Tại sao hổ và sư tử lại thích ăn thịt tươi sống

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết những con gấu trúc cổ đại là loài ăn thịt. Một nghiên cứu cho thấy tổ tiên gấu trúc không có sự chuyển đổi đơn giản từ ăn thịt sang ăn tre hàng triệu năm trước. Chúng có chế độ ăn thực vật tương đối đa dạng cho đến ít nhất 5.000 năm trước.

Sau đó, vì một lý do nào đó, chúng đã thực hiện chuyển đổi sang chế độ ''ăn kiêng'' chỉ bao gồm tre.

Ai cũng biết rằng món khoái khẩu nhất của loài gấu trúc chủ yếu là tre. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra những căn cứ cho thấy trước đây loài này từng ăn thịt.

Tuy nhiên, cho tới nay, gấu trúc vẫn còn giữ lại các đặc tính của loài động vật ăn thịt. Ruột của động vật ăn thực vật thường dài hơn để hỗ trợ tiêu hóa chất xơ, nhưng gấu trúc thì không.

Tuy nhiên, vẫn còn là một bí ẩn tại sao gấu trúc phát triển chế độ ăn hạn chế đến mức như hiện nay đó là chỉ ăn tre.

Tre không phải là thực phẩm bổ dưỡng nhất, vì vậy gấu trúc phải ăn từ 12 - 38 kg mỗi ngày. Kết quả là, chúng có tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn và lối sống rất lười biếng. Chúng chọn lối sống chậm chạp để tiết kiệm năng lượng.

Tuy đã tiến hóa và thích nghi với đời sống ăn tre nhưng răng và kết cấu cơ thể vẫn gần như không thay đổi, chúng vẫn là loài ăn thịt và một khi tức giận thì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là bộ móng vuốt sắc như dao mổ.

Hơn nữa, thời cổ đại tổ tiên loài gấu trúc còn được gọi là ''quái thú ăn sắt''. ''Thần thú'' này thời xưa đã được rất nhiều các bậc tướng tài thuần hóa để thống lĩnh quân đội trong các trận chiến để bảo vệ lãnh thổ hay mở rộng đất đai.

Gấu trúc hiện đại và cổ đại có một số sự khác biệt trong chế độ ăn uống của chúng.

Ngày nay, gấu trúc được xem là linh vật quý hiếm và chính là biểu tượng văn hóa của đất nước vạn dân Trung Quốc. Gấu trúc chính là biểu tượng cho thể khí dương, thể hiện sức mạnh và quyền lực.

Hạ Tú [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/tai-sao-ho-va-su-tu-lai-tha-nhin-doi-hon-la-an-thit-gau-truc-chuyen-gia-hay-xem-to-tien-cua-gau-truc-duoc-goi-la-gi-107716.html

  • Tag
  • Gấu trúc
  • gấu trúc cổ đại
  • sư tử

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Động vật chuyên ăn thịt hay động vật thuần ăn thịt hay Động vật ăn thịt bắt buộc [tên Latin: Hypercarnivore] là những động vật ăn thịt trong đó có một chế độ ăn uống phải tiêu thụ đến hơn 70% lượng thịt, ngoài ra có thể bổ sung thêm một số nguồn khác bao gồm các loại thực phẩm phi thịt như nấm, trái cây hoặc nguyên liệu thực vật khác. Người ta chia thành 3 nhóm là động vật ăn thịt hoàn toàn, động vật có chế độ ăn trên 70% là thịt [hypercarnivores] và động vật ăn tạp [ăn cả thịt và rau củ quả][1].

