Thuốc hen ph dạng viên nén giá bao nhiêu năm 2024

Công ty TNHH Thương Mại Y Tế Xanh _ GPKD số 0316326671 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 16/06/2020 _ GĐ/Sở hữu website Trần Văn Quang Địa chỉ: 114D Bạch đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM (Chỉ đường)

Show

Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người. Sản phầm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*** Website nhathuocminhchau.com không bán lẻ dược phẩm trên Online, mọi thông tin trên website nhằm cung cấp thông tin tham khảo sản phẩm. Website hoạt đồng dưới hình thức cung cấp thông tin tham khảo cho nhân sự trong hệ thống và là nơi Người dân tham thảo thông tin về sản phẩm.

Hơn 15 năm lưu hành trên thị trường, được hàng nghìn người bệnh tin dùng trong phòng và điều trị hen phế quản, viêm phế quản co thắt (thể hen), tắc nghẽn phổi mạn tính, thuốc hen P/H đã khẳng định được chất lượng điều trị cũng như vị thế số 1 của mình trong dòng thuốc thảo dược điều trị các bệnh hô hấp mạn tính. Dưới đây là những thông tin thêm về bệnh hen và những câu hỏi thường gặp nhất về thuốc hen P/H như thuốc hen mua ở đâu? Giá bao nhiêu? Liều dùng – cách dùng....

(Đây là thông tin dành riêng cho các chuyên gia y tế, hãy cân nhắc trước khi đọc)

I. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH HEN PHẾ QUẢN/HEN SUYỄN

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản/hen suyễn

Theo chiến lược toàn cầu xử trí và phòng ngừa hen phế quản của tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn chẩn đoán hen của Bộ Y tế, nếu có bệnh sử các triệu chứng hô hấp sau thì có thể cân nhắc chẩn đoán hen phế quản:

- Người bệnh có nhiều hơn một triệu chứng điển hình thuộc nhóm 4 triệu chứng điển hình KHÒ KHÈ, KHÓ THỞ, NẶNG NGỰC, HO (ở người lớn, ho đơn độc hiếm khi do hen)

- Các triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và cường độ

- Các triệu chứng thường nặng hơn về đêm hoặc lúc thức giấc

- Các triệu chứng thường bị kích phát bởi vận động, cười, dị nguyên, khí lạnh

- Các triệu chứng thường xuất hiện và trở nặng khi nhiễm vi rút.

Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em (dưới 6 tuổi) thường gặp khó khăn hơn ngườilớn, có thể cân nhắc chẩn đoán hen ở trẻ trong các trường hợp sau:

- Có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng ho hay khó thở

- Các triệu chứng này tái phát thường xuyên

- Nặng hơn về đêm và sáng sớm

- Xảy ra khi gắn sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi....

- Xảy ra khi không có nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản...)

- Có tiền sử dị ứng

- Có tiền sử gia đình có người bị hen dị ứng

- Có ran rít/ngáy khi nghe phổi

- Đáp ứng với thuốc điều trị hen

2. Trẻ ho về đêm có phải bệnh hen? Dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ

Ho không phải là bệnh mà triệu chứng của nhiều bệnh. Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để tống xuất dị vật ra khỏi đường thở. Ho có thể là 1 trong những triệu chứng của bệnh lý hen phế quản - bệnh lý mạn tính có tình trạng viêm mạn tính của đường thở. Nếu bé bị ho nhiều nửa đêm về sáng chưa đủ căn cứ chẩn đoán bé có bị hen hay không. Cha mẹ có thể cân nhắc thêm một số yếu tố sau khi trao đổi với bác sỹ:

- Bé ho có kèm theo các triệu chứng khác như khò khè, nặng ngực, thở gấp không?

- Các triệu chứng này tái phát thường xuyên không?

- Có nặng hơn về đêm và sáng sớm?

- Có xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi....?

- Có xảy ra khi không có nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản...)

- Bé trước đây có tiền sử dị ứng hay không?

- Trong gia đình có người bị hen hay dị ứng không?

- Hiện đã dùng những thuốc điều trị gì và mức độ đáp ứng ra sao?

Cần cân nhắc một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng ho đêm ở trẻ như bị cảm lạnh, bị viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích gây ho khi ngủ.

3. Có thể phòng bệnh hen phế quản cho trẻ?

Sự phát triển và diễn tiến kéo dài của bệnh lý hen phế quản là do sự tương tác gen - môi trường. Vì vậy cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ:

- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời

- Khuyến khích sinh qua âm đạo

- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung

- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh

- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sỹ

Ngoài ra, đối với mọi đối tượng nói chung, để phòng bệnh hen phế quản, mọi người cần có một lối sống khoa học. Chủ động tránh ở những nơi bụi bẩn, ô nhiễm, nhiều khói; hoặc phải có trang bị bảo hộ. Hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, súc vật trong nhà, hóa chất. Luôn lau chùi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chống ẩm mốc. Không sử dụng hay tiếp xúc với người sử dụng các loại thuốc lá.

Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp thì phải điều trị ngay, không để kéo dài và tái phát nhiều lần. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và tập thể dục điều đặn để tăng cường sức đề kháng, nhất là tập thở.

4. Ho và hen có phải là một bệnh? Ho là hen phế quản? Có bệnh ho thở không?

Trong các tài liệu chuyên ngành y học không có bệnh ho thở. Mà chỉ có triệu chứng ho. Ho không phải là bệnh mà triệu chứng của nhiều bệnh. Ho là phản xạ có lợi của cơ thể để tống xuất dị vật ra khỏi đường thở. Ho có thể là 1 trong những triệu chứng của bệnh lý hen phế quản - bệnh lý mạn tính có tình trạng viêm mạn tính của đường thở. Nếu chỉ có mình triệu chứng ho thì không đủ căn cứ chẩn đoán có mắc hen phế quản không. Người bệnh cần theo dõi thêm diễn tiến bệnh sử với một số lưu ý về đặc điểm của triệu chứng như sau:

- Ho có kèm theo các triệu chứng khác như khò khè, nặng ngực, thở gấp không?

- Các triệu chứng này tái phát thường xuyên không?

- Có nặng hơn về đêm và sáng sớm?

- Có xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi....?

- Có xảy ra khi không có nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản...)

- Trước đây có tiền sử dị ứng hay không?

- Trong gia đình có người bị hen hay dị ứng không?

- Hiện đã dùng những thuốc điều trị gì và mức độ đáp ứng ra sao?

Ngoài ra cần cân nhắc một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng ho kéo dài:

- Ở trẻ: Ho đêm, ho kéo dài, khò khè do cảm cúm kèm viêm xoang, trào ngược dạ dạy thực quản, dị vật đường thở...

- Người lớn: Xoang, trào ngược axit, viêm phế quản mạn....

