Tại sao tập tính học được có tính bền vững thấp

Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 31

Giải Sách

2020-07-19T21:56:31+07:00 2020-07-19T21:56:31+07:00 Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 31: Tập tính của động vật https://baihochay.com/sinh/giai-bai-tap-sgk-sinh-hoc-11-bai-31-550.html /themes/cafe/images/no_image.gif

Bài học hay https://baihochay.com/uploads/bai-hoc-hay-logo.png

Chủ nhật - 19/07/2020 21:56

  • In ra

Giải bài tập SGK Sinh học 11, bài 31: Tập tính của động vật

Tóm tắt kiến thức cơ bản: Tập tính ở động vật

1. Tập tính là gì:Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

2. Phân loại tập tính

a.Tập tính bẩm sinh

  • Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài
  • Ví dụ: Ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản

b.Tập tính học được

  • Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • Ví dụ: Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại
  • Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh
  • Ví dụ: Khả năng bắt chuột của mèo vừa là bẩm sinh vừa là học được.

3. Cơ sở thần kinh của tập tính

Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Tại sao tập tính học được có tính bền vững thấp

  • Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi
  • Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron. Tập tính học được có thể thay đổi.
  • Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ.
  • Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu và thảo luận

Câu 1: Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tínhbẩm sinh, tập tính học được

Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).

Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đườngdừng lại.

Trả lời:

  • Tập tính của lò vò, chuồn chuồn là tập tính bẩm sinh.
  • Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại là tập tính học được.

Câu 2: Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thân kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lờicác câu hòi sau:

Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao.

Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phút triển có rất nhiều tập tính học được?

Trả lời

  • Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả năng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.
  • Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thưởng có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ cố điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động.

Giải bài tập trang 126 SGK Sinh học lớp 11

Câu 1. Tập tính là gì?

Trả lời:Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 2. Cho mộtvài ví dụ (khác với ví dụ bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Trả lời:

  • Tập tính bẩm sinh
    • Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
    • Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
  • Tập tính học được
    • Sáo học nói tiếng người.
    • Khỉ làm xiếc.

Câu 3. Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Trả lời:

+ Tập tính bẩm sinh được đi truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
+ Tập tính học được được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm.


<< XEM MỤC LỤC

BÀI THUYẾT TRÌNH TẬP TÍNH BẨM SINH Ở ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 44 trang )

Bài thuyết trình

TẬP TÍNH BẨM SINH
Ở ĐỘNG VẬT


I. Khái niệm tập tính
1. Khái niệm:

Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời các kích thích từ môi trường( bên trong hoặc bên ngoài
cơ thể) nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
Khoa học nghiên cứu các hoạt động sống, tập tính của sinh vật gọi là tập tính học (ethology).


Ví dụ : Khi hổ báo săn mồi thì chúng tiến gần đến con mồi, sau đó nhảy vồ lên hoặc rượt đổi tiến gần con mồi.
Các hoạt động tiến lại gần, nhảy vồ lên, rượt đuổi là các chuỗi phản ứng của hổ báo để có thể săn mồi→ đảm bảo cho hỏ
báo có thể bắt được con mồi →tồn tại và phát triển .
Chuỗi cáchành động khi săn mồi của hổ được gọi làtập tính kiếm ăncủa hổ báo .
Ý nghĩa :Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trườngđể tồn tại và phát triển.


2. Phân loại:

Tập tính bẩm sinh

Tập tính ở động

Tập tính học được

vật


Tập tính hỗn hợp


2.1. Tập tính bẩm sinh

Là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn
từ khi sinh ra, nghĩa là có kích thích thì đông tác xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định. Tập tính
bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, được truyền từ bố mẹ thường rất bền vững không thay đổi đặc
trưng cho loài
vd : đứa trẻ sinh ra đã biết mút vú mẹ và không cần phải học; co đồng tử khi bị chói mắt; cười khi bị
cù…


2.2. Tập tính học được

Là chuỗi phản xạ có điều kiện. Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua
quá trình học tập và rút kinh nghiệm. Quá trình hình thành tập tính học được chính là quá trình hình
thành các mối liên hệ mới giữa các noron. Sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các noron là cơ sở
giải thích tại sao tập tính học được có thể thay đổi.
Vd: Con khỉ có thể chạy xe đạp, con cá heo có thể chơi với bóng…


2.3. Tập tính hỗn hợp

Trong nhiều trường hợp khó phân biệt được tập tính hoàn toàn là bẩm sinh hay do học tập mà có. Nhất là
các tập tính học được đã hình thành và phát triển thành các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen.
Tập tính hỗn hợp bao gồm cả tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh có được do học tập. Càng ở nhóm
động vật bậc cao, phần lớn tập tính được xem là tập tính hỗn hợp.
Vd: tập tính bắt chuột ở mèo là tập tính hỗn hợp vừa do bẩm sinh vừa do mèo mẹ dạy cho, tập tính xây tổ
ở chim vừa mang tính bẩm sinh vừa do học được từ đồng loại,…




3. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh


Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi.
Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi..
Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi
thọ của chúng.
Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.


