Cây có cội, sông có nguồn là gì

1. Đã là con người ai cũng đau đáu với quê hương, nhất là với những người con xa. Tôi muốn kể câu chuyện của những đứa con xa quê mà khoảng cách địa lý, thời gian, mọi sự cách trở không ngăn được những tình cảm sâu nặng của họ dành cho quê hương Việt Nam.

Truyện về dòng họ Lý ở Hàn Quốc là một trong những câu chuyện cảm động của tình cội nguồn... Khoảng 800 năm trước, sau một biến cố lịch sử, nhiều người trong dòng họ nhà Lý của đất Việt đã lên thuyền vượt biển đến xứ Cao Ly [bán đảo Triều Tiên]. Qua bao năm vật đổi sao dời, dòng họ Lý ly hương đã xây dựng cơ nghiệp trên đất khách. Đến nay, những hậu duệ nhà Lý đã thành đạt ở xứ người nhưng điều đáng quý là họ đã không quên nguồn cội.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Lee Hee Yun, Chủ tịch danh dự của dòng họ Lý Hoa Sơn [một trong hai dòng họ Lý tại Hàn Quốc] kể: Họ là con cháu của vua Lý Thái Tổ. Vào năm 1226 tức là cách đây 780 năm, sau khi nhà Lý mất ngôi, Hoàng tử Lý Long Tường cùng gia quyến đi tị nạn. Đoàn thuyền vượt biển tránh bão đã dạt vào bờ biển phía Tây nước Cao Ly [gần Pusan ngày nay], được nhà vua và nhân dân Cao Ly hết sức giúp đỡ. Vua Cao Ly cấp cho ông và tùy tùng một vùng đất lớn, lập Lý Hoa thôn.

Người Việt làm phu mỏ tại Tân Đảo. [Ảnh: Tư liệu]

Theo ông Lee, con cháu dòng Lý rất tự hào vì mình là người Việt Nam. Đó là lý do họ tìm mọi cách để có những cuộc hành trình trở về nguồn cội. Thế là, kể từ năm 1995 đến nay đã hơn 20 năm, năm nào cũng vậy, những hậu duệ dòng họ Lý ở Hàn Quốc vẫn hành hương về dự lễ hội tại đền Lý Bát Đế ở Đình Bảng, Bắc Ninh, dâng hương tưởng nhớ công đức của 8 vị vua nhà Lý...Điều đáng nói là họ không chỉ trở về với dòng họ Lý ở Bắc Ninh mà họ đã thực sự trở về với Việt Nam. Bằng chứng là có rất nhiều người dòng họ Lý đã và đang đầu tư làm ăn lâu dài tại Việt Nam.

2. Ông Lý Tường Tuấn, hậu duệ của dòng họ Lý ở Hàn Quốc, người có thâm niên làm ăn lâu dài tại Việt Nam chia sẻ: Việc cụ tổ Lý Long Tường đã rời Việt Nam đến Hàn Quốc là sự kiện lịch sử cho thấy mối lương duyên gắn bó giữa hai dân tộc. Điều làm ông  hạnh phúc nhất là đi đâu, gặp người Việt Nam nào họ đều xem ông như người thân trong nhà, không còn hàng rào khoảng cách. Là hậu duệ dòng họ Lý, ông khao khát chung tay giúp đỡ sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Hiện ông Lý Tường Tuấn đã đầu tư một khoản tiền khá lớn về Việt Nam thông qua Tập đoàn tài chính Golden Bridge [Cầu Vàng] do ông thành lập vào năm 2000. Nói về những dự định trong tương lai, ông Tuấn cho biết: Chúng tôi sẽ hoạt động lâu dài ở Việt Nam, Golden Bridge cũng đang có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục... Chúng tôi sẽ tài trợ sinh viên Việt Nam du học tại xứ Hàn đồng thời hỗ trợ hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Hàn Quốc.

Hậu duệ nhà Lý ở Hàn Quốc, ông Lý Tường Tuấn.