5. Khò khè có phải là dấu hiệu của bệnh hen phế quản/hen suyễn

Khò khè tái đi tái lại xảy ra mới tỷ lệ lớn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến khò khè ở trẻ thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên (trung bình 6 - 8 lần mỗi năm); một số trường hợp khò khè là do nhiễm vi rút. Nếu chỉ có dấu hiệu khò khè thì chưa đủ khẳng định trẻ có bị hen hay không, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi chưa đo được hô hấp ký nên việc chẩn đoán sẽ cần thêm thời gian để theo dõi diễn tiến bệnh. Giai đoạn này có cho bé đi khám, dù các bác sỹ có chỉ định điều trị bằng thuốc hen thì vẫn được xem như điều trị thử mà thôi, bác sỹ sẽ hướng dẫn tái khám sau khoảng 2 - 3 tháng để kiểm tra mức độ đáp ứng.

6. Bệnh hen cấp tính và bệnh hen mạn tính là khác nhau?

Bệnh hen là bệnh mạn tính, không có bệnh hen cấp tính mà chỉ có cơn hen cấp tính diễn ra trên tình trạng viêm mạn tính của đường thở. Giải thích đơn giản thế này, khi bạn mắc hen phế quản, đường thở của bạn (phế quản) lúc nào cũng bị viêm, khi tình trạng viêm này gặp các yếu tố thuận lợi (dị ứng, bội nhiễm) thì tình trạng viêm nặng lên gây co thắt phế quản, tiết dịch, biểu hiện "ra bên ngoài" thành cơn hen phế quản với các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Như vậy điều trị hen cần:

- Điều trị cắt cơn hen cấp tính

- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.

Thuốc điều trị cắt cơn thì chắc bạn đã biết, còn với thuốc dự phòng thì có thể dự phòng theo Tây y hoặc Đông y. Nếu Đông y thì hiện nay chỉ có duy nhất thuốc hen P/H là thuốc thảo dược DUY NHẤT đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

7. Bệnh hen có lây không? Bệnh hen có di truyền không?

Hen phế quản là bệnh không lây nhiễm nhưng có tính gia đình. Nhiều nghiên cứu cho biết: con của những bệnh nhân hen hoặc người có cơ địa dị ứng dễ bị bệnh hen phế quản hơn rất nhiều so với những người khác. Con của cặp vợ chồng bị dị ứng có khả năng có cơ địa dị ứng là 33%. Bệnh hen còn bị ảnh hưởng nhiều của yếu tố môi trường, thời tiết... Mặt khác, không phải tất cả những người có cơ địa dễ mắc hen là chắc chắn sẽ xuất hiện bệnh hen, mà chỉ một tỷ lệ nhất định các đối tượng này phát bệnh hen.

Những người có cơ địa mắc hen, nếu tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng như: lông chó, mèo, khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi, phấn hoa, hóa chất, xăng dầu, nhiễm khuẩn, ăn phải thức ăn lạ dễ gây dị ứng như nhộng tằm, cá ngừ, lạc, dứa... có nguy cơ mắc bệnh hen nhiều hơn rõ rệt. Còn bệnh nhân hen mà tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nói trên thì dễ bùng phát cơn hen. Trái lại, người có nguy cơ mắc bệnh hen và bệnh nhân hen mà biết tránh tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng thì tránh được bệnh hen và cơn hen.

8. Bệnh hen có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Hen là bệnh mạn tính nên việc điều trị khỏi hoàn toàn là rất khó khăn. Mục tiêu điều trị hen hiện nay là kiểm soát triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm bệnh xấu đi trong tương lai.

- Việc kiểm soát triệu chứng được đảm bảo bằng việc duy trì các thuốc cắt cơn khi lên cơn hen.

- Kiểm soát các các yếu tố nguy cơ là làm giảm tần suất lên cơn hen bằng cách giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở bằng các thuốc kháng viêm có tác dụng kéo dài.

Nếu kiểm soát tốt bệnh có thể đạt được các mục tiêu sau:

- Không có triệu chứng hen/suyễn ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen/suyễn.

- Biết xử trí cơn hen/suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen/suyễn.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

9. Hen ở người cao tuổi, mắc bệnh lâu năm có chữa được không?

Hen ở người cao tuổi vẫn có thể chữa được. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, việc điều trị hen ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn phức tạp hơn người trẻ vì nhiều lý do:

- Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim... nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.

- Người bệnh có thể quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm tái phát cơn hen mặc dù đã được kiểm soát.

- Người bệnh không nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trở nặng, nên không thể xử trí kịp thời.

- Người cao tuổi khó bỏ được các thói quen như hút thuốc, hoặc ăn những món ăn ưa thích là yếu tố khởi phát cơn hen.

- Do đặc điểm của cơ thể người già, việc sử dụng thuốc thường dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm. Người cao tuổi dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ.

- Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.

- Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc dạng hít và thiết bị máy móc. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân hoặc người chăm sóc rất cần thiết và trong một số trường hợp còn có tính quyết định. Nhờ có người chăm sóc, các bệnh nhân già yếu không còn minh mẫn có thể dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi và phát hiện khi bệnh trở nặng cũng như những biến chứng do bệnh hoặc do thuốc gây ra.

Vì những khó khăn này, bản thân bệnh nhân và gia đình cần nâng cao nhận thức về bệnh, tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sỹ để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị và kiểm soát hen.

10. Tại sao hen nặng lên khi thời tiết thay đổi?

Sở dĩ bệnh hen phế quản dễ dàng tái phát khi thởi tiết thay đổi là do khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí biến đổi liên tục, cơ thể không kịp thích ứng, đặc biệt là ở những người mắc hen phế quản nhiều năm, sức đề kháng vốn đã bị suy yếu.

Thời tiết thay đổi đột ngột còn làm cho các virus gây bệnh thường lan truyền dễ dàng, nhanh chóng hơn, nhiều bệnh nhân hen phế quản gặp thêm các đợt bội nhiễm làm bệnh hen càng tiến triển khó lường. Nếu không được xử lý kịp thời bệnh sẽ tiến triển nhanh, có thể dẫn tới tình trạng suy hô hấp, gây nguy hiểm tới tính mạng.

11. Tại sao cơn hen hay tái phát về đêm?

Các bệnh nhân hen suyễn còn có xu hướng trải qua những triệu chứng nặng hơn vào ban đêm. Các chuyên gia nhận định, điều này có thể liên quan đến nhịp sinh học của cơ thể (trong chu kỳ 24 giờ đồng hồ). Hàm lượng các hormone, chẳng hạn như hormone gây stress cortisol, thay đổi vào ban đêm, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Cụ thể là, sau nửa đêm, tỉ lệ hô hấp xuống đến mức thấp nhất, dẫn đến việc vận chuyển oxy vào máu và thải loại carbon dioxite ra khỏi cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong phòng ngủ cũng tràn ngập các kích thích tố phổ biến đối với bệnh hen suyễn, kể cả mạt nhà trong chăn ga, chiếu đệm, đồ chơi bằng bông, thảm và rèm cửa. Việc thông gió trong phòng ngủ cũng thường kém và bào tử nấm mốc sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường ấm cũng như ẩm ướt.

Tư thế nằm ngang cũng có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Chẳng hạn như, ho khi nằm có thể do áp lực với cơ hoành (cơ phân chia vùng ngực với vùng bụng), đặc biệt nếu ai đó bị béo phì, trào ngược dạ dày hoặc bị chảy nước mũi, khiến dịch nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng.

12. Chữa hen có dùng kháng sinh được không? Tại sao bác sỹ thường kê kháng sinh khi trẻ ho khò khè, khó thở?

Việc chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi thường gặp rất nhiều khó khăn, bác sỹ thường điều trị vây là chính nên thường kê kháng sinh để ngăn bội nhiễm làm tăng nặng tình trạng hen phế quản. Tuy nhiên thực tế thì với bệnh hen không do bội nhiễm thì kháng sinh không có tác dụng với các cơn hen phế quản. Để điều trị hen phế quản theo phác đồ chuẩn của thế giới cần dùng 2 nhóm thuốc chính: thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng. Chỉ dùng thêm kháng sinh khi có bội nhiễm.

13. Bệnh hen, COPD có nguy hiểm không?

Hen phế quản và COPD gây ra những gánh nặng to lớn cả trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân. Không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày bởi những bất an cũng như những lo lắng về đợt kịch phát mà hen phế quản và COPD không được kiểm soát còn có thể gây ra tử vong, tàn phế, hay các phí tổn lớn khi nhập viện.

Tỉ lệ tử vong cao là do hen diễn tiến rất nhanh. Khi lên cơn hen nặng nếu bệnh nhân không có thuốc cắt cơn bên mình hay không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy não và các cơ quan khác, nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: không nói được thành lời, tím tái đầu chi và môi, dẫn đến mất ý thức, ngất… và có thể tử vong. Diễn biến cơn hen rất khó lường, bệnh nhân hen nhẹ cũng có khi lên cơn rất nặng hay nguy kịch làm người bệnh không trở tay kịp nên dễ tử vong hay hôn mê kéo dài nếu không cấp cứu kịp thời.

14. Hen có liên quan đến dị ứng không?

Hen phế quản liên quan tới cơ địa dị ứng, ở trẻ mắc hen thì có tới 70 - 90% bị dị ứng. Các yếu tố gây dị ứng ở cơ đia dị ứng cũng chính là các tác nhân làm khởi phát cơn hen cấp tính khi người bệnh đó mắc hen phế quản. Các bác sỹ thường khuyên bệnh nhân hạn chế với các tác nhân mà bản thân có nguy cơ cao khởi phát cơn hen khi tiếp xúc.

15. Hen bẩm sinh có tự khỏi không?

Rất nhiều người cho rằng khi các bé bị hen thì đơn giản là hen sữa, hen sẽ tự khắc hết khi các bé lớn lên NHƯNG SỰ THẬT LÀ chỉ 1/4 các bé bị hen có thể khỏi hẳn khi lớn lên. Điều đó đồng nghĩa với việc 3/4 số bé bị hen lúc nhỏ sẽ phải sống với hen cho tới khi trưởng thành, thậm chí là hết đời.Tuy nhiên, tiến triển của bệnh hen có thể chậm lại và không tái phát trong suốt một thời gian dài. Hen có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi như các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật, thời tiết, thực phẩm như tôm cua...)

16. Bệnh hen khám ở đâu? Địa chỉ khám hen tốt ở Hà Nội?

Khám hen phế quản tại Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng – Bệnh Viện Bạch Mai

Trung tâm Dị ứng Miễn Dịch Lâm Sàng – Bệnh Viện Bạch Mai chuyên khám, tư vấn, điều trị nội và ngoại trú các bệnh dị ứng – miễn dịch hay gặp ở Việt Nam

Bệnh dị ứng: dị ứng thuốc, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thức ăn, hóa chất, hen phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, chàm, mày đay mạn tính.

Bệnh miễn dịch: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, viêm da cơ địa, viêm gan tự miễn…

Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A – Bệnh viện Bạch Mai – 78 Giải Phóng – Hà Nội

Điện thoại: 0243 8693731/ 6722

Khám hen phế quản tại Khoa Hô Hấp Dị ứng – Bệnh viện Hữu Nghị

Khoa Hô Hấp Bệnh viện Hữu Nghị được xem là một trong những địa chỉ khám hen phế quản tốt nhất ở Hà Nội. Thực hiện chẩn đoán và điều trị chuyên khoa sâu về chuyên ngành Hô Hấp và Dị Ứng, trong đó có bệnh hen phế quản và COPD cho rất nhiều bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Bên cạnh đó cũng đã thực hiện được nhiều kĩ thuật chẩn đoán và thăm dò chức năng như: đo chức năng hô hấp và test phục hồi phế quản, phản ứng phân hủy mastocyte chẩn đoán dị ứng thuốc, nội soi phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực…

Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 02438722231 – 02439722232

Khám hen phế quản tại Chuyên khoa Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng – Phòng khám số 1 – Bệnh viên Đại học Y Hà Nội

Đây là chuyên khoa do các chuyên gia, bác sỹ uy tín đã và đang công tác tại Bệnh Viện Bạch Mai. Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội trực tiếp khám, tư vấn và điều trị. Đây là địa chỉ khám và điều trị hen phế quản uy tín để người bệnh có thể tham khảo đi khám khi cần.

Địa chỉ: Tòa nhà A5 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội

Khám hen phế quản tại Khoa Hô hấp và Dị ứng – Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

Địa chỉ: Số 1, Phố Phương Mai, Đống Đa – Hà Nội

Khoa Hô hấp và Dị ứng khám và điều trị một số bệnh như:

Viêm đường hô hấp trên;

Viêm phế quản cấp và mạn;

Viêm phổi;

Áp xe phổi;

Lao phổi và lao ngoài phổi;

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;

Hen phế quản;

Dãn phế quản;

Bệnh lý màng phổi;

Tràn máu, tràn khí màng phổi.

Khám hen phế quản tại Khoa Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương

Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội

Điện thoại: (84.4) 6 273 8532

Đây là địa chỉ khám chữa cho bệnh nhân nhi từ 01 tháng đến 15 tuổi mắc các bệnh hô hấp cấp và mạn như:

Viêm phế quản phổi

Viêm thanh khí phế quản

Hen phế quản

Dãn phế quản

Dị vật đường thở

Tràn mủ, tràn khí màng phổi;

Lao sơ nhiễm

Dịch vụ y tế chính:

Điều trị nội trú các bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp

Khám ngoại trú các bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp, quản lý bệnh nhân hen

Đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân từ 7 đến 15 tuổi

Soi phế quản bằng ống cứng, ống mềm để chẩn đoán một số bệnh đường hô hấp để gắp dị vật trong đường thở và rửa phế quản trong bệnh giãn phế quản

Kết hợp với khoa ngoại điều trị phẫu thuật các khối u trung thất, bóc tách màng phổi, cắt bỏ nang phổi bẩm sinh và các thủ thuật khác.

Trên đây là một số địa chỉ khám, chữa bệnh hen phế quản tốt và uy tín mà bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản có thể tham khảo.

17. Bệnh hen uống thuốc gì?

Theo Tây Y:

Thuốc tân dược để điều trị hen chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Trong điều trị hen phế quản, các thuốc dạng hít nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng được uống qua đường miệng.

