Tốc độ quay vòng của đồng tiền là gì

Hệ số vòng quay [turnover ratio] là một tập hợp các hệ số dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục tài sản khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu. Hiệu suất chuyển đổi được đo lường bằng đơn vị vòng quay [turnover].

Hệ số vòng quay còn được gọi là hệ số quản trị tài sản hoặc chỉ số hiệu suất hoạt động.

Ý nghĩa của nhóm hệ số vòng quay

Doanh nghiệp hoạt động dựa trên sự luân chuyển của tài sản, gồm: tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho. Khi hàng tồn kho thành phẩm được bán, nó sẽ trở thành các khoản phải thu và sau đó sẽ là tiền khi khách hàng thanh toán.

Các doanh nghiệp thường sẽ cố gắng chuyển hóa hàng tồn kho và khoản phải thu thành doanh thu và tiền mặt càng nhanh càng tốt nhằm tạo ra mức sinh lời cao hơn. Đặc biệt, khả năng tạo ra tiền mặt nhanh sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro thiếu tiền để thanh toán các hóa đơn đến hạn.

Hệ số vòng quay giúp đo lường hiệu quả tạo ra doanh thu và tiền mặt, tức là phản ánh hiệu quả của các khâu như: bán hàng, quản lý hàng tồn kho, thu hồi nợ và tái đầu tư.

Các công thức tính hệ số vòng quay

Có 6 hệ số vòng quay phản ánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp thường được sử dụng, bạn nên tham khảo công thức tính được trình bày dưới đây. Bạn cũng có thể tra cứu kết quả tính sẵn trên vietstock.vn

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học kiến thức đầu tư chứng khoán miễn phí ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình

HỌC NGAY

Để đánh giá hệ số vòng quay của một doanh nghiệp, bạn nên so sánh nó với:

  • Hệ số vòng quay của đối thủ cạnh tranh cùng ngành và trung bình ngành: sẽ là một lợi thế cạnh tranh lớn nếu doanh nghiệp có hệ số vòng quay nổi bật hơn đối thủ và trung bình ngành
  • Hệ số vòng quay qua các năm: nếu xu hướng ổn định hoặc tăng trong dài hạn sẽ phản ánh khả năng tối ưu trong quản trị tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho [inventory turnover]

Hệ số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Hệ số này phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành và mô hình kinh doanh, chính sách lưu hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Vì hàng tồn kho được xây dựng cùng với dự đoán về doanh thu, vòng quay hàng tồn kho đặc biệt nhạy cảm nếu có những biến động trên thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh số bán hàng chậm lại, có thể do năng lực bán hàng yếu kém hoặc do thị trường không còn nhu cầu với sản phẩm nữa, chi phí lưu trữ hàng tồn kho có thể trở thành gánh nặng và vòng quay hàng tồn kho sẽ giảm.

Kiến thức: Hàng tồn kho bao gồm 3 nhóm là

  1. Hàng tồn kho nguyên vật liệu là nguyên liệu chưa qua chế biến sẽ được sử dụng trong sản xuất.
  2. Hàng tồn kho sản xuất dở dang là các sản phẩm mới chỉ hoàn chỉnh một phần trong quá trình sản xuất.
  3. Hàng tồn kho thành phẩm là sản phẩm hoàn chỉnh và sẵn sang cho việc vận chuyển tới tay khách hàng khi họ đặt hàng.

Bạn có thể tham khảo thêm công thức tính thời gian tồn kho bình quân [average age of inventory, “AAI”], là số ngày trung bình để một công ty thực hiện một vòng quay hàng tồn kho:

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va [NVL] là doanh nghiệp bất động sản [BĐS] có quy mô lớn thứ 2 TTCK Việt Nam sở hữu những đặc trưng của một doanh nghiệp BĐS: [1] Đòn bẩy tài chính rất rủi ro; [2] Cơ cấu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn; [3] Chỉ số thanh khoản thấp; [4] Vòng quay hàng tồn kho kém dần khi thị trường BĐS bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn, các dự án bị nghẽn pháp lý khiến thời gian tồn kho bình quân ngày càng dài. Điều này cho thấy thời gian bán hàng trung bình của NVL ngày càng chậm, sản phẩm ứ đọng ngày càng nhiều. Đó là lý do NVL đã làm đơn cầu cứu Bộ Xây dựng để tránh nợ xấu 50.000 tỷ [!]

