Tại sao hai con chuột hamster lại cắn nhau

Bị chuột Hamster cắn có sao không? Bị chuột Hamster cắn chảy máu có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà nhiều người nuôi chuột đang đau đầu. Có thể bạn nghĩ rằng Hamster là một loài vật nhỏ, có bị cắn cũng không sao. Nhưng trên thực tế, cũng giống như chó mèo, chuột Hamster có thể mang theo những mầm bệnh nguy hiểm mà bạn không hề biết.

Ngoài việc cắn người, một số con có thể cắn cả lồng sắt. Điều này có thể gây nhiều nguy hại cho chúng. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu khi bị chuột Hamster cắn có sao không và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây của Pet Mart nhé.

Nguyên nhân chuột Hamster cắn người

Chuột Hamster ngày nay đã trở thành 1 trong nhiều giống thú kiểng được nuôi phổ biến, giá rẻ. Chúng nhỏ nhắn đáng yêu, dễ thương và tinh nghịch. Hamster thường được nuôi theo đàn hoặc cặp trong các chuồng hoặc lồng nuôi nhỏ.

Có đủ không gian để chúng có thể chơi đùa. Một số thường được ưa chuộng như chuột Hamster Robo , Bear, Winter White… Tuy nhiên, có một vấn đề thường hay gặp phải đó là tình trạng chuột Hamster hay cắn bậy. Rất nhiều thông tin đưa ra khiến nhiều người lo lắng không biết khi bị chuột Hamster cắn có sao không? Có bị nguy hiểm tới tính mạng và gây chết người giống như bệnh dại ở chó mèo hay không?

Chuột Hamster cắn người do giật mình

Đa phần chuột cắn người là do bị giật mình, do đó khi chúng đang nghỉ ngơi, bạn không nên làm phiền chúng. Nếu muốn ôm chuột lên, bạn có thể dùng thức ăn cho chuột Hamster để thử xem chúng có sẵn sàng hay không. Nếu chúng không phản ứng, tốt nhất bạn nên để chúng một mình.

Vậy trong trường hợp này, bị chuột Hamster cắn có sao không? Còn tùy vào vết thương gây ra, nếu chúng cắn do giật mình có thể khiến bạn bị xước da. Nên hãy rửa sạch vết cắn của chúng là tốt nhất.

Chuột Hamster cắn có sao không khi đang mang thai

Nếu chuột đã quen thuộc với chủ mà tự nhiên lại trở nên hung dữ. Bạn cần kiểm tra tình trạng sức khỏe của chúng. Chuột mắc bệnh có thể cắn người nếu bị chạm vào chỗ đau. Chuột cái mang thai cũng sẽ rất hung dữ nếu có chuột đực hoặc người lạ xuất hiện.

Bị chuột Hamster cắn chảy máu do nhầm với đồ ăn

Chuột Hamster không nhìn rõ, chúng sử dụng khứu giác để điều hướng. Vì lý do này, bạn dễ bị nhầm lẫn với một miếng thức ăn ngon. Nếu bạn định đặt tay vào chuồng Hamster hoặc chạm vào chúng, hãy nhớ luôn luôn rửa tay thật sạch. Không để mùi lạ dính lên tay.

Khi bị chuột cắn, bạn không nên quăng chuột ra xa. Không tỏ ra hung dữ hoặc đánh mắng chúng. Ném chuột ra xa có thể làm nó bị thương, ảnh hưởng đến tâm lý. Chuột Hamster sẽ trở nên nhát gan hơn, rất khó làm quen lại như cũ. Khi bị chuột Hamster cắn chảy máu hãy bình tĩnh để xử lý vết thương nhé.

Bị chuột Hamster cắn có sao không?

Khi nuôi chuột Hamster , việc bị chúng cắn là không thể tránh khỏi. Lý do của hành vi này có thể do bị làm phiền khi đang ngủ, tiếp xúc với người hoặc vật lạ, bị stress lâu ngày… Cần phải hiểu rằng, chuột cũng như chó mèo, chúng cũng có bản năng tự vệ khi bị đe dọa.

Nếu gặp phải trường hợp này đầu tiên bạn phải tiến hành xử lý vết thương. Nếu vết thương không chảy máu, không có vết rách thì không cần quá lo. Có thể chú chuột chỉ cắn vì tò mò, hoặc nghĩ tay bạn là thức ăn của nó.

Bị Hamster cắn chảy máu có sao không? Cần phải làm gì?

Nếu có chảy máu, trước tiên hãy nặn máu ở vết thương ra. Sau đó rửa sạch bằng xà phòng trong khoảng 10 phút. Nếu hôm sau vết thương bị sưng đỏ và đau, bạn cần tới ngay bệnh viện.

