Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là gì

Các nguyên nhân chủ quan khác như chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường cũng chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, kết quả phân tích 28 vụ TNGT nguyên nhân trực tiếp do xe ô tô khách, ô tô taxi và xe ô tô tải gây ra thì trên các tuyến đường quốc lộ xảy ra 25 vụ (chiếm tỷ lệ 89,3%), làm chết 105 người, bị thương 115 người. Trên các tuyến đường đường tỉnh lộ, nội thị và nông thông xảy ra 3 vụ (chiếm tỷ lệ 10,7%), làm chết 9 người, bị thương 5 người.

Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là gì
Xe kinh doanh vận tải gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng chiếm hơn 46% tổng số vụ từ 2018 đến nay.

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, lái xe chạy quá thời gian quy định dẫn đến mệt mỏi, mất kiểm soát cũng là một trong những nguyên nhân để xảy ra TNGT.

 

Đại tá Đỗ Thanh Bình chứng minh bằng số liệu cụ thể, đó là thời gian xảy ra tai nạn thường vào lúc từ 0h đến 6h. Trong khoảng thời trên đã xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng (chiếm tỷ lệ 32,1%), làm chết 43 người, bị thương 48 người. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các khoảng thời gian xảy ra tai nạn vì đây là thời điểm lái xe mệt mỏi, buồn ngủ, nhất là khi đã điều khiển phương tiện trong thời gian dài.

 

Điển hình như vụ TNGT ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá làm 2 người chết, 8 người bị thương. Lái xe là Lê Văn Tùng, SN 1989, trú tại Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, đã lái xe nhiều giờ liên tiếp không được nghỉ ngơi nên đã “chợp mắt” lúc nào không biết. Cú “chợp mắt” trong khi vẫn ôm vô lăng của Lê Văn Tùng đã khiến xe lao vào thành cầu Hổ rồi lao thẳng xuống sông.

 

Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng ở Trảng Bàng, Tây Ninh cũng có nguyên nhân từ việc lái xe buồn ngủ do chạy quá nhiều thời gian. Theo lời khai của Trần Đình Trung thì do buồn ngủ, không làm chủ được tay lái nên lao qua làn đường ngược chiều, tông vào chiếc xe 4 chỗ.

 

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông, những vụ tai nạn giao thông liên quan tới giấc ngủ chiếm tới 30% tổng các vụ giao thông trong một năm. Điều này chứng tỏ, mất ngủ là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Báo cáo về những vụ tai nạn ô tô do tài xế buồn ngủ gây ra cho thấy đa phần liên quan đến nam giới trẻ tuổi. Mức độ nghiêm trọng tỷ lệ thuận với cảm giác mệt mỏi. Hầu hết tài xế gây tai nạn đều có thời gian thức kéo dài, ngủ ít hơn 5 giờ vào đêm trước khi gặp nạn, nhất là trong khoảng từ 2 đến 8h sáng hoặc chiều tối. Thiếu ngủ làm giảm sự tỉnh táo và nhanh nhẹn, giảm kỹ năng vận động và giảm tập trung, chậm đáp ứng phản xạ, tăng rủi ro khi đưa ra quyết định.

Việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây tai nạn giao thông làm thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là gì
Bài viết được thực hiện bởi: Trần Hồng Sơn – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 260 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau: “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Làm chết 02 người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%: g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Như vậy trong trường hợp người gây tại nạn do không tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông nên đã gây ra hậu quả làm chết người, trong trường hợp người đó đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì người đó đủ điều kiện cấu thành tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ.

Tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, xử lý thế nào?

Tùy vào mức độ thiệt hại mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc hành chính. Nếu người này dưới 14 tuổi, trong tình trạng bình thường về mặt tâm thần thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm, trường hợp này chỉ phát sinh trách nhiệm dân sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại) và trách nhiệm hành chính (xử phạt hành vi này). Nếu đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. Trong khi đó tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 nên nếu người phạm tội đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng không phải chịu trách nhiệm. Trường hợp đủ 16 tuổi trở lên thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác nên lúc này người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 591 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

  • Dịch vụ pháp luật về lao động của Công ty Luật TNHH Everest
  • Các vấn đề quan trọng về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].

Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là gì

  • Từ khóa
  • hậu quả
  • nghiêm trọng
  • tai nạn

Chia sẻ

Facebook

Twitter

Google+

Pinterest

Bài viết trướcKhởi kiện hành vi nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác

Bài viết tiếpChi nhánh có được mở cửa hàng và ký hợp đồng đại lý?

Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là gì

Trần Hồng Sơn

https://everest.org.vn/luat-su-tran-hong-son

Luật sư Trần Hồng Sơn là chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, thu hồi đất, thừa kế, tranh chấp đất đai.