Các thuốc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi mà các triệu chứng của hen phế quản bắt đầu. Các thuốc dạng hít bao gồm:

• Thuốc đồng vận thụ thể beta-2 (beta-2 agonist)

• Thuốc kháng hệ cholinergic (thuốc anticholinergic)

• Corticosteroids

• Cromolyn sodium

Các thuốc dạng uống bao gồm:

• Aminophylline

• Thuốc đối vận leukotriene (leukotriene antagonist)

• Viên nén corticosteroids

Tân dược có ưu thế trong điều trị triệu chứng, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng. Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày - tá tràng, loãng và xốp xương, ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của cơ thể.

Điều trị Hen phế quản theo Đông Y: Hiện có thuốc hen P/H là thuốc thảo dược DUY NHẤT đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng. Tham khảo thêm thông tin về thuốc hen P/H tại đây

18. Bệnh hen phế quản không nên ăn gì? Bệnh hen nên ăn gì? Có phải kiêng hải sản không?

Thức ăn chính

Người mắc bệnh hen thường có một sức đề kháng kém, dễ dàng tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết, vì vậy người bệnh cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Với tinh bột ngoài cơm còn nhiều loại khác như ngũ cốc, khoai lang, sắn, khoai tây, khoai sọ... Nếu chúng ta ăn ít cơm thì nên ăn thêm các loại thực phẩm chứa tinh bột khác để đảm bảo năng lượng giúp cơ thể tồn tại và duy trì hoạt động hàng ngày.

Người mắc bệnh hen cũng nên chú ý đến lượng chất đạm, chất béo hấp thụ trong ngày. Người bệnh cần cung cấp chất đạm với lượng tối thiểu là 1g đạm/kg thể trọng/ ngày. Tỷ lệ chất béo cũng cần 40-50% khẩu phần ăn.

Chúng ta nên bổ sung chất đạm béo thông qua thịt, các loại đậu và đặc biệt là cá bởi cá mang đến một lượng omega 3 rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị hen. Omega 3 có tác dụng lớn trong việc làm giảm bớt tình trạng viêm, giảm nguy cơ bị khó thở, thở khò khè. Nếu bạn dị ứng với cá, có thể bổ sung omega 3 bằng rau cải xanh, dầu hạt cải ….

Người mắc bệnh hen nên ăn gì để bổ sung vitamin và bổ sung vitamin nào thì tốt? Câu trả lời người bệnh nên ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều vitamin E, vitamin C, glutathione, beta-caroten như cam, quýt, bưởi, các loại rau xanh như rau ngót, cần tây, rau đay, mồng tơi, cải xanh. Các vitamin này sẽ hỗ trợ đến việc co giãn cơ trơn, tính thấm thành mạch và sự bài tiết chất nhầy, giúp người mắc bệnh hen dễ chịu hơn.

Thức ăn phụ

Bên cạnh các thức ăn chính nhằm đảm bảo tăng cường đề kháng và hỗ trợ tốt cho việc hô hấp, người mắc bệnh hen cũng thường xuyên nên ăn các thực phẩm sau đây:

- Hành củ: hành củ có tác dụng chống dị ứng tuyệt vời, bên cạnh đó nó còn ức chế sự hưng phấn của thần kinh, tăng khả năng chống stress gây hen.

- Tỏi: Bệnh nhân mắc hen nên ăn một vài nhánh tỏi nướng một ngày bởi tỏi có khả năng phòng chống các cơn hen cấp tính.

- Khoai sọ, bí đỏ: có khả năng long đờm tốt.

- Nước ngó sen, nước đậu đen: hai loại nước này có khả năng chặn cơn ho cực tốt và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị hen.

Người mắc bệnh hen nên kiêng gì?

Bên cạnh việc bệnh hen nên ăn gì, rất nhiều người cũng thắc mắc cần phải tránh ăn gì để tình trạng bệnh không bị xấu đi. Một số thực phẩm người bệnh hen không nên ăn bao gồm:

- Trái cây khô: chứa nhiều sulfite không có lợi cho bệnh hen.

- Chất kích thích: tăng tiết dịch, khiến triệu chứng của hen nặng hơn.

- Thức ăn mặn: tăng tỷ lệ phát bệnh hen.

- Thực phẩm bảo quản chứa natri bisulfit không tốt cho bệnh hen.

19. Hen phế quản ở trẻ sơ sinh? Dấu hiệu nhận biết hen bẩm sinh

Những dấu hiệu nhận biết bệnh hen bẩm sinh

Một trong những triệu chứng ở trẻ, đặc biệt là mắc hen bẩm sinh sau có thể giúp các mẹ cảnh giác với bệnh hen:

- Trẻ có triệu chứng ho, khò khè kèm theo khó thở diễn ra nhiều lần lặp đi lặp lại nhiều lần. Với trẻ mắc bệnh hen bẩm sinh thì thường ho không có đờm nhưng những cơn ho kéo dài và có tiếng rít khi ho. Âm thanh thở nặng nề cùng tiếng rít giống như cổ họng có gì vướng là do dịch nhầy mắc nhiều ở cổ họng trẻ gây nên.

- Trẻ có tiền sử mắc phải các bệnh về dị ứng như viêm da cơ địa hay chàm. Đây không phải là dấu hiệu của bệnh hen nhưng trẻ bị dị ứng thường có tỷ lệ bị hen rất cao. Khi mắc hen phế quản, trẻ thường có phản ứng mẫn cảm với các tác nhân thường gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, khói bụi,... Các phản ứng này thường là ho, khó thở hoặc thở rít.

Trẻ bị dị ứng thường có tỷ lệ bị hen cao hơn

Nếu bắt gặp những dấu hiệu trên đối với trẻ thì gia đình nên đưa bé đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên việc chuẩn đoán trẻ bị hen phế quản thường gặp nhiều khó khăn do những triệu chứng thường tương tự với một số bệnh khác về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Vì vậy, gia đình phải cung cấp chính xác các thông tin sau để bác sĩ có thể kết luận chính xác nhất:

● Trong gia đình có thành viên nào bị hen hay dị ứng hay không?

● Khi bé lên cơn thở rít hay cơn ho kéo dài có gặp tác nhân gây dị ứng nào không?

● Nhịp thở của bé trong khi ngủ và thức như thế nào?

Một trong những phương pháp chuẩn đoán bệnh hen ở trẻ nhỏ và bệnh hen bẩm sinh hiệu quả của các bác sĩ đó là cho bé điều trị thử với điều trị hen. Nếu cơn khó thở của bé được cải thiện khi dùng thuốc thì tỷ lệ cao là bé bị hen phế quản.

20. Hen phế quản ở phụ nữ có thai? Hen có ảnh hưởng tới thai nhi?

Các thống kê hiện nay cho thấy, các bà mẹ bị hen suyễn khi mang thai sẽ có diễn biến sức khỏe xấu đi. Điều đó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.