Kiểm tra vết thương trong một hai ngày đầu để chắc chắn rằng vết thường không bị sưng lên, trường hợp vết thương bị sưng bạn có thể cần dùng kháng sinh.

Chuột Hamster cắn có bị gì không? Không nên làm gì?

Vậy, bị Hamster cắn chảy máu có sao không, có nguy hiểm không? Hamster cắn có bị gì không? Theo các bác sĩ thú y, bạn có thể mắc bệnh dại, viêm phổi, uốn ván, dịch hạch… nếu không được tiêm phòng.

Nếu bạn không may bị chuột Hamster cắn, nó có thể gây đau đớn. Hamster có răng dài có thể đâm thủng da. Khi bị chuột cắn đừng cố vùng vẫy để thoát khỏi hàm răng của chúng.

Thay vào đó chỉ cần hạ nó xuống lồng. Nếu nó không tự động nhả ra thì hay cho nó ăn cái gì đấy. Cũng đừng kêu la và hét vào mặt Hamster. Bạn sẽ khiến chúng hoảng sợ hơn. Nó có thể lại bạn nặng hơn.

Lý do chuột Hamster cắn chuồng

Chuột Hamster cắn chuồng do chưa quen với cuộc sống mới

Ngoài việc cắn người, nhiều con Hamster có thói quen cắn lồng sắt. Lý do có thể do chưa quen thuộc với hoàn cảnh mới, điều này thường xảy ra với chuột mới mua ở cửa hàng về. Việc cắn lồng sắt là biểu hiện của việc bị áp lực hoặc sợ hãi. Vậy chuột Hamster cắn có sao không? Khắc phục thế nào?

Lúc này bạn nên xem lại vị trí đặt lồng có ở nơi đông người qua lại hay không. Việc thường xuyên có người hoặc động vật qua lại có thể gây stress cho Hamster. Có thể phủ một tấm vải che kín lồng, một thời gian sau nó sẽ quen với môi trường mới.

Chuột Hamster cắn chuồng do khẩu phần ăn thiếu hạt

Ngoài ra, nếu chế độ ăn của chuột không có các loại hạt cứng, răng chúng sẽ mọc dài ra rất nhanh. Vì thế chúng cần có vật gì đó để mài răng. Để phòng tránh, bạn nên chuẩn bị các loại hạt có vỏ hoặc đồ chơi để chuột mài răng.

Chuột Hamster cắn chuồng do muốn gây sự chú ý

Tại sao Hamster cắn chuồng? Chuột Hamster cắn có sao không? Trong sinh hoạt hàng ngày, chắc chắn có chủ nuôi sẽ phát hiện Hamster của mình thích gặm thanh sắt của lồng. Thậm chí là gặm say sưa, vui không biết mệt. Vậy nguyên nhân do đâu? Liệu có hại cho Hamster hay không?

Chuột Hamster cắn chuồng là biểu hiệu chúng muốn nói với chủ nhân một nhu cầu nào đó. Ví dụ như đòi thức ăn hoặc muốn ra ngoài chơi. Đặc biệt, một hoạt động nào đó duy trì trong một thời gian dài sẽ hình thành thói quen. Nếu ngày nào đó chủ nuôi quên mất, Hamster sẽ dùng những cách như gặm lồng để “nói” ra suy nghĩ của mình.

Biểu hiện chuột Hamster cắn có sao không? Bình thường nếu chủ nhân mỗi ngày thường cho Hamster ăn sau khi tan làm, nếu hôm nào đó quên mất, Hamster đói quá sẽ không ngừng gặm lồng. Thậm chí càm bát ăn đi đi lại lại. Tạo tiếng ồn để thu hút sự chú ý của chủ.

Do đó nên kịp thời cho ăn, cũng có thể trộn thêm sữa bột cho thú cưng, bổ sung dinh dưỡng. Cũng có trường hợp chủ nuôi thường thả Hamster ra ngoài chơi, đến khi không được ra ngoài, chúng cũng sẽ không ngừng gặm lồng.

Tác hại của việc chuột Hamster gặm cắn lồng

Hành vi chuột Hamster cắn có sao không? Nếu cắn chuồng mãi có nguy hiểm gì? Rất nhiều Hamster không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của mình. Đặc biệt khi chúng cảm thấy cô đơn trống trải. Vào ban đêm cũng sẽ mài răng vào khung lồng tạo tiếng ồn lớn. Dù có ảnh hưởng tới giấc ngủ của chủ nhân hay không, những hành động này đều không tốt cho sức khoẻ của Hamster.

Chuột Hamster cắn có sao không Khi răng phát triển? Hamster gặm lồng sắt sẽ bị thương. Nếu răng gãy chúng sẽ mài răng, ảnh hưởng đến việc ăn uống của Hamster. Hơn nữa thanh kim loại có độ cứng rất mạnh, va chạm như vậy rất dễ kiến Hamster tổn thương não.

Đối với cách làm vừa không an toàn, không khỏe mạnh này của Hamster, bạn cần dùng mọi cách để ngưng tình trạng “kéo đàn ban đêm” này của chúng. Đa số Hamster gặm lồng là một cách thể hiện nhu cầu của chúng.

Việc chuột Hamster cắn có sao không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và hậu qua sau hành vi. Chủ nuôi nếu phát hiện tình trạng này, chủ cần chú ý xem có quên việc gì hay không? Không nên để hình thành thói quen xấu, nên sớm sửa đổi.

Dạo này 2 pé Hams nhà mình bị sao á... Mới nuôi thì thân thiết lắm, tự nhiên 2,3 hôm nay 2 pé cắn nhau chí chóe, mà toàn nhè tay trái của nhau mà cắn thôi, tới nỗi chảy máu đi k nổi lun

Mỗi lần cắn xong là pé đực hay lại nựng pé cái như xin lỗi ý, nhưng hôm sau lại cắn tiếp
Bạn nào có kinh nghiệm thì giúp mình với, chứ tách ra riêng sợ chúng nó pùn... 2 pé nhà mình là WinterWhite trà sữa mắt đỏ nè ...

Khi nuôi bất cứ con gì, bạn cũng đều gặp một vấn đề: thú cưng của bạn đánh nhau. Nếu là cá thì cá đực cắn nhau xước mang trầy vi. Nếu là mèo chó thì què giò, chảy máu. Hamster cũng tương tự, nhưng kinh khủng hơn. Hôm nay Vinci sẽ chia sẻ vài lí do mấy bé cắn nhau và đưa ra một số lời khuyên cho các bạn. Những phân tích, đúc kết dưới đây rút ra từ chính kinh nghiệm của Vinci khi chăm bốn bé Roborovski ở nhà [không rõ ở những dòng hams khác thì có vầy không]

  1. Vì sao hamster cắn nhau?
    a. Hai bé đực ở với nhau:

Thằng Đậu Nành ở với con trai Gateau lâu lâu lại choảng nhau chí choé. Gateau còn nhỏ nên bao giờ cũng yếu thế hơn, kêu chít chít nhờ mình cứu. Hông biết có phải vì thằng Nành nó tưởng bé Teau là … con ông hàng xóm không vì nó rất hay ăn hiếp con. Tương tự như vậy, rất nhiều trừơng hợp, vd như hai bé Sparky và Kiwi của chị Joy Georgina [Joy’s channel here]cũng phải tách ra vì đánh nhau dữ quá. Mình đã thử ngăn chuồng ra riêng rồi cho ở chung trở lại nhưng tụi nó vẫn cứ bum nhau cho bằng được. Thường thì tụi nó đã đánh nhau thì phải đánh cho tới khi một trong hai bên trọng thương [rách da, chảy máu, sứt mắt, què,…] thậm chí chết thì mới dừng lại. Vậy nên bạn nào lỡ nuôi hai bé Robo đực thì phải chú ý quan sát nhá

Ảnh minh hoạ, hông phải tụi nhỏ

b. Mùa sinh sản: Hồi mới nuôi bé Nành và bé Khuôn, tầm vài tuần trước khi bé Khuôn sinh lứa đầu tiên, mình thấy nó cũng hay nhào vô cắn thằng Nành dữ dội lắm, can mấy cũng không được. Sau này đọc tài liệu trên web nước ngoài, mình mới biết đó là cách để bé Khuôn bảo vệ cái kho đồ ăn và cái ổ cho đám nhóc sau này. Sau khi bầy bông con lớn, bé Khuôn và thằng Nành lại hoà thuận với nhau. Nếu bạn nuôi Robo theo cặp đực cái, vấn đề này rất hay xảy ra, tính từ thời điểm bé cái có dấu hiệu mang thai. Vài trường hợp hiếm hoi, hai đứa không cãi nhau mà cùng hợp sức chăm con. Song, mình vẫn khuyên các bạn ngay khi thấy bé cái cắn bé đực lần đầu, bạn nên tách bé cái ra riêng, lót chuồng bằng mùn cưa, lắp một bình nước đầy [bé mẹ sẽ uống rất nhiều nước trong thời gian mang thai]. Cá nhân mình khuyên bạn nếu có điều kiện thì nên tách chúng nó ra hẳn hai cái chuồng riêng biệt để bé mẹ không bị phân tâm trong thời gian dưỡng thai và cả sau khi sinh con.

