Tại sao gián chết ngửa

Hãy nói thử xem, có phải là khi nhìn thấy lũ gián đáng ghét chết ở quanh nhà, chúng luôn nằm "phơi bụng" ra phải không?

Và thế là bạn cứ thắc mắc mãi rằng vì sao chúng lại chết ở tư thế "không được đẹp cho lắm" này phải không?Các nhà khoa học đã có câu trả lời cho bạn.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về động vật thì việc gián nằm ưỡn bụng khi về với thiên thu là 1 chuyện hết sức bình thường.

Giáo sư côn trùng học Coby Schal thuộc trường Đại học Bắc Carolina, cơ thể gián khá kềnh càng, lưng tròn, trơn, thân hình dẹt... Phần nâng đỡ cơ thể gián chính là những cặp chân nhỏ có lông xù xì.

Những cặp chân này không chỉ thực hiện nhiệm vụ chính - nâng đỡ cơ thể mà còn giúp gián cảm nhận được môi trường xung quanh, phát hiện mối hiểm nguy để "chạy trốn".

Cặp chân này của gián cực kỳ linh hoạt, cho phép chúng luồn lách ở những khe rất hẹp để kiếm ăn và lẩn trốn.

Ngoài thuật ẩn thân - dùng 2 chân sau để đu bám vào rìa dưới vật thể để lộn vòng tròn, trốn nhanh đến mức người không thể thấy, chúng cũng sở hữu tốc độ di chuyển kinh hoàng - gấp 50 lần chiều dài cơ thể mỗi giây. Con số này tương đương với tốc độ di chuyển 320km/giờ ở người [nếu lấy kích thước cơ thể để tính toán].

Dẫu vậy, trước khi chết, gián bao giờ cũng sẽ giẫy giụa. Do cấu tạo cơ thể chân ngắn, trơn nên khi giẫy chúng thường bị lật ngửa lại.

Khi gần cửa tử, "sức đã cùng, lực đã kiệt" - gián không còn hơi sức để lật mình lại được nữa. Vì thế, chúng cứ vẫn nằm ngửa, áp lưng xuống đất, phưỡn cái bụng lên và giẫy, đạp cho đến khi chết hẳn.

Trong trường hợp bị hạ gục dưới thiên địch "bình xịt côn trùng", những chất trong thuốc khiến chúng bị co giật mạnh.

Những chất độc thần kinh này gây ức chế, làmtê liệt các chức năng của màng tế bào thần kinh trung ương, dẫn đến cơn co thắt, cản trở sự phối hợp cơ, khiến côn trùng mắc kẹt trong thế nằm ngửa đến khi tử vong.

Nguồn:Huffington Post, How Stuff Works

[Dân sinh] - Gián nhà là chi côn trùng có cơ thể dẹt hướng lưng bụng, thông thường có đôi cánh ôm kín lưng.

Gián vẫn luôn là kẻ thù đối với chúng ta, nhất là trong phòng bếp. Một con gián cái có thể đẻ được 40 - 60 con trong mỗi kỳ sinh nở. Chúng không cần đến con đực để sinh sản. Không những thế, gián có thể sống được 2 năm trong điều kiện sống lý tưởng. Tuổi thọ của gián cũng tuỳ vào thức ăn và môi trường sống.

Ảnh minh họa.

Có một điểm kì lạ là khi chết tự nhiên thì gián luôn trong trạng thái nằm ngửa. Giáo sư Coby Schal cho rằng có hai lý do cơ bản. Thứ nhất, gián có phần lưng hơi tròn, trơn và phần thân dẹt giúp chúng có thể co lại, trốn trong các khe hẹp và đường nứt.

Thứ hai, gián có trọng lực cơ thể lớn nhờ 6 chân dài, như vậy hầu hết sức nặng của chúng tập trung xung quanh lưng. Khi gián đã già và chết đi, trọng tâm sẽ kéo lưng của nó quay xuống sàn nhà và làm nó lật ngửa. Cái lưng trơn tròn và các cơ đang yếu dần làm cho nó không thể lật lại được, đặc biệt là khi nó đang nằm trên bề mặt trơn.