Mỗi ngày hổ ăn từ 3 đến 6 kg thịt

Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27,2 kg thịt mỗi bữa, và một con hổ cũng có thể ăn tới 20–30kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng vài ngày [phần còn lại chúng sẽ đem giấu và sẽ trở lại ăn cho đến hết con mồi], trong đó hổ Bengal có thể ăn tới khoảng 30kg [66lb] thịt một ngày. Một con hổ Siberia trưởng thành cần ít nhất 9kg thực phẩm mỗi ngày để tồn tại[3]. Trong điều kiện nuôi nhốt, trung bình mỗi ngày hổ ăn hết khoảng 5–7kg thịt các loại như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, nhiều vườn thú cho hổ ăn 5kg thịt một ngày, trong đó, có 4kg thịt bò bắp, hoặc thăn và 1kg sườn lợn, nếu hổ đến giai đoạn hổ trưởng thành thì có thể cho ăn các loại đầu, chân, cánh gà, mỗi ngày, một con hổ trưởng thành ăn 10kg thịt bò.

Sư tửSửa đổi

Sư tử là động vật ăn thịt bắt buộc; chúng cần 7 kilogram [15lbs] thịt một ngày. Thành phần chính trong chế độ ăn của chúng thường là thịt của những loài động vật có vú lớn. Con mồi của chúng bao gồm ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng châu Phi, hươu cao cổ, hà mã trưởng thành, và thậm chí là voi gần trưởng thành, mặc dù voi trưởng thành là quá nguy hiểm cho chúng khi chúng muốn đấu sức với nó nên sư tử thường nhắm những con voi con để săn bắt. Khi đơn lẻ, nói chung chúng dễ dàng săn các con mồi nhỏ hơn chúng, bao gồm sơn dương [Connochaetes], linh dương [họ Bovidae], linh dương Gazen [chi Gazella] và lợn nanh sừng châu Phi [Phacochoerus africanus]. Những con sư tử sống gần bờ biển còn ăn thịt cả hải cẩu.

MèoSửa đổi

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn nhỏ,cóc nhái và cá. Do loài mèo luôn sống với người nên, thức ăn của loài mèo còn là cơm, rau. Ngoài ra dù là loài ăn thịt thú rừng cá là loại thức ăn khoái khẩu nhất của mèo. Loài mèo nhà cũng ăn thịt thú rừng nhưng thực tế cho thấy rằng nó thích ăn cá hơn nhiều.

Báo sănSửa đổi

Chế độ ăn uống của một con báo phụ thuộc vào khu vực mà nó sống. Đây là một loài động vật ăn thịt tươi sống với con mồi săn khoảng dưới 40kg [88lb] gồm những loài linh dương cỡ nhỏ như Linh dương Thomson, linh dương nhảy, linh dương Grant, linh dương Gazen, linh dương sừng cao và những con Linh dương đầu bò và ngựa vằn còn non. Thường là linh dương Thomson hay một con heo rừng là đủ cung cấp năng lượng cho một con báo săn no bữa. Đối với những con linh dương trưởng thành có thể cung cấp cho báo săn no bữa được khoảng từ 1-2 ngày.

Sau khi đi săn xong, chúng sẽ đem xác con mồi về cất giấu ở một nơi nào đó ăn dần. Việc săn những con linh dương nhỏ sẽ cung cấp ít calo hơn và không thể duy trì lâu nhưng con linh dương trưởng thành với hơn 60kg sẽ cung cấp nhiều hơn thức ăn cho báo. Nó đốt ít nhất 2500 calo mỗi ngày và những bữa ăn bằng con linh dương cung cấp gần 5000 calo sẽ giúp nó cung cấp năng lượng trong vòng 02 ngày. Về thể chất, khi không có thức ăn, con báo có thể cầm cự lâu như con người từ khoảng 5-6 ngày trước khi nó hoàn toàn kiệt sức.

Sói lửaSửa đổi

Hai con sói lửa đang tranh giành con mồi

Sói đỏ là động vật ăn thịt tươi sống thật sự. Thức ăn của loài sói đỏ là các loài động vật như nai, hươu, hoẵng, lợn rừng, gia súc, vật nuôi và các loài chim lớn, gia cầm v.v. Nhiều khi loài sói này còn tấn công vào các bản làng để kiếm thức ăn, chúng tấn công vào cả trâu, bò, lợn, gà, dê, ngựa.