Nói về những điều còn ưu tư, trăn trở trong những lần trở về, ông Tuấn có nói rằng, khi về Việt Nam rất nhiều người cứ coi ông là người Hàn Quốc, người nước ngoài. Ông nói: “Xin đừng gọi tôi là người nước ngoài nữa, tôi là người Việt Nam. Ông mong muốn mọi người gọi tên ông thân mật là Tuấn, đừng gọi là ông Lý, bởi cá nhân ông đang sống xa quê Việt, song dòng máu chảy trong người ông là dòng máu Lạc Hồng.

3. Nói đến những tình cảm thân thương của những người con xa quê với đất nước  không thể không kể đến những người con đất Việt rời quê hương bản quán cách đây hơn 100 năm. Đó là những người Việt đi làm phu mỏ, làm nô dịch cho những đồn điền cao su tại Tân Đảo hay còn gọi là Tân Thế giới [hòn đảo nằm tại Thái Bình Dương, là thuộc địa của Pháp].

Từ năm 1866, thực dân Pháp đã bắt người dân của một số nước châu Á trong đó có Việt Nam đến làm phu mỏ ở đây. Cuộc sống của người Việt cực kỳ khổ cực, suốt ngày đêm họ phải làm việc quần quật trên những đồn điền cao su ngút ngàn trong khoảng thời gian dài nhưng họ không bao giờ quên nguồn cội.  

Bà Bùi Thị Én, thương gia ở Noumea [thủ đô của Tân Đảo] cho biết, đã hơn 100 năm người Việt bén rễ ở Tân Đảo, môi trường sống, ngôn ngữ, nếp sống văn hóa khác và vì mưu sinh... tưởng đã làm những người Việt quên đi nguồn cội. Thế nhưng văn hóa Việt như những mạch ngầm vẫn chảy trong người họ.

Nói về đóng góp của những người Việt tại Tân Đảo với đất nước không thể không kể đến những nghĩa cử của họ trong thời kỳ chiến tranh. Có một câu chuyện lịch sử rằng, sau khi Bác Hồ phát động “Tuần lễ vàng” kêu gọi người dân Việt Nam ủng hộ kháng chiến, tin tức này đã đến với kiều bào Tân đảo và được tất cả nhiệt liệt hưởng ứng. Họ đã quyên góp được hơn 1 triệu quan [lương của một phu mỏ ở Tân đảo chỉ khoảng 100 quan/tháng].

Vì không biết làm cách nào để chuyển tiền về nước, nên khi nghe tin Bác Hồ sang Pháp dự hội nghị, một đại diện cho kiều bào Tân đảo đã tới Pháp gặp Bác để bày tỏ nguyện vọng đóng góp cho cuộc cách mạng của dân tộc. Bác Hồ đã rất xúc động trước tình cảm của kiều bào ở đây nên đã viết thư cảm ơn.

Từ đó về sau, kiều bào Tân Đảo đã rất nhiều lần gửi tiền về nước, ủng hộ chính phủ kháng chiến. Tính bình quân, trong suốt từ năm 1946 - 1954, kiều bào Tân đảo là những người ủng hộ kháng chiến và cuộc kiến thiết lại miền Bắc những năm sau kháng chiến nhiều nhất...

Cho đến tận bây giờ những người con đất Việt ở Tân Đảo luôn có những hành động tiếp sức cho quê hương thông qua một loạt các loại quỹ ủng hộ thiên tai, bão lũ, người có hoàn cảnh khó khăn... Hễ đất Mẹ cần, những người con đất Việt dẫu ở đâu trên trái đất này cũng luôn sẵn lòng bởi dòng máu trong tim họ là dòng máu Việt Nam.