Theo Newsobserver, các loại thuốc trừ sâu chúng ta sử dụng để diệt gián có thể có tác dụng tương tự. Hầu hết các thuốc trừ sâu có chứa độc tố thần kinh - chất độc có thể gây chấn động và co thắt cơ bắp, cuối cùng khiến cho gián phải nằm bật ngửa. Một con gián khỏe mạnh có thể dễ dàng lật trở lại, nhưng với những con gián dính phải chất độc thì điều đó là không thể do các cơ đã yếu dần, cộng với cái lưng trơn bóng và trọng lực cơ thể lớn.

PV [sưu tầm]

Vì sao gián chết lại nằm ngửa

4.9 [98.48%] 79 votes

Đây là một chủ đề mang tên “Vì sao gián chết lại nằm ngửa?” của một độc giả được đăng trên VnExpress. Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản bởi bạn đã quá quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày, nhưng những điều đã thấy thường xuyên chưa chắc bạn đã biết nguyên nhân chính xác của nó.

Bên cạnh những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý, đa số có cùng chung ý kiến là: Do cấu tạo cơ thể dạng dẹt, nhiều chân nên rất khó thăng bằng, và nếu như có một tác động khách quan hay chủ quan nào đó như: cơ thể yếu, tai nạn trong lúc di chuyển, hoặc do trúng chất độc…khiến chúng lật ngửa và không thể tự lật ngược cơ thể lại được, lúc này chúng cố giẫy giụa để lật cơ thể lại bình thường nhưng “bất lực” và sau một thời gian chúng kiệt sức, không còn năng lượng và cuối cùng là chết. Bản thân người viết bài sau khi đọc được chủ đề này cũng đã cố tình thí nghiệm thực tế với một con gián, có hai vấn đề phát sinh là: thứ nhất nếu là một con gián đang còn “khoẻ mạnh bình thường” thì bạn khó mà bắt nó lật ngửa lên được, trừ khi có một tác động khách quan nào đó mà ở đây người viết gọi chung là “tai nạn”.

Thứ hai, đúng là nếu gặp “tai nạn” khiến chúng lật ngửa thì con gián hoàn toàn không có khả năng lật lại được, bạn thí nghiệm với một con gián bình thường, sau khi lật ngửa con gián trong phòng tắm [môi trường dính nước, ẩm ướt] con gián sẽ cố giẫy để lật lại nhưng hoàn toàn vô tác dụng và chưa đến 5 phút sau con gián đã chết. Như vậy từ thí nghiệm và một số ý kiến chúng ta có thể rút ra một điều rằng con gián không phải chết là nằm ngửa mà do chúng không có khả năng thăng bằng lại cơ thể sau khi bị “tai nạn” lật ngửa, chúng không thể lật úp lại, sau một thời gian nhất định chúng mất dần năng lượng sống và chết. Đặc biệt với các môi trường ẩm ướt và trơn trượt như nền gạch thì điều đó rất dể xảy ra khiến cho chúng ta nhìn thấy rất nhiều con gián chết đều nằm ngửa.

Tuy nhiên giải thích theo đa số ý kiến phía trên chỉ có thể đúng ở một khía cạnh nào đó. Vì thế để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia.

GS.TS Bùi Công Hiển, nguyên giảng viên Khoa Sinh, Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Đây là hiện tượng rất bình thường. Trước khi chết bao giờ gián cũng giẫy, do cấu tạo của cơ thể, chân ngắn và trơn nên khi giẫy thì chúng bị lật ngửa. Tuy nhiên, lúc này do sức đã cạn nên chúng không có khả năng tự lật lại mình được. Và cứ thế, gián sẽ nằm ngửa như vậy, giẫy cho đến khi chết với tư thế lưng áp xuống đất, bụng ngửa lên trời, chân cẳng cứng đơ. Không chỉ có loài gián mà một số loài côn trùng khi chết cũng có hiện tượng này.”