ChóSửa đổi

Tổ tiên loài chó ngày nay thuộc nhóm hypercarnivorous, chúng thích ăn thịt và gặm xương. phân loại chúng thành các nhóm như nhóm ăn thịt, nhóm chuyên ăn thịt và nhóm ăn tạp. Chó phát triển sức mạnh của cơ bắp, đặc biệt là phần cơ gần miệng và xương thì rất khó bị gãy để chúng có thể cắn được con mồi. Trải qua nhiều thế hệ, chúng dần chuyển thành loài chuyên ăn thịt. Tất cả loài chó đã thuần hoá ngày nay đều là hậu duệ của loài sói xám, vì thế chúng sở hữu đặc tính của loài chuyên ăn thịt và rất thích thú với việc gặm xương[1][2].

RắnSửa đổi

Tất cả các loài rắn đều là động vật chỉ toàn ăn thịt, với thức ăn của chúng là các động vật nhỏ như thằn lằn, chim, thú nhỏ, cá, côn trùng, ốc, các loài rắn khác cũng như trứng của các loại con mồi này[4][1].[5][6] Do rắn không thể cắn hay xé thức ăn ra thành từng miếng nên chúng phải nuốt chửng nguyên cả con mồi. Các loài rắn nhỏ hơn thì ăn các con mồi nhỏ hơn. Chẳng hạn, những con trăn non có thể khởi đầu công việc ăn uống chỉ với những con thằn lằn hay chuột. Các loài rắn ăn ốc khác có nhiều răng ở mé phải miệng chúng hơn ở mé trái do vỏ ốc mà chúng ăn thường xoắn theo chiều kim đồng hồ[4]:184[7]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b //vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/vi-sao-cho-thich-gam-xuong-2236658.html
  2. ^ a b //vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/80070/vi-sao-cho-thich-gam-xuong.html
  3. ^ “Kỳ quái chó là mẹ của đàn... hổ Siberi”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ a b Mehrtens JM. 1987. Living Snakes of the World in Color. New York: Sterling Publishers. 480 pp. ISBN 0-8069-6460-X.
  5. ^ Sanchez, Alejandro. “Diapsids III: Snakes”. Father Sanchez's Web Site of West Indian Natural History. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  6. ^ Behler [1979] tr. 581.
  7. ^ Hori, Michio; Asami, Takahiro; Hoso, Masaki [2007]. “Right-handed snakes: convergent evolution of asymmetry for functional specialization”. Biology Letters. 3 [2]: 169–72. doi:10.1098/rsbl.2006.0600. PMC2375934. PMID17307721.

Tham khảoSửa đổi

  • Van Valkenburgh, B. [1988]. "Trophic diversity in past and present guilds of large predatory mammals". Paleobiology 14: 155–73.
  • Holliday, J.A; Steppan, S.J. [2004]. "Evolution of hypercarnivory: the effect of specialization on morphological and taxonomic diversity". Paleobiology 30 [1]: 108–128. doi:10.1666/0094-8373[2004]0302.0.CO;2. ISSN 0094-8373.
  • Van Valkenburgh, B.; Wang, X; Damuth, J [2004]. "Cope's Rule, Hypercarnivory, and Extinction in North American Canids". Science 306 [5693]: 101–4. Bibcode:2004Sci...306..101V. doi:10.1126/science.1102417. PMID 15459388.
  • Lindqvist, Charlotte; Schuster, Stephan C.; Sun, Yazhou; Talbot, Sandra L.; Qi, Ji; Ratan, Aakrosh; Tomsho, Lynn P.; Kasson, Lindsay et al. [2010]. "Complete mitochondrial genome of a Pleistocene jawbone unveils the origin of polar bear". PNAS 107 [11]: 5053–5057. Bibcode:2010PNAS..107.5053L. doi:10.1073/pnas.0914266107. PMC 2841953. PMID 20194737.
  • Stephen Herrero [1985]. Bear Attacks, their causes and avoidance. p.156.

Video liên quan

Chủ Đề