Tìm hiểu về đinh bộ lĩnh sinh năm bao nhiêu

Đinh Tiên Hoàng đế, tên húy Đinh Bộ Lĩnh là một vị anh hùng dân tộc, danh nhân của nước Đại Cồ Việt - Việt Nam ta, một người con của vùng đất quê hương Ninh Bình. Ông đã có công lao to lớn: Dẹp loạn cát cứ của các sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc ta sau gần một ngàn năm Bắc thuộc.

Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh, có thể chia làm ba thời kỳ: Thời niên thiếu, Thời kỳ dẹp loạn, thống nhất đất nước và Thời kỳ làm Hoàng đế. Ở hai thời kỳ sau, sử sách chép tương đối rõ (trừ hai điểm còn tồn nghi về các bà Hoàng hậu và cái chết của Vua). Còn thời niên thiếu (từ khi sinh đến khoảng 15 - 16 tuổi) của Đinh Bộ Lĩnh, tôi thấy có một số điểm các sách viết khá mâu thuẫn hoặc rất mờ nhạt. Xin nêu ra đây để mọi người, đặc biệt các nhà nghiên cứu chuyên sâu cùng tham khảo và chia sẻ những hiểu biết hơn về vị Hoàng đế đầu tiên của nước Việt ta song còn nhiều bí ẩn này.

Tìm hiểu về đinh bộ lĩnh sinh năm bao nhiêu

Cờ lau tập trận (Bột màu) Tranh của PHAN NGUYỄN

1. Có phải Đinh Bộ Lĩnh là con nhà nghèo, cha mất sớm?

Các truyền thuyết khá quen thuộc đều cho rằng Đinh Bộ Lĩnh… “mồ côi cha từ bé, nhà nghèo…”; Có sách lại viết “Cha là Đinh Công Trứ mất sớm…” hoặc viết chung chung:“Lúc còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đi chăn trâu cho ông chú…”

Theo các sách Tống sử, An Nam chí lược, Toàn thư, Cương mục… đều viết: Đinh Bộ Lĩnh là con của một thứ sử, vị quan đứng đầu một châu - châu Hoan (chỉ sau cấp Trung ương, tạm ví như cấp tỉnh hiện nay) và trước khi theo Dương Đình Nghệ, Đinh Công Trứ đã là một hào trưởng(?) của đất Hoa Lư… Tôi tin chắc Đinh Bộ Lĩnh không thể là con của một gia đình nghèo mà phải là con một gia đình có thế lực, hơn nữa một “danh gia vọng tộc”.

Còn chuyện cha mất sớm cũng không thuyết phục. Theo sử sách, Đinh Công Trứ sinh năm 877. Năm 931, Đinh Công Trứ cùng Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ, ông được cử làm Thứ sử Hoan Châu (vùng Nghệ Tĩnh ngày nay, thủ phủ đóng ở Thanh Chương). Khi xảy ra sự kiện Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại (937) thì Đinh Công Trứ lại giúp Ngô Quyền lập lại trật tự - giết tên phản tặc Kiều Công Tiễn sau đó tiến ra Bắc đánh tan quân Nam Hán (938); Ông được Ngô Quyền tiếp tục phong làm Thứ sử châu Hoan nhưng bị bệnh mất không lâu sau đó”.

Giả sử ông mất vào năm 939 hoặc 940 thì lúc đó ông đã 62 hoặc 63 tuổi. Còn Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, khi Đinh Công Trứ mất thì Đinh Bộ Lĩnh đã 15-16 tuổi, bước vào tuổi trưởng thành. Như vậy, sao lại có thể nói Đinh Công Trứ mất sớm và Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ bé?.

2. Còn quá ít thông tin về thân phụ và thân mẫu của Đinh Bộ Lĩnh

Cho đến bấy giờ, ta mới chỉ biết thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Công Trứ, sinh năm 877, không rõ mất khi nào. Thân mẫu là Đàm Thị (chắc không phải tên), không rõ năm sinh, năm mất. Đối chiếu giữa năm sinh của cha và con, người ta không khỏi thắc mắc tại sao (hoặc lí do gì) mà khi sinh Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Công Trứ đã ở tuổi 47 (924) trong khi đó sử sách không kể tên những người con khác. Liệu ngoài Đinh Bộ Lĩnh, ông bà còn người con nào nữa không? Với hoàn cảnh và địa vị của mình, ngoài bà Đàm Thị, Đinh Công Trứ còn có người vợ khác không? Và trước khi theo Dương Đình Nghệ, danh phận ông ở Hoa Lư ra sao. Công lao, đóng góp của ông trong hai lần đánh tan quân Nam Hán (931, 938) và trong gần 10 năm làm Thứ sử Hoan Châu thế nào?... Trả lời được những câu hỏi trên sẽ góp phần giải đáp quá trình hình thành tài năng và tính cách của Đinh Bộ Lĩnh.