GS. Nguyễn Lân Dũng lại cho biết không hẳn như vậy. Có trường hợp thì gián nằm ngửa có trường hợp nó vẫn nằm sấp bình thường. Nguyên nhân vì sao gián lại nằm ngửa khi chết, Giáo sư Dũng cũng cho hay đó là do tỉ trọng cơ thể. Theo đó, phần nào của con gián nặng hơn nó sẽ nghiêng về phía ấy. Nếu tỉ trọng phần cánh và phần trên của nó nặng hơn dưới thì nó dễ bị lật ngửa hơn khi chết. Và ngược lại nếu tỉ trọng phần dưới của gián nặng hơn trên thì nó sẽ nằm sấp. Chúng không có khả năng tự lật mình lại sau khi ngã, hoặc bị mắc kẹt ở một xó nào đó nên không thể chết nằm sấp, hoặc một cách nào đó mà không phải nằm ngửa. Ngoài ra, một số loại thuốc diệt gián làm co thắt cơ, khiến gián không thể điều khiển được cơ bắp của mình và chết ngửa. Như vậy, theo GS. Nguyễn Lân Dũng không phải bất kì con gián nào khi chết cũng nằm ngửa.

Như vậy là đã quá rõ chúng ta tạm chấp nhận nguyên nhân trên lý thuyết là thế. Nhưng người viết muốn nhấn mạnh một điều rằng, đôi khi cuộc sống quanh ta có những điều tưởng chừng như quá đơn giản nhưng chưa chắc bạn đã hiểu về nó, trường hợp trên là một minh chứng cho điều này, bạn nghĩ sao?

Nguồn Internet

Có bao nhiêu loại gián?

Gián nhà [Danh pháp khoa học: Periplaneta] là một chi gián thuộc họ Blattidae, trong chi này có nhiều loài gián sống trong nhà của con người. Chúng đã thích ứng sống trong nhà ở và thường xuyên bắt gặp những loài này.

Gián nhà là chi côn trùng có cơ thể dẹt hướng lưng bụng, thông thường có đôi cánh ôm kín lưng. Kích thước cơ thể của chúng khác nhau theo loài, có thể dài từ 2 – 3mm đến 80mm. Toàn thân có thể màu nâu sáng hoặc đen [lúc mới sinh có màu trắng]. Đa số các loài gián ít khi bay, song chúng bò rất nhanh.

Thực ra gián có tới ít nhất là... 5.000 loại, nhưng Periplaneta Americana và Blattella Germanica - hay còn gọi là gián Mỹ và gián Đức - là 2 loài phổ biến nhất [và cũng gieo rắc nhiều nỗi kinh hoàng nhất] đối với con người. 

Americana là loài gián khá phổ biến ở những vùng có khí hậu ấm áp. Chúng rất yêu thích những khu vực rộng lớn, đặc biệt là những nơi mang tính công cộng như tiệm tạp hóa, cửa hàng tiện lợi hay nhà hàng...

Loài gián Mỹ này thích sống ngoài trời tại những nơi như xung quanh thùng rác, trên cây và trong gỗ. 

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy loài gián này ở những nơi dưới lòng đất như trong mương, ống dẫn hơi nước, tầng hầm hay cống rãnh. Khi mùa mưa tới, chúng sẽ thực hiện cuộc "đại di cư" đến xâm chiếm tòa nhà, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi người.

Trong khi đó, anh em đồng chí của Americana, Germanica có vẻ "chảnh" hơn khi không thể sống thiếu con người và cuộc sống văn minh. 

Loài gián này thường sống thành bầy lớn, tập trung ở những nơi tối tăm ẩm thấp, nhất là trong nhà bếp, trong tường, trong những ngăn kéo bỏ trống cũng như dưới bếp lò, máy giặt và máy rửa chén...

Gián nhà được coi là loài gây hại, có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người. Chúng ăn nhiều loại đồ vật trong nhà như quần áo, giấy, thức ăn của con người và cả các chất thải trong thùng rác nhà bếp. Sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, vi khuẩn và động vật nguyên sinh có thể tồn tại trong hệ thống tiêu hóa của gián trong một tháng hoặc hơn. Sau đó, thực phẩm hoặc đồ dùng có thể bị nhiễm phân gián và nguồn bệnh được lan truyền khi gián di chuyển, kiếm ăn và thải phân.

Gián nhà có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở. Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua.