II. Đặc điểm phân loại và ứng dụng tập tính bẩm sinh
1.Đặc điểm của tập tính bẩm sinh:
Từ khi sinh ra đã có, mang tính chất bản năng và được di truyền từ bố, mẹ.
Được quy định bởi yếu tố di truyền và có thể truyền lại cho thế hệ sau.
Ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Có tính bền vững.
Sô lượng tập tính là có hạn.


2. Phân loại tập tính bẩm sinh

Tập tính kiếm ăn – bắt mồi

Tập tính sinh sản
Tập tính bẩm sinh

Tập tính tự vệ - bảo vệ lãnh thổ



Tập tính di cư


3. Ứng dụng của một số tập tính bẩm sinh của một số loài động vật:


3.1 Tập tính tự vệ
Gia cầm thường có tập tính sống theo đàn, chúng di chuyển tìm kiếm
thức ăn, ăn theo đàn, gà con đi theo gà mẹ.Tập tính này giúp cho gia
cầm giữ ấm vào mùa đông .Vì vậy, trong nuôi gà công nghiệp khi thấy
đàn gà có hiện tượng tản ra xung quanh đó là do nhiệt độ chuồng
nuôi cao cần hạ nhiệt, nếu thấy chúng tranh nhau vào giữa đàn thì cần
tăng nhiệt độ lên. Biết được tập tính này của gà ta có thể chăn nuôi gà
tốt hơn, giúp gà không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường làm gà
bị mắc bệnh.


Một số loại động vật khi gặp kẻ thù chúng sẽ tiết ra các nọc độc để bảo vệ cơ thể
người ta ứng dụng nọc độc trong cuộc sống như:


3.1 Tập tính tự vệ
Dựa vào tập tính phóng nọc độc của rắn để thu nọc rắn chữa bệnh:

- Dùng nọc rắn để chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người bị rắn cắn. Khoảng 400 loài rắn có nọc độc và huyết
thanh của loài nào chỉ chữa được cho người bị rắn đó cắn. Hiện gần 100 quốc gia đã chế tạo trên dưới 200 loại huyết thanh. Việt
nam đã điều chế thành công lợi huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất, lục tre, hổ chúa và chàm quạp…

- Nọc rắn còn được dùng chế thuốc giảm đau, chống viêm thấp khớp, đau cơ, đau dây thần kinh… dưới dạng tiêm hay thuốc mỡ. Nọc rắn độc hổ mang ở brazil có chất captopril gây hạ huyết áp rất nhanh khiến con mồi bủn rủn, tê liệt. Các nhà khoa học đã mô


phỏng và chế tạo được chất nhầy này để chữa trị bệnh tăng huyết áp.
- Loại nọc độc làm đông máu được ứng dụng chế tạo thuốc cầm máu, chống chảy áu nội tạng.

- Từ nọc độc của rắn hổ mang, các nhà khoa học đã trích ra một chất có tên là contortrastin, có khả năng chống chế tế bào ung thư
làm chậm sự lan truyền của các khối u.


3.1 Tập tính tự vệ

Nọc độc của bò cạp:

- Nọc rắn đã đắt nhưng nọc bò cạp còn đắt hơn, muốn có 1g nọc phải lấy từ 8000 con bò cạp (mỗi con chỉ
lấy một lần).
Nọc bò cạp được dùng để điều trị những rối loạn của hệ thần kinh.
- Viện ung thư và chiếu xạ sinh học canada đã điều chế thành công loại thuốc có tên là escozul từ nọc độc
của bò cạp xanh, dùng điều trị một số bệnh ung thư, parkinson, viêm khung chậu. Thuốc được áp dụng
cho hơn 70000 bệnh nhân, kết quả khả quan.


3.1 Tập tính tự vệ

Nọc ong

- Những người nuôi ong thường không bị thấp khớp vì trong quá trình tiếp xúc với ong, họ không thể
tránh khỏi một vài lần bị ong đốt. Từ thực tế này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện nọc ong
có khả năng chữa bệnh khớp. Họ chế tạo được dược phẩm chứa mellitine có tác dụng kháng viêm giảm
đau mạnh gấp nhiều lần hydrocortison, dùng trong bệnh thấp khớp. Melltine còn được dùng trong phẫu
thuật chỉnh hình và thẩm mĩ để làm các tế bào mịn màng hơn khi trở thành sẹo.
- Các nhà khoa học đang hy vọng chế tạo từ nọc ong một loại vacxin chống dị ứng – căn bệnh tăng rất
nhanh trong 20 năm gần đây.