3. Khí chất và tính cách thủ lĩnh của Đinh Bộ Lĩnh được hình thành, rèn rũa từ cả hai miền đất: Hoa Lư và Hoan Châu

Với địa vị gia đình và điều kiện sống như thế, có khả năng (từ nhỏ đến lúc 15 - 16 tuổi) Đinh Bộ Lĩnh được nuôi dạy tử tế và có một quan hệ xã hội rộng rãi. Điều này tạo ra những điều kiện tốt để Đinh Bộ Lĩnh học hỏi tiếp thu kiến thức, cơ sở để hình thành nên tài năng, uy tín và tính cách của một vị thủ lĩnh, một vị vua sau này.

Có thể giả thiết thời niên thiếu, Đinh Bộ Lĩnh đã ở hai nơi: trước 7 tuổi, ở Hoa Lư cùng cha mẹ khi Đinh Công Trứ là một hào trưởng (?). Từ 7 tuổi đến năm 15, 16 tuổi, ông theo gia đình vào Hoan Châu, nơi Đinh Công Trứ được bổ làm Thứ sử. Không biết có liên tục không nhưng chắc chắn Đinh Công Trứ đã mang theo gia đình vào trong đó nên sử mới ghi: “sau khi cha mất, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ trở về quê ngoại” (Gia Thủy, nay thuộc huyện Nho Quan). Nếu như vậy, Đinh Bộ Lĩnh được nuôi dưỡng và lớn lên từ hai miền đất: Hoa Lư và Thanh Chương, được người cha với khí chất, tính cách của một vị tướng đồng thời là vị quan cai trị dạy dỗ và rèn rũa ngay từ nhỏ. Trên đất Thanh Chương còn lưu truyền câu phương ngôn “trai Cát Ngạn” đi cùng với tập tục đánh trận giả và ném đá vào dịp Tết Đoan Ngọ (5/5). Người dân địa phương nói rằng tập tục này nhằm gợi nhớ lại thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh tại đất Thanh Chương cũng như sự can trường, dũng cảm của ông - người bao giờ cũng cầm đầu một phe chơi. Có lẽ điều đó đã dần làm nên khí chất và tính cách của các chàng trai đất Hoan Châu – “trai Cát Ngạn” nói chung và Đinh Bộ Lĩnh nói riêng. Còn đất Hoa Lư là đất địa linh nhân kiệt “Đại Hữu sinh vương, Điềm Dương sinh thánh”. Phải là một con người như thế sinh ra và được nuôi dưỡng ở những mảnh đất như thế thì Đinh Bộ Lĩnh mới có thể “kế tập chức cha” ngay sau khi Đinh Công Trứ mất (sách An Nam chí lược).

Và khi trở lại đất Hoa Lư, vai trò thủ lĩnh của Đinh Bộ Lĩnh càng thể hiện rõ khi ông cùng với những người bạn như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú chiêu tập và rèn luyện quân sĩ. Tôi nghĩ việc ông dám bắt trâu (có truyền thuyết nói là lợn) của ông chú (Dinh Dự) để khao quân là vào thời điểm này… Khi Ngô Quyền mất (944), xảy ra sự biến Dương Tam Kha cướp ngôi dẫn đến tình trạng đất nước bị chia rẽ, cát cứ thì Đinh Bộ Lĩnh đã 20 tuổi, tuổi trưởng thành. Từ đây, ông trở thành vị thủ lĩnh thực sự tài ba của một sứ quân và bắt đầu công cuộc chinh phục dẹp loạn cát cứ, thống nhất giang sơn đất nước.

Ai là người giết Đinh Bộ Lĩnh?

Đỗ Thích (chữ Hán: 杜釋; ?-979) là một quan viên thời nhà Đinh. Ông được ghi nhận trong chính sử Việt Nam là người đã ám sát vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn, dẫn sự kết thúc của nhà Đinh, mở đầu nhà Tiền Lê, cũng như gây ra cái cớ cho việc xâm lược Đại Cồ Việt bất thành của nhà Tống.

Đinh Tiên Hoàng là con của ai?

Vua Đinh Tiên Hoàng thuở nhỏ có tên là Đinh Bộ Lĩnh, sinh ngày rằm tháng Hai năm Giáp Thân (924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng ( nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thân phụ là Đinh Công Trứ làm quan Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An).

Đinh Tiên Hoàng ở đâu?

1.1 Đền vua Đinh Tiên Hoàng ở đâu? Địa chỉ: nằm tọa lạc ở trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa, nay thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Đinh Bộ Lĩnh còn được gọi là gì?

- Đinh Tiên Hoàng (tên thật là Đinh Bộ Lĩnh), người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), là con thứ của Thứ sử Đinh Công Trứ (Thứ sử Châu Hoan, kiêm Ngự phiên Đô đốc dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền); mẹ là Đàm Thị.