Chúng ăn gì để sống?

Gián không những gớm ghiếc mà còn sinh sản rất nhanh. Lấy ví dụ một quần thể Americana trong mỗi ống cống có thể lên tới con số 5.000 con! Theo đó mỗi gián cái sẽ đẻ 150 trứng trong 10 tháng, tập trung thành một cụm gần với nguồn thức ăn. 

Còn loài Germanica, mỗi năm có thể sản sinh hơn 10.000 cá thể – theo thống kê từ ĐH Nông Nghiệp Penn State [Mỹ].

Do sinh sản nhiều như vậy, nên nhu cầu dinh dưỡng của chúng cũng rất cao. Sau khi trứng nở, gián con phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển để trở thành con trưởng thành, và mỗi giai đoạn đều cần một lượng lớn thức ăn. 

Vì sao gián chết lại nằm ngửa

Giáo sư Coby Schal cho rằng có hai lý do cơ bản. Thứ nhất, gián có phần lưng hơi tròn, trơn và phần thân dẹt giúp chúng có thể co lại, trốn trong các khe hẹp và đường nứt. Thứ hai, gián có trọng lực cơ thể lớn nhờ 6 chân dài, như vậy hầu hết sức nặng của chúng tập trung xung quanh lưng. Khi gián đã già và chết đi, trọng tâm sẽ kéo lưng của nó quay xuống sàn nhà và làm nó lật ngửa. Cái lưng trơn tròn và các cơ đang yếu dần làm cho nó không thể lật lại được, đặc biệt là khi nó đang nằm trên bề mặt trơn.

Theo Newsobserver, các loại thuốc trừ sâu chúng ta sử dụng để diệt gián có thể có tác dụng tương tự. Hầu hết các thuốc trừ sâu có chứa độc tố thần kinh - chất độc có thể gây chấn động và co thắt cơ bắp, cuối cùng khiến cho gián phải nằm bật ngửa. Một con gián khỏe mạnh có thể dễ dàng lật trở lại, nhưng với những con gián dính phải chất độc thì điều đó là không thể do các cơ đã yếu dần, cộng với cái lưng trơn bóng và trọng lực cơ thể lớn.

Gián vẫn luôn là kẻ thù đối với chúng ta, nhất là trong phòng bếp. Một con gián cái có thể đẻ được 40 - 60 con trong mỗi kỳ sinh nở. Chúng không cần đến con đực để sinh sản. Không những thế, gián có thể sống được 2 năm trong điều kiện sống lý tưởng. Tuổi thọ của gián cũng tuỳ vào thức ăn và môi trường sống.

 

Chúng có thể sống tiếp mà không có đầu?

Theo các chuyên gia về động vật, loài gián có cơ thể khá kềnh càng, được kết hợp từ ba phần gồm đầu, ngực và bụng. Nâng đỡ cơ thể nặng nề đó là ba cặp chân nhỏ có lông, ngoài nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể còn giúp gián cảm nhận môi trường xung quanh, theo Dengarden.

Các cặp chân này khá linh hoạt, cho phép gián luồn lách ở những khe kẽ rất hẹp để kiếm ăn và lẩn trốn. Tuy nhiên, khi gián chết, nó mất khả năng kiểm soát cơ, gây ra tình trạng co rút ở cơ chân. Các chân bị co rút gập vào, khiến cơ thể gián mất trọng tâm và ngã ngửa dưới sức nặng của bụng.

Vẫn có trường hợp gián chết không nằm ngửa, giơ chân lên trời mà nằm úp sấp, tuy nhiên chết theo tư thế nằm ngửa là thuộc tính cố hữu của loài gián do hiện tượng co rút cơ.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng loài gián có nhiều đặc tính khá thú vị khác, chẳng hạn như chúng có thể sống tiếp mà không có đầu. Cả phần thân và phần đầu dù bị tách rời vẫn có thể phản ứng với các kích thích bằng cách ngọ nguậy râu và chân. Phần đầu chỉ có thể tồn tại trong vài giờ sau khi bị cắt rời, trong khi phần thân có thể sống tiếp đến vài tuần.

Video liên quan

Chủ Đề