Khoảng từ 4-8% trường hợp gây nguy hiểm cho đứa trẻ trong bụng khi mẹ lên cơn hen thường xuyên và thiếu không khí cung cấp cho cơ thể. Các trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiều biến chứng không mong muốn.

Trường hợp phổ biến nhất là: Thai nhi sinh non, sinh thiếu cân, thiếu chất. Hoặc các trường hợp như trẻ sau khi sinh dễ bị mắc các bệnh như: Co giật, hạ đường huyết, tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt, suy dinh dưỡng và hệ hô hấp gặp trở ngại. Đối với các trường hợp hen suyễn nặng, điều quan trọng là các bà mẹ cần tuân thủ theo những chỉ dẫn chữa bệnh từ bác sĩ.

21. Hen có được tập thể thao không?

Hen phế quản không có nghĩa là dừng tập luyện thể thao mà người bệnh cần duy trì tập luyện ở mức độ phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khoẻ nói chung và bệnh lý hen nói riêng. Một số vấn đề người bệnh cần lưu ý khi tập luyện thể thao như sau:

- Làm nóng đúng mức: khởi đầu bằng đi bộ và các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo, sau đó chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây, rồi nghỉ 60 giây. Có thể lặp lại 2-3 lần. Thời gian khởi động trung bình từ 5 – 10 phút, người lớn tuổi thường cần khởi động kéo dài hơn. Cường độ gắng sức cần bắt đầu từ cường độ thấp, và tăng dần lên từ từ.

- Thay đổi môn thể dục thể thao phù hợp:

Các môn thể dục - thể thao mà bệnh nhân hen thường chịu đựng tốt là: các môn thể dục nhẹ nhàng, yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn.

Các môn thể thao có những giai đoạn gắng sức ngắn (khoảng 10 giây) kèm giai đoạn nghỉ dài hơn (khoảng 30 giây) nối tiếp nhau (như quần vợt, cầu lông, bóng bàn) hiếm khi đưa đến hen gắng sức.

Trong khi đó, chạy cự ly dài (maraton, chạy băng đồng), đua xe đạp và đặc biệt là thể dục nhịp điệu dễ gây hen gắng sức hơn. Vì vậy, bệnh nhân hen phải thận trọng khi tham gia luyện tập các môn này.

Bơi lội: tập bơi trong điều kiện trời ấm là phù hợp và rất tốt cho bệnh nhân hen vì họ được vận động trong môi trường ấm và ẩm vốn có lợi cho bệnh nhân hen. Tuy nhiên, nếu bơi khi trời lạnh, bơi trong các hồ bơi không đảm bảo vệ sinh hoặc có quá nhiều chất sát trùng (chlor) lại làm bệnh nhân dễ lên cơn hơn.

Môn thể thao duy nhất mà bệnh nhân hen phải rất thận trọng khi chơi là môn lặn biển vì có thể sẽ gặp nguy hiểm.

- Không nên tập luyện thể dục - thể thao ở nơi không khí ô nhiễm, nhiều buị bặm, phấn hoa, cỏ cũng như nơi có không khí lạnh, khô.

22. Bệnh hen có được uống rượu, hút thuốc lá không?

Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tiêu thụ rượu có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nó cũng có thể kích thích cơn hen phế quản tiến triển mạnh.

Histamine và sulfite – hai thành phần có mặt trong rượu có thể là thủ phạm gây ra tình trạng này.

Histamine

Histamine được sản xuất ra bởi các vi khuẩn và nấm men trong quá trình lên men rượu. Chúng đặc biệt có nhiều trong rượu vang đỏ. Histamine là một chất hóa học đã được biết đến là có khả năng gây dị ứng và kích thích cơn hen.

Sulfite

Các hợp chất sulfite cũng có thể gây các phản ứng dị ứng cho những người mẫn cảm. Khoảng 10% những người đang phải đương đầu với căn bệnh hen phế quản bị mẫn cảm với những chất phụ gia này và có thể gây ra rất nhiều triệu chứng. Một số người bị khò khè, khó thở và lên cơn hen phế quản cấp. Một số khác với các triệu chứng hen nghiêm trọng hơn nên hết sức thận trọng khi uống rượu.

Đối với thuốc lá, bệnh nhân hen phế quản cần kiêng tuyệt đối. Thuốc lá không gây nên hen/suyễn nhưng nếu tiếp xúc với khói thuốc theo hình thức cả trực tiếp lẫn gián tiếp đều có thể kích thích các triệu chứng bộc phát. Cơn hen cấp tính sẽ xảy ra khi đường dẫn khí của bạn bị kích ứng và viêm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 90% trẻ em mắc bệnh hen suyễn sẽ kiểm soát bệnh tốt hơn khi trong gia đình không có thành viên nào hút thuốc. Tương tự đối với người lớn, nếu bệnh nhân hen suyễn không sử dụng thuốc lá thì kết quả điều trị có thể đạt được hiệu quả cao.

23. Phân biệt viêm phế quản và hen phế quản

Viêm phế quản và hen phế quản là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Một trong những đặc điểm giúp gợi ý nhận biết hai bệnh lý này có thể kể tới như:

Tiền sử :

- Tiền sử gia đình : hen phế quản có tiền sử gia đình mắc bệnh hen phế quản hoặc có cơ địa dị ứng ở bố hoặc mẹ. Viêm phế quản thì không.

- Tiền sử bản thân: Đối với hen phế quản có thể có tiền sử viêm phế quản tái phát nhiều lần hoặc có cơ địa dị ứng, Viêm phế quản mạn thì thường không có cơ địa dị ứng.

Khởi phát và diễn biến của bệnh :

- Hen phế quản : thường khởi phát sau khi viêm nhiễm đường hô hấp, hoặc sau khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, khi có môi trường thời tiết thay đổi. Người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện ban đầu như hắt hơi, xổ mũi, ho khan, sau vài giờ có thể bắt đầu biểu hiện có cơn khó thở, thở khò khè, tức nặng ngưc...vv Thời gian đầu bệnh có thể tự khỏi, sau phải dùng thuốc mới hết.

- Viêm phế quản mạn : bệnh thường xuất hiện khi bị nhiễm lạnh hoặc sau viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm VA, viêm Amidan. Bệnh thường không có biểu hiện khó thở trong thời gian đầu của bệnh, mà thường xuất hiện ở giai đoạn sau khi bệnh đang phát nặng do tình trạng viêm nặng.

Tái phát bệnh:

- Hen phế quản hay tái phát và mức độ tái phát ngày càng dầy lên, được chia thành 4 bậc với những mức độ điều trị thuốc khác nhau, bênh có thể tái phát mà không có liên quan đến yếu tố gây nhiễm khuẩn.

- VPQ mạn cũng hay tái phát nhưng thường có liên quan mật thiết với tình trạng nhiễm khuẩn, bệnh diễn biến có thể kiểm soát tốt khi dùng kháng sinh hiệu quả.

Đây chỉ là những lưu ý trong chẩn đoán còn để được xác định bệnh chính xác thì người bệnh cần tới các cơ sở y tế được thưc hiện các xét nghiệm và thăm khám cần thiết.