3.1 Tập tính tự vệ
Tập tính giăng tơ của nhện

Tơ nhệncó chức năng như lưới để bắt các loài động vật khác, hoặc như tổ kén để bảo vệ cho con của chúng.
Trong một số trường hợp, nhện thậm chí có thể sử dụng lụa như một nguồn thực phẩm.
Người ta đã phát triển các phương pháp tạo tơ nhện bằng cách ép buộc.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Wyoming Hoa Kỳ đã tạo ra tằm có thể nhả tơ chắc chắn như tơ nhện. Thành công trên nhờ vào sự phát hiện một loài
nhện đặc biệt ở Madagascar vào năm 2009, được gọi là nhện Caerostris darwini. Loài nhện này không những tạo ra mạng lưới lớn nhất (với các tấm lưới
trải dài đến 25m), mà tơ của nó được công nhận chắc chắn nhất trong loài (có thể hấp thu năng lượng cao gấp 3 lần sợi Kevlar).
Ứng dụng của tơ nhện lai tằm mới được trải rộng qua nhiều lĩnh vực, từ vật dụng như dù, túi khí xe hơi, trang phục thể thao, đến các mục đích điều trị y
khoa, như băng phủ vết thương, chỉ khâu, dây chằng và gân nhân tạo, hỗ trợ các khớp lành sau đợt chấn thương, thậm chí còn giúp dây thần kinh phục
hồi và tái tạo.
Tơ nhện được sử dụng làm áo giáp chống đạn


3.1 Tập tính tự vệ


3.2 Tập tính sinh sản
1. Rươi:

Theo một công trình nghiên cứu về rươi, mùa sinh sản chính của rươi là
tháng 5-6 (rươi chiêm) và tháng 10-11 (rươi mùa). Từ tháng 1 đến tháng
6, do thủy triều lên về đêm nên rươi di cư sinh sản ban đêm.
Rươi thường nổi nhiều vào các ngày cuối, đầu và giữa tháng như ngày
29, 30; mồng 1, mồng 2: ngày 14, 15 rằm. Các ngày khác chỉ nổi rải rác,
ít và khi có, khi không.
Những ngày cuối tháng, rươi lại thường nổi vào lúc 1-2 giờ sáng; những


ngày giữa tháng, ngày rằm, rươi lại thường nổi đồng loạt lúc 19-20 giờ.
Các ngày khác có khi lại nổi lúc 7-8 giờ sáng


3.2 Tập tính sinh sản
Ứng dụng:

Rươi không có công dụng chữa bệnh. Nhưng trong conrươi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng , nên ăn rươi
cung cấp một lượng lớn dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là đạm. Từ lâu người dân đã dùngrươi để làm nguyên
liệu chế biến những món dân dã đặc biệt thơm ngon mà giờ đây đã trở thành một món đặc sản quý hiếm.
thông qua tập tính sinh sản theo mùa của rươi mà người ta có thể khai thác với số lượng lớn đem lại hiệu quả
kinh tế cao


3.2 Tập tính sinh sản


3.2 Tập tính sinh sản
2.Tò vò
Tò vò có ở nhiều nơi thuộc đồng bằng, trung du và miền núi, thường sống và làm tổ ở tường nhà hoặc dưới mái hiên. Tổ được xây
bằng đất có mái khum. Đến mùa sinh sản, tò vò đẻ trứng lên con mồi là nhện hoặc sâu đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó, nó lấy đất bịt
kín miệng tổ. Tò vò con sau khi nở, ăn xác con mồi, rồi biến thành nhộng, sau thành tò vò trưởng thành. Lúc này, tò vò cắn tổ chui
ra ngoài


3.2 Tập tính sinh sản
Bộ phận dùng làm thuốc của tò vò là tổ, lấy về, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đốt tồn tính. Tổ tò vò được dùng trong y học cổ truyền và
kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là thổ phong sào. Dược liệu có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng trấn kinh, giải độc, tiêu
sưng, làm se, tiêu thũng, thường được dùng trong những trường hợp sau:
Chữa thổ tả, sốt rét:Tổ tò vò 30g, vỏ già của quả bầu rượu 30g. Hai thứ đốt tồn tính, tán bột, uống với nước gừng làm hai lần trong ngày.


Chữa kém tiêu, đầy bụng ở trẻ em:Tổ tò vò 30g, xác nhện 3-4 cái, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.
Chữa sốt cao, trẻ em co giật:Tổ tò vò 30g, vỏ quả bầu 20g, rễ chỉ thiên 20g. Tất cả đốt thành tro, thêm nước đun sôi để nguội, khuấy
đều, để lắng. Gạn lấy nước trong mà uống.
Chữa tràng nhạc:Tổ tò vò, vỏ quả trứng gà, tóc rối, xơ mướp, đốt thành tro, trộn đều, hòa với nước, nặn thành bánh rồi đắp.
Chữa mụn nhọt sưng đau, lở loét:Tổ tò vò 30g, xác rắn lột 20g. Hai thứ đốt tồn tính, tán bột, uống làm hai lần trong ngày.