quý Đôn
  • Bộ đề ôn thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh năm học 2019 - 2020
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Toán có đáp án
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh năm học 2019 - 2020 có đáp án

--------

\>> Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: Soạn bài lớp 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm (chi tiết)

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học nhanh chóng và dễ dàng, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK môn Ngữ văn 7. Các hướng dẫn giải được trình bày ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chúc các em học tốt.