24. Phân biệt hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Về bệnh lý COPD, có một số khác biệt cơ bản giữa hen và COPD bác cần lưu ý như sau:

+ Hen phế quản: là bệnh lý đa dạng có đặc điểm là viêm đường thở mạn tính. Bệnh được xác định bởi bệnh sử có sự hiện diện của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho thay đổi theo thời gian và cường độ kèm theo giới hạn luồng khí thở ra giao động (Theo GINA 2014)

+ Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD: có đặc điểm giới hạn luồng khí dai dẳng, được tiến triển và đi cùng với tăng các phản ứng viêm mạn tính đối với các phần tử hoặc khí độc trong đường thở và phổi. Đợt kịch phát và bệnh lý đi kèm góp phần vào việc tăng nặng bệnh. (Theo Gold 2014)

Hen thường cải thiện tự nhiên hoặc do điều trị, nhưng có thể gây ra giới hạn luồng khí cố định còn COPD sẽ diễn tiến chậm qua nhiều năm dù có điều trị nên với hen phế quản có thể bác sỹ sẽ cân nhắc dừng điều trị trong khoảng thời gian nhất định nếu bệnh ổn định, còn COPD cần xác định điều trị liên tục có sự theo dõi định kỳ của bác sỹ.

II. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ THUỐC HEN P/H

1. Thuốc hen P/H có phải từ thảo dược không?

Thuốc hen P/H với thành phần 100% thảo dược, được bào chế từ bài thuốc cổ phương 1500 tuổi Tiểu thanh long thang, với công dụng điều hòa công năng của 3 tạng Tỳ - Phế - Thận giúp điều trị hen phế quản hiệu quả lại an toàn. Hiện thuốc hen P/H là thuốc thảo dược duy nhất được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng. Thuốc có tác dụng điều trị tương đương với thuốc dự phòng Tây y. Thông tin chi tiết về sản phẩm có thể tham khảo thêm tại:

➡️Hướng dẫn sử dụng thuốc & phác đồ điều trị: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-hen-thuoc-hen-ph.html

➡️Ý kiến chuyên gia: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-hen-y-kien-chuyen-gia.html

➡️Bệnh nhân chia sẻ câu chuyện điều trị: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-nhan-chia-se.html

➡️Feedback người bệnh hoặc người thân đã có người nhà dùng thuốc hen P/H: https://bit.ly/2wkgeKE

2. Thuốc hen P/H có trên thị trường lâu chưa? Tại sao tôi dùng thuốc hen P/H không đỡ?

Thuốc hen P/H đã có mặt trên thị trường 15 năm và có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế. Thuốc hen P/H là thuốc điều trị tương đương với thuốc dự phòng Tây y, không phải thực phẩm chức năng.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về thuốc hen P/H trên báo Sức khỏe đời sống: https://suckhoedoisong.vn/15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-n146274.html

Điều trị bằng thuốc hen P/H sẽ được chỉ định theo các liệu trình điều trị tùy theo mức độ bệnh và thể trạng, sau đó việc điều trị sẽ được theo dõi dự phòng hàng năm. Với những trường hợp bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc và hạn chế được việc tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát cơn hen thì bệnh có thể ổn định, không tái phát cơn hen trong thời gian dài.

Dù là thuốc điều trị thì vẫn sẽ có tỷ lệ không đáp ứng thuốc nhất định, cụ thể với thuốc hen P/H thì tỷ lệ đáp ứng tốt với thuốc đạt 70%. Với các trường hợp kém đáp ứng cần phối hợp điều trị với các thuốc khác để kiểm soát hen hiệu quả.

3. Ai đã dùng thuốc hen P/H chưa? Xin thông tin tham khảo

Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã và đang kiểm soát hen tốt bằng thuốc hen P/H. Bạn có thể tham khảo thêm một số trường hợp bệnh nhân chia sẻ kinh nghiệm điều trị thực tế tại đây https://benhhen.vn/nhomtin/benh-nhan-chia-se.htmlhoặc https://bit.ly/2wkgeKE

4. Thuốc hen P/H của công ty nào sản xuất?

Thuốc hen P/H là sản phẩm của Công ty Đông dược Phúc Hưng – Thuốc Nam của Người Việt.

Tiền thân là tổ hợp tác được thành lập từ đầu những năm 90, đến năm 2000, Đông dược Phúc Hưng chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH có trụ sở làm việc và nhà xưởng sản xuất hơn 500m2 tại số 96 – 98, Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

Năm 2007, Công ty mở rộng quy mô nhà máy từ 500m2 nhà xưởng ban đầu lên tổng diện tích 25,000m2 nằm trong khu công nghiệp Thanh Oai – Thanh Oai – Bích Hòa - Hà Nội. Năm 2014, Đông dược Phúc Hưng hoàn tất thẩm định GMP –WHO, trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP – WHO về sản xuất thuốc từ dược liệu. Nhà máy được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động bào chế và sản xuất thuốc y học cổ truyền.

Từ một tổ hợp tác sản xuất chủ yếu là đóng gói thuốc thang, thuốc bột đến nay Đông dược Phúc Hưng đã có hơn 30 nhãn hiệu thuốc nổi tiếng được tin dùng như Đại Tràng Hoàn P/H – Điều trị viêm đại tràng cấp và mạn tính, Thuốc Ho P/H – Thuốc Nam trị ho hiệu quả, Hoạt huyết Thông Mạch P/H – điều trị hoa mắt chóng mặt đau đầu, giảm trí nhớ; Các sản phẩm của Công ty không chỉ có mặt tại các quầy thuốc trên toàn quốc nhờ hệ thống phân phối hiệu quả, rộng lớn mà còn nằm trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y Tế được nhiều bệnh viện, bác sỹ sử dụng điều trị cho bệnh nhân.

Một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt của Đông dược Phúc Hưng đó chính là việc nỗ lực bảo tồn, gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống của nền y học cổ xưa. Bên cạnh các bài thuốc cổ phương quý giá hàng trăm năm của các danh y để lại, Đông dược Phúc Hưng không ngừng tìm kiếm sưu tập các bài thuốc dân gian gia truyền còn tiềm ẩn trong nhân dân để có thể xã hội hóa phục vụ người bệnh. Trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, bào chế thuốc, Đông dược Phúc Hưng luôn luôn tôn trọng và phát huy các dạng bào chế truyền thống như cao, đơn, hoàn, tán. Để từ đó đảm bảo được công năng của các bài thuốc y học cổ truyền, gìn giữ được tinh túy trong từng bài thuốc và cho ra đời được các loại thuốc thảo dược có hàm lượng dược liệu cao nhất, cho hiệu quả điều trị tốt nhất.

Với ước vọng giữ gìn và phát triển những tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại để tạo ra những loại thuốc thảo dược tốt nhất góp phần nâng cao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trải qua hơn 20 năm trưởng thành & phát triển, Đông dược Phúc Hưng đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc thảo dược tại Việt Nam.