Bài làm

      Ca dao dân ca Việt Nam là dòng suối mát lành ru hàng triệu thế hệ người Việt đắm chìm trong những bài học đạo lý và những kinh nghiệm được truyền tụng của ông cha. Đặc biệt, ca dao dành nhiều trang viết để nói về tình cảm gia đình, ngắn gọn mà thấm thía sâu sắc. Bài ca dao viết về nguồn cội, tổ tông là một trong những bài ca dao tiêu biểu:

“Con người có cố, có ông.

Như cây có cội, như sông có nguồn”

Bài ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó đầy tình nghĩa trong đại gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ ruột thịt, tình thân. Cây thì có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lí, một sự thật hiển nhiên về nguồn gốc của mọi sự thật. So sánh "Như cậy có cội như sông có nguồn" làm cho ý tưởng được cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" được nêu lên một cách giản dị, dễ hiểu. Con cháu phải biết ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà; phải thủy chung, nghĩa tình, không được vong ơn bội nghĩa. Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn đề cao đạo lý làm người, và sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” là bài học quý giá mà ông cha ta muốn gửi gắm cho con cháu ngàn đời. Điều đó đã được thể hiện rõ trong câu ca dao trên. Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ đã thể hiện một cách nói cụ thể, giàu hình ảnh, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung, tình nghĩa và biết ơn cội nguồn gia tộc từ đó mà thấm thía đến muôn đời.

Bài làm

      Ca dao dân ca Việt Nam là dòng suối mát lành ru hàng triệu thế hệ người Việt đắm chìm trong những bài học đạo lý và những kinh nghiệm được truyền tụng của ông cha. Đặc biệt, ca dao dành nhiều trang viết để nói về tình cảm gia đình, ngắn gọn mà thấm thía sâu sắc. Bài ca dao viết về nguồn cội, tổ tông là một trong những bài ca dao tiêu biểu:

“Con người có cố, có ông.

Như cây có cội, như sông có nguồn”

Bài ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó đầy tình nghĩa trong đại gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ ruột thịt, tình thân. Cây thì có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà sông mới có nước không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lí, một sự thật hiển nhiên về nguồn gốc của mọi sự thật. So sánh "Như cậy có cội như sông có nguồn" làm cho ý tưởng được cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" được nêu lên một cách giản dị, dễ hiểu. Con cháu phải biết ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà; phải thủy chung, nghĩa tình, không được vong ơn bội nghĩa. Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn đề cao đạo lý làm người, và sự biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” là bài học quý giá mà ông cha ta muốn gửi gắm cho con cháu ngàn đời. Điều đó đã được thể hiện rõ trong câu ca dao trên. Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ đã thể hiện một cách nói cụ thể, giàu hình ảnh, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung, tình nghĩa và biết ơn cội nguồn gia tộc từ đó mà thấm thía đến muôn đời.

Nhiều người thắc mắc Giải thích ý nghĩa Cây có cội, nước có nguồn là gì? Bài viết hôm nay chiêm bao 69 sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Ý nghĩa Cây có cội, nước có nguồn:

  • Cây có cội có nghĩa là cây thì có gốc – có rễ từ đó hình thành.
  • Nước có nguồn có nghĩa là nước thì có nguồn từ lòng đất để tạo nên.

Cây có cội, nước có nguồn có nghĩa là ám chỉ việc con người thì phải có gốc rễ – cội nguồn, cho dù đi làm ăn xa ở đâu đi chăng nữa thì cũng nên biết rằng bản thân mình đã từng sinh ra và lớn lên ở đâu, đừng bao giờ chối bỏ quê hương của mình nơi mà mình từng đi hái quả trên cây, đi chọc chó hay tắm sông cùng bạn bè.

Cũng giống như việc ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn vậy. Đừng nên chạy theo đồng tiền – danh vọng – quyền lực mà chối bổ bản thân mình đã từng sinh ra – lớn lên ở đâu.

Đồng nghĩa – Trái nghĩa Cây có cội, nước có nguồn:

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Uống nước nhớ nguồn
  • Lá rụng về cội

Qua bài viết Giải thích ý nghĩa Cây có cội, nước có nguồn là gì? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề