Tại sao trẻ sơ sinh ọc sữa

Đầu tiên cần tìm hiểu về nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Cụ thể như sau: 

Khoảng thời gian 3 tháng đầu sau sinh, trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vặn mình. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo những triệu chứng khác có thể do bệnh lý gây nên. Bé vặn mình nếu vẫn ăn, ngủ và tăng cân tốt là hiện tượng bình thường. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình là gì? Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bé sơ sinh hay vặn mình:

  • Do thiếu hụt canxi trong máu, khi đó trẻ sẽ có dấu hiệu nôn trớ, thở khò khè, dễ bị kích thích bởi tiếng động. Đó là triệu chứng thường gặp ở trẻ có dinh dưỡng kém và sinh non. 

  • Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin, biểu hiện là khó ngủ, hay vặn mình, ít ngủ, tăng cân chậm và đổ mồ hôi nhiều. 

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiểu rõ nguyên nhân và xử lý tốt nhất đối với trường hợp của mỗi bé.

Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ thường do những nguyên nhân dưới đây:

Cách chăm sóc ăn uống không đúng cách

  • Do mẹ quấn tã quá chặt.

  • Trẻ bú hoặc ăn quá nhiều, vượt tiêu chuẩn. 

  • Tư thế bú không đúng hoặc sai cách dẫn tới trẻ hít nhiều khí vào dạ dày.

  • Mẹ đặt bé ngay sau khi bú no. 

Mắc các bệnh lý về nội khoa

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp trên.

  • Mặc bệnh lý về tiêu hóa như: Động ruột, tiêu chảy.

  • Nhiễm trùng thần kinh do viêm màng não mủ. 

  • Tăng áp lực nội sọ.

  • Mắc hội chứng sinh dục thượng thận.

  • Do rối loạn thần kinh thực vật. 

Do mắc bệnh lý ngoại khoa

  • Nguyên nhân do trẻ bị dị tật về đường tiêu hóa như: Teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị. 

  • Trong một số trường hợp trẻ bị xoắn ruột, tắc ruột với triệu chứng: Chướng bụng, nhiễm trùng toàn thân, chảy máu dạ dày, phân có lẫn máu. 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không? Thông thường trẻ bị nôn trớ và ọc sữa sau khi bú có thể do bú quá nhiều. Còn nếu kèm theo triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa kéo dài và liên tục có thể do bị dị tật về đường tiêu hoa như hẹp tá tràng, hẹp thực quản. 

Hiện tượng trẻ tự nhiên nôn nói kèm theo ưỡn bụng, quấy khóc và bụng phập phồng. Đây là biểu hiện có thể rất nguy hiểm và thường gặp ở trẻ trên 3 tháng tuổi. Trong trường hợp này cha mẹ nên cho trẻ đi khám nhi khoa để được xác định nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Nếu trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo co giật, giật mình có thể do thiếu canxi. Mẹ nên điều chỉnh thực đơn chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và bổ sung thực phẩm giàu canxi sao cho phù hợp. 

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa phải làm sao? Trước hết mẹ nên giữ bình tĩnh và tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên. Tốt nhất hãy bế bé nghiêng sang một bên và dùng khăn lau miệng cho con. Trong trường hợp trẻ nôn ói lên mũi cần tiến hành vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. 

Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Chia thời gian bú thành các cữ trong ngày giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Sau khi bú nên bế con ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút. 

  • Không nên để trẻ đói quá mới cho bú và lựa chọn tư thế bú phù hợp. 

  • Nên sử dụng loại gối chuyên dụng cho bé nằm.

  • Khi trẻ bú xong nên vỗ ợ hơi và tránh bế xốc mạnh bé.

  • Trong trường hợp bé bú bình, nên đặt con ở tư thế nghiêng 45 độ và dùng núm vú phù hợp.

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ, bạn nên kiểm soát dòng sữa chảy sao cho phù hợp.

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý trẻ sơ sinh hay bị vặn mình và ọc sữa đơn giản. Bài viết mang tính tham khảo và mẹ cần thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những thông tin chính xác nhất đối với trường hợp của từng bé. Hy vọng sẽ giúp bạn có cách chăm sóc bé yêu nhà mình một cách tốt nhất và đừng quên tiếp tục theo dõi thông tin hữu ích của chúng tôi tại Cleanipedia nhé!

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 29 tháng 12 năm 2021

Giải thích về chứng ọc sữa ở trẻ sơ sinh.

Trước hết chúng ta cần phân biệt rõ ràng đâu là nôn, đâu là trớ sữa. Trong trường hợp trẻ bị trớ sữa hay trong dân gian họ gọi là trẻ bị sựa. Khi trẻ bú nôn quá và sữa chào ra ngoài khoé miệng thì không phải là nôn. Khi nôn thì nó vọt ra thành vòi. Hai cái này cần phân biệt tại vì nếu chúng ta gọi là trẻ bị trớ thì không đáng ngại. Nhưng nếu trẻ nôn thì có thể sẽ liên quan đến một số bệnh lý nào đó.

Khi nào nôn trớ ở trẻ sơ sinh được coi là bình thường?