5. Thuốc hen P/H chữa hen như thế nào?

Thuốc hen P/H là thuốc thảo dược duy nhất đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mạn tính, COPD (không phải thực phẩm chức năng). Thuốc được bào chế dựa theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” của Thánh y Trương Trọng Cảnh; được bào chế trên dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP – WHO cho hiệu quả cao trong điều trị hen phế quản bởi thuốc giải quyết được 3 vấn đề:

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản: Trong thuốc hen thảo dược có sự phối hợp của ba vị thuốc can khương, tế tân và bán hạ tác động trực tiếp tới tạng Tỳ giúp tiêu trừ đàm thấp (dịch nhầy) và phục hồi công năng Phế giúp khử đờm và tống xuất ra ngoài. Kết hợp thêm Quế chi và Ma hoàng có tác dụng như các thuốc chống co thắt giúp giãn phế quản, tạo thông thoáng để dịch nhầy có thể tống xuất ra ngoài tốt hơn.

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương: Thuốc hen thảo dược với sự phối hợp của các vị bạch thược, cam thảo, quế chi, tế tân có tác dụng giúp tiêu viêm, tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc phế quản, giúp tình trạng viêm không tái phát, phục hồi lại sức đàn hồi của phế nang, phục hồi chức năng của phế quản bị tổn thương, làm cho bệnh nhân không còn khó thở ngay cả khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát: Thuốc hen thảo dược tập chung vào điều hòa - phục hồi - nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận nên giúp cho các tạng phủ hoạt động hài hòa, sức miễn dịch và khả năng giải dị ứng của người bệnh được nâng cao tổng thể.

6. Thuốc hen P/H mua ở đâu?

Thuốc hen P/h hiện có bán rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thêm danh sách nhà thuốc có phân phối thuốc hen P/H tại đây

7. Có thể dùng thuốc hen P/H cho trẻ em không? Từ mấy tuổi có thể dùng được?

Thuốc hen P/H có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn. Thuốc dùng cho trẻ từ 36 tháng tuổi. Với các trường hợp ít hơn 36 tháng tuổi cần có sự tư vấn, theo dõi điều trị của bác sỹ. (Tổng đài bác sỹ miễn cước 1800 5454 35).

8. Mắc hen mạn tính nhiều năm có thể dùng thuốc hen P/H không?

Hen phế quản là bệnh mạn tính có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí cả đời. Mục tiêu điều trị hen hiện nay là điều trị kiểm soát hen để giúp cơn hen không tái phát trong khoảng thời gian nhất định. Nếu gặp các yếu tố thuận lợi (sức đề kháng suy giảm; tiếp xúc thường xuyên với các dị nguyên) thì có thể tình trạng viêm của đường thở sẽ xuất hiện trở lại; khi này bắt buộc người bệnh phải dùng thuốc kiểm soát hen trở lại (thuốc hen P/H). Sự khác biệt chính giữa việc điều trị kiểm soát (dự phòng) bằng thuốc hen P/H so với thuốc Tây y là thời gian bệnh ổn định lâu hơn mà không phải duy trì dùng thuốc hàng năm như Tây y, chủ yếu là điều trị theo liệu trình, mỗi đợt điều trị tấn công 1 - 2 liệu trình (8 - 10 tuần), và theo thời gian bệnh sẽ không có xu hướng nặng lên, hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn. Việc điều trị bệnh mạn tính như hen luôn cần có sự đồng hành của các bác sỹ, người bệnh có thể lưu số tổng đài miễn cước 1800 5454 35 như một số liên hệ thường xuyên để có thể trao đổi cùng các bác sỹ bất cứ lúc nào.

9. Người cao tuổi dùng thuốc hen P/H có hiệu quả không?

Vì những khó khăn trong điều trị hen ở người cao tuổi (xem thêm tại đây) nên người bệnh khi điều trị bằng thuốc hen P/H cần đảm bảo:

- Kiên trì điều trị đúng và đủ liệu trình

Đúng liệu trình điều trị là tuân thủ thời gian điều trị đủ 8 – 10 tuần/liệu trình, với mỗi mức độ bệnh khác nhau thì điều trị số liệu trình khác nhau. (Tham khảo thêm liệu trình điều trị thuốc hen P/H theo bậc hen tại đây).

Đúng hướng dẫn sử dụng về cách dùng là phải dùng đúng liều lượng thuốc cho 1 lần uống và đúng số lần uống trong 24h; Đúng thời gian là phải dùng đúng thời gian mà bác sĩ hướng dẫn (uống trước, uống trong hay uống sau bữa ăn)

Việc uống thuốc không đúng liều như: Dùng sai liều lượng thuốc (ml/viên) /ngày hoặc dùng sai số hộp được quy định trong 1 liệu trình đều sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt như bệnh không dứt, tạo cơ hội cho những biến chứng nguy hiểm của bệnh phát triển.

- Định kỳ điều trị dự phòng

Đề điều trị hen phế quản tận gốc cần phục hồi – nâng cao công năng của Tạng – Phủ, giúp hạn chế tái phát, giảm cường độ bệnh, cơn hen nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát.

Tuy nhiên để phục hồi – nâng cao công năng Tạng Phủ của người bệnh thì đòi hỏi mất nhiều thời gian. Chưa kể khi công năng Tạng – Phủ đã được hồi phục thì vẫn có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (ngoại cảm); các yếu tố tinh thần (nội thương) tác động làm cho suy yếu.

Đó cũng chính là lý do tại sao những người mắc bệnh mạn tính thường phải có chế độ luyện tập, sinh hoạt phù hợp, giữ cho trạng thái tinh thần luôn vui vẻ thoải mái và duy trì dùng thuốc giúp nâng cao công năng tạng phủ, phòng ngừa những tác động bất lợi bên ngoài lên cơ thể.

Riêng với hen phế quản – căn bệnh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài ( phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) thì việc dùng thuốc phòng bệnh là hết sức cần thiết. Thông thường, trước khi giao mùa, hoặc cứ sau 3-6 tháng người bệnh nên chủ động điều trị nhắc lại để nâng cao chính khí, ngăn ngừa sự tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài.

10. Thuốc hen P/H có mấy dạng bào chế? Giá bán thuốc hen P/H như thế nào? Mua ở đâu thuốc hen P/H ở đâu? Mua ở đâu chính hãng?

Thuốc hen P/H có hai dạng bào chế: Dạng cao lỏng - Chai 250ml và Dạng viên hoàn - Lọ 480v. Dạng viên hoàn không chứa đường nên thường được dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Thuốc hen P/H dạng cao lỏng có giá bán niêm yết từ 15/07 là 95.000 VNĐ; dạng viên hoàn: 135.000 VNĐ. Giá bán tại các nhà thuốc sẽ có chênh lệch ít nhiều tùy theo chương trình bán hàng của từng nhà thuốc.

Trước khi bắt đầu dùng thuốc, nên kiểm tra:

- Hạn dùng, số lô sản xuất

- Tem trên nắp hộp

- Màu sắc của hộp, màu sắc của thuốc

Lưu ý là trong suốt quá trình điều trị cần có sự đồng hành của bác sỹ điều trị (qua trực tiếp phòng khám của Phúc Hưng hoặc liên hệ qua tổng đài theo dõi điều trị miễn phí 1800 5454 35).