c. Bé này lần đầu vô chuồng của bé kia


Trường hợp này cũng hết sức bình thường, là bản năng của mọi con vật chứ không riêng gì hamster. Khi thằng Gateau qua thăm mẹ Đậu Khuôn sau thời gian xa cách, bé Khuôn vẫn nhào vô rượt con chạy thí mạng vì nó có nhớ bé Teau là con nó đâu. Những hamster khi qua chuồng đối phương sẽ cảnh giác và có động tác tự vệ khi gặp chủ nhà [giơ chân trước, dùng mũi ngửi râu đối phương], tương tự như chó lạ vào làng thôi. Trong chuồng đậm đặc mùi chủ nhà đánh dấu lãnh thổ và bất cứ kẻ lạ nào đột nhập vào cũng phải lo mà phòng thủ trước khi chủ nhà phát hiện. Trường hợp này rất phổ biên khi bạn ghép cặp một bé mới với một bé nuôi sẵn từ trước. Để hai đứa không choảng nhau, bạn nên chùi rửa sạch sẽ, thơm tho cái chuồng để bay hết mùi của bé cũ, [bổ sung ngày 28/04/2019] lấy tấm bìa ngăn chuồng thành 2 gian, mỗi đứa ở một gian tầm 3 ngày rồi hẵng cho nhập thành 1 gian. Mục đích của việc này là để tụi nó quen mùi nhau.
d. Nhà chật, đông con:
Hồi mình nuôi 5 bé bông đực con chung với thằng Nành, bé Teau, vị chi là 7 đứa trong cái hộp nhựa 15 lít, tụi nhóc thỉnh thoảng cũng bum nhau, sơ sơ thôi. Mình đoán có lẽ Robo ghét không gian hẹp và khi bạn nuôi tụi nhỏ trong cái chuồng quá nhỏ, tụi nó sẽ dễ cáu ghắt, hay choảng nhau. Hiện tại thì mình đã bán bớt đám nhỏ nên nhà rộng thênh thang còn mỗi bé Teau và ba Nành. Bạn cho tụi nhóc các nhà càng rộng thì chúng nó sẽ dễ tính, hiền lành và thân thiện với bạn rất nhanh. Đồ chơi thừa mứa giúp tụi nó vận động,thư giãn, vậy nên trong chùng mực có thể, bạn hãy làm thật nhiều đồ chơi ho bầy heo bông nhà mình

  1. Những lưu ý khi hamster cắn nhau:

Mình có đôi lời lưu ý hết sức quan trọng dành cho các bạn có hamster hay đánh lộn nhau
– Bạn tuyệt đối không dùng tay trần để cản tụi nhỏ mà phải dùng một vật dùng nào đó[muỗng đồ ăn, chén ăn , ống chui dài,…] để cản đám ẩu đả. Trong lúc hứng chí, tụi nó sẽ quên béng ai ra ai, có khi phập vào bạn, chảy máu toé loé luôn. Nếu bạn nào lỡ dại thì mình khuyên bạn nên nhanh chóng rửa tay bằng xà phòng, sau đó tìm cách tách đám này ra, nhớ là phải dùng đồ vật để lùa tụi nó qua chuồng khác. Mình báo trước là nó phập đau lắm đấy

– Đối với bé hamster bị chảy máu, bạn cần đặt bé lên mặt phẳng có lót giấy mềm. Sau đó lấy tăm bông thấm nước muối sinh lí lau nhẹ vết thương của bé cho hết máu, rồi cho bé nằm nghỉ ngơi xa chuồng cũ, để xa khỏi bé kia. Bé cần phải bình tĩnh lại thì mới phục hồi được. – Nếu có điều kiện thì nên nuôi riêng hai đứa một thời gian [tầm 2, 3 tuần] rồi cho tụi nó ở chung trở lại. Ít nhất hai đứa nó phải hạ hoả thì mới chịu làm lành mới nhau được – Khi bé cái cắn bé đực, bạn hãy tách ra ở riêng, rồi bắt đầu quan sát xem liệu bé cái có dấu hiện mang thai hay không. Thường thì bé Khuôn nhà mình sau tầm 2,5 tuần tính từ ngày nó cắn thằng Nành là nó sinh. – Nếu có thể, bạn nên nuôi chung hai bé cái với nhau, hoặc nếu muốn có bông con thì bạn nuôi cặp đực cái nhưng phải nhớ chuẩn bị thêm một cái chuồng nữa để bé mẹ sinh con


Trên đây là vài lời khuyên cho các bạn để xử lí chuyện tụi bông cắn nhau. Hy vọng những chia sẻ của Vinci sẽ giúp ích cho các bạn :]]

Video liên quan

Chủ Đề