Ảnh minh họa

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé  trớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời.

Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách đẩy lùi đặc biệt nào.

Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

Khi nào cha mẹ nên lo lắng?

Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày.

Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.

Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:

Đau bụng quằn quại

– Bụng trướng

– Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích

– Co giật

– Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng

– Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu [thay ít hơn 6 tã lót/ngày]

– Xuất hiện máu hay mật [màu xanh] khi nôn trớ

Một chút máu tươi khi nôn trớ thường không đáng lo ngại bởi đó là do các mao mạch ở thực quản bị xước khi phản xạ nôn quá mạnh.

Cũng có thể có xuất hiện tia đỏ trong dịch nôn nếu bé nuốt máu từ vết thương nào đó ở miệng hoặc bị chảy máu cam trong vòng 6 tiếng trước đó. Vì thế bạn chỉ nên gọi bác sĩ nếu bé tiếp tục nôn trớ có lẫn máu trong những lần sau với số lượng tăng dần. Riêng với tình trạng nôn có màu xanh thì cần đưa bé đi khám ngay.

Bạn cần giữ lại chút dịch nôn trớ có lẫn máu hay mật xanh để đưa bác sĩ kiểm tra.

Nôn trớ không ngừng trong tháng đầu tiên sau sinh, cứ ăn xong là nôn trớ

Đây có thể là do chứng hẹp môn vị, một nguyên nhân hiếm gặp gây nôn trớ mà thường bắt đầu 1 vài tuần sau khi bé chào đời cho tới tận khi bé 4 tháng tuổi.

Môn vị là một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Nếu cơ vòng này bị dày lên sẽ ngăn cản sự di chuyển các chất trong bộ máy tiêu hóa từ dạ dày xuống ruột. Sữa hoặc các thực phẩm khác bị ứ tắc ở đây sẽ dội lại phía thực quản và gây ra nôn ói.

Chỉ cần một tiểu phẫu là vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần đưa bé tới bệnh viện nhi ngay khi thấy triệu chứng trên.

Một lưu ý là cha mẹ không nên quá căng thẳng về hiện tượng này ở trẻ. Mỗi đứa trẻ đều sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ ngoại trừ làm bẩn bộ quần áo mới. Hãy nhớ nôn trớ là một phần không thể thiếu trong giai đoạn mới làm cha mẹ.

Trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng sinh lý

Chúng ta gọi hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ là hiện tượng sinh lý bình thường bởi vì dạ dày của em bé ở lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi sơ sinh thì thường thường nằm ngang, nó không có nằm xéo từ trái qua phải làm cho sữa ứ lại trong dạ dày lâu hơn dẫn đến em bé dễ bị trớ.

Thứ 2 là nơi nối giữa thực quản và dạ dày cơ vòng của em bé nhỏ chưa được phát triển đầy đủ nên không khép được kín, khi em bé ăn no và thở làm cho sữa đi ngược lên thì chúng ta gọi trào ngược dạ dày thực quản do sinh lý cũng được mà gọi là bệnh lý cũng được bởi vì giai đoạn sau khi em bé lớn lên cơ vòng chắc lên thì sẽ không còn xảy ra hiện trượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa.

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Những em bé bị trớ sữa có thể do bú hơi nhiều quá, chẳng hạn là bú bình mà dùi lỗ to thì chúng ta cần dùi lại lỗ bình nhỏ cho em bé bú để tránh tình trạng bé bú hơi nhiều quá và làm cho sữa lắp đầy núm vú tức là đầy phần cao su đó.

Để phát hiện em bé bú hơi nhiều rất đơn giản chỉ cần để ý em bé khi bú nếu bình sùi bọt lên nhiều tức là quá nhiều hơi trong bình.

Khi dùi bình sữa chú ý nên tránh đường thở của bé như tránh trực diện vào cổ họng của bé dễ làm cho bé bị trớ.

Nếu em bé bị trớ sữa do thiếu canxi thì phải bổ sung canxi cho em bé để tránh tình trạng trớ sữa.

Đông y đẩy lùi hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sữa

Trẻ sơ sinh bị chớ sữa các mẹ thường dùng những sản phẩm chống nôn tân dược thường có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương làm cho trí não chậm phát triển, rối loạn trương lực cơ, giãn đồng tử, loạn thị, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, ăn chậm, nói chậm… nên các bà mẹ phải thật thận trọng khi cho bé sử dụng.

Trước đây khi chưa có sự phát triển của nền y học hiện đại khá các bà các mẹ thường sử dụng cây cỏ thiên nhiên cũng như đông y để đẩy lùi nôn trớ cho con.

Khi  trẻ bị trớ có thể sử dụng bài  Đinh hương thị đế thang được rất nhiều bậc tiền nhân sử dụng.

Đừng ngần ngại hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới tổng đài của Dược phẩm PQA

1800 6845 nếu như bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. PQA luôn đồng hành cùng bạn.

XEM VIDEO CHIA SẺ CỦA CÁC KHÁCH HÀNG ĐÃ SỬ DỤNG SẢN PHẨM

Số GPQC: 01276/2017/ATTP-XNQC

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Video liên quan

Chủ Đề