11. Liều dùng thuốc hen P/H cho trẻ em?

Ngày uống 2 lần (uống sau bữa ăn).

- Từ 1 – 2 tuổi: Mỗi lần uống 2 thìa cafe (10ml).

- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần uống 3 thìa cafe (15ml).

- Từ 7 – 12 tuổi: Mỗi lần 4 thìa café (20 ml)

- Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên

- Đợt điều trị từ 8 – 10 tuần. Bệnh nặng có thể dùng liên tục 2 – 3 đợt.

12. Có thể dùng thuốc hen P/H kết hợp với thuốc Tây không?

Trong thời gian đầu điều trị bằng thuốc hen P/H, nếu xuất hiện các cơn hen cấp tính, bệnh nhân có thể kết hợp với thuốc Tây để cắt cơn. Bệnh thuyên giảm dần dần, cơn hen nhẹ và thưa hơn, tiến tới cơn hen không tái phát, người bệnh sẽ không còn phụ thuộc vào thuốc cắt cơn.

13. Dùng thuốc hen P/H trong bao lâu? Mấy đợt? Uống thuốc hen P/H bao lâu thì hiệu quả?

Liệu trình điều trị 8 - 10 tuần là liều điều trị cơ bản khi điều trị bằng thuốc hen P/H, tùy theo mức độ bệnh sẽ điều trị từ 1 - 2 hay 3 -4 liệu trình. Việc dùng thuốc theo liệu trình sẽ giúp kiểm soát hen tốt mà không để lại các tác dụng phụ và quan trọng nhất là bệnh không có xu hướng nặng lên theo thời gian, người bệnh không phải tăng liều thay thay đổi thuốc khác như khi điều trị theo Tây y. Với trẻ nhỏ thì thời gian đáp ứng của thuốc nhanh, thường chỉ sau 3 - 5 ngày, với người lớn và tình trạng bệnh và thể trạng càng kém thì thời gian đáp ứng sẽ chậm hơn. Thường sau khoảng 1 - 2 tuần thì người bệnh mới có thể đánh giá được những chuyển biến đầu tiên. Thời gian đầu dùng thuốc hen P/H thường sẽ gây tăng ho để tống xuất đờm, sau khoảng 5 - 7 ngày tình trạng ho tăng sẽ được cải thiện. Trong quá trình điều trị bằng thuốc hen P/H, người bệnh có thể liên hệ với các bác sỹ theo số tổng đài 1800 5454 35 để được bác sỹ hướng dẫn điều trị.

14. Dùng thuốc hen P/H bị tăng ho?

Trong thời gian đầu điều trị, nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ ho nhiều lên (đây là chuyển biến hoàn toàn bình thường nên bệnh nhân không cần lo lắng), khi ho bệnh nhân sẽ kèm theo khạc đờm (đờm loãng hơn so với trước khi điều trị). Kết thúc đợt ho - khạc đờm (3 - 5 ngày), phế quản sẽ không sinh đờm nữa, bệnh nhân hết ho, hết đờm, cơn hen sẽ bắt đầu nhẹ dần. Tiếp tục dùng thuốc hen P/H đến khi đủ đợt, cơn hen không tái phát, sức đề kháng được cải thiện, cơ thể khỏe mạnh bình thường.

15. Trẻ ho, khò khè có dùng thuốc hen P/H được không?

Khò khè tái đi tái lại xảy ra mới tỷ lệ lớn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến khò khè ở trẻ thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên (trung bình 6 - 8 lần mỗi năm); một số trường hợp khò khè là do nhiễm vi rút. Nếu chỉ có dấu hiệu khò khè thì chưa đủ khẳng định trẻ có bị hen hay không, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi chưa đo được hô hấp ký nên việc chẩn đoán sẽ cần thêm thời gian để theo dõi diễn tiến bệnh. Giai đoạn này có cho bé đi khám, dù các bác sỹ có chỉ định điều trị bằng thuốc hen thì vẫn được xem như điều trị thử mà thôi, bác sỹ sẽ hướng dẫn tái khám sau khoảng 2 - 3 tháng để kiểm tra mức độ đáp ứng. Trong trường hợp trẻ khò khè có thể dùng thuốc hen P/H và theo dõi hai khả năng:

- Thuốc hen P/H có thể điều trị tốt trường hợp viêm phế quản mạn tính và viêm phế quản co thắt, nếu các triệu chứng thuyên giảm nhanh sau dùng thuốc, không tái phát sau 2 - 3 tháng thì có thể trẻ không mắc hen phế quản mà chỉ khò khè do nhiễm trùng hô hấp.

- Nếu trẻ đáp ứng với thuốc, trong quá trình đang điều trị tình trạng khò khè tăng lên khi gặp các yếu tố thuận lợi (nhiễm trùng hô hấp, tiếp xúc khói thuốc, tác nhân gây dị ứng....) thì cần duy trì điều trị dự phòng như đối với bệnh nhân hen phế quản.

16. Viêm phế quản co thắt có dùng được thuốc hen P/H không? Phổi tắc nghẹn mạn tính COPD có dùng được thuốc hen P/H không?

Thuốc hen P/H là thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản co thắt, hen phế quản, COPD.

Thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý hô hấp mạn tính này bởi giải quyết tốt 3 vấn đề:

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản: Trong thuốc hen thảo dược có sự phối hợp của ba vị thuốc can khương, tế tân và bán hạ tác động trực tiếp tới tạng Tỳ giúp tiêu trừ đàm thấp (dịch nhầy) và phục hồi công năng Phế giúp khử đờm và tống xuất ra ngoài. Kết hợp thêm Quế chi và Ma hoàng có tác dụng như các thuốc chống co thắt giúp giãn phế quản, tạo thông thoáng để dịch nhầy có thể tống xuất ra ngoài tốt hơn.

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương: Thuốc hen thảo dược với sự phối hợp của các vị bạch thược, cam thảo, quế chi, tế tân có tác dụng giúp tiêu viêm, tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc phế quản, giúp tình trạng viêm không tái phát, phục hồi lại sức đàn hồi của phế nang, phục hồi chức năng của phế quản bị tổn thương, làm cho bệnh nhân không còn khó thở ngay cả khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát: Thuốc hen thảo dược tập chung vào điều hòa - phục hồi - nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận nên giúp cho các tạng phủ hoạt động hài hòa, sức miễn dịch và khả năng giải dị ứng của người bệnh được nâng cao tổng thể.

17. Chống chỉ định của thuốc hen P/H?

- Bệnh nhân có tiền sử co giật do sốt cao

- Bệnh nhân huyết áp cao (không dùng thuốc điều trị hàng ngày)

18. Bảo quản thuốc hen P/H thế nào? Có thể để tủ lạnh không? Mở nắp trong bao lâu?

- Thuốc hen P/H bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30 độ. Sau khi mở nắp có thể để tủ lạnh, chỉ nên dùng trong 1 tháng tính từ thời điểm mở nắp.