Vòng quay phải thu khách hàng [accounts receivable turnover]

Trong “các khoản phải thu ngắn hạn” trên bảng cân đối kế toán [BCĐKT] bao gồm nhiều hạng mục khác nhau. Vì chúng ta đang xét đến các khoản tiền khách hàng nợ [chiếm dụng] của doanh nghiệp nên theo tôi, công thức sau là hợp lý nhất:

Kiến thức: Khi doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm cho khách hàng thanh toán trả sau, doanh nghiệp sẽ có quyền thu tiền từ khách hàng đó tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Các quyền thu tiền này được tính tổng lại và thể hiện trên BCĐKT là “khoản phải thu”.

Khoản phải thu là các khoản khách hàng nợ doanh nghiệp, những người này đã nhận được hàng nhưng vẫn chưa trả tiền. Tại sao doanh nghiệp lại cho khách hàng nợ tiền? Vì doanh nghiệp muốn nới lỏng chính sách bán hàng, giúp gia tăng doanh số và chiều lòng người mua. Việc nợ tiền này được gọi là chiếm dụng vốn.

Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì nếu nghĩ đơn giản thì kiểu gì khách hàng cũng sẽ trả tiền cho doanh nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác.

Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng chiếm dụng càng nhiều và càng lâu. Doanh nghiệp cần tiền mặt để đưa vào sản xuất, nhưng lượng tiền của doanh nghiệp không đủ và đáng ra nếu khách hàng thanh toán nợ đúng hạn thì doanh nghiệp sẽ có đủ số tiền cần thiết để luân chuyển vào kinh doanh. Rủi ro hơn nữa, nếu khách hàng phá sản thì ai sẽ trả tiền cho doanh nghiệp?

Hệ số vòng quay phải thu khách hàng càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, nâng cao dòng tiền mặt, tạo ra sự chủ động về nguồn vốn.

Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được thời gian thu tiền khách hàng bình quân [average collection period]:

CTCP Đầu tư Thế giới di động [MWG] có đòn bẩy tài chính khá cao, phần lớn là nợ ngắn hạn để đảm bảo hàng tồn kho. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt ở mức thấp vì tiền mặt liên tục được sử dụng để mở rộng quy mô cửa hàng, tuy nhiên MWG sở hữu những đặc điểm của doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu: [1] Cơ cấu phải thu ngắn hạn/tài sản ngắn được cải thiện tốt; [2] Vòng quay hàng tồn kho nhanh [năng lực quản trị tồn kho tốt], đặc biệt là vòng quay khoản phải thu vô cùng nhanh nhờ bán hàng và thu tiền ngay, dẫn đến rủi ro về nợ xấu rất thấp. Với hệ số vòng quay nhanh như vậy, không có gì lạ khi MWG được gọi là “cỗ máy” tạo ra tiền mặt.

Vòng quay tổng tài sản [asset turnover]

Hệ số này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu. Vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Hệ số vòng quay tài sản có xu hướng cao đối với các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và bán lẻ có cơ sở tài sản [asset base] tương đối nhỏ nhưng có khối lượng hàng bán cao. Do đó, doanh nghiệp bán lẻ thường có số vòng quay tổng tài sản cao hơn so với ngành khác.

Ngược lại, các công ty trong các lĩnh vực như công nghiệp tiện ích và bất động sản có cơ sở tài sản lớn và hệ số vòng quay tài sản thấp.

Lưu ý: Vì tổng tài sản = tổng nguồn vốn, nên vòng quay tổng tài sản còn được gọi là vòng quay toàn bộ vốn.

Vòng quay tài sản cố định [fixed asset turnover]

Khác với vòng quay tổng tài sản, hệ số vòng quay tài sản cố định chỉ xét riêng yếu tố tài sản cố định [PP&E] và bỏ qua các loại tài sản khác nhằm đo lường khả năng tạo ra doanh thu từ các khoản đầu tư PP&E.
Ngành sản xuất thích hợp sử dụng hệ số này nhất vì doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện mua PP&E [đất đai, nhà xưởng và máy móc] đáng kể để tăng sản lượng đầu ra, và vì các khoản đầu tư vào tài sản cố định có xu hướng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp sản xuất.

Hệ số này cần được xem xét trong những khoảng thời gian khác nhau vì một số doanh nghiệp sản xuất, ví dụ như sản xuất vật liệu xây dựng có doanh số bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, vòng quay tài sản thấp trong giai đoạn thị trường bất động sản chậm phát triển.

Cũng cần lưu ý rằng, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể thuê ngoài sản xuất [outsourcing] để giảm sự phụ thuộc vào đầu tư PP&E, trong khi vẫn tăng trưởng doanh thu bán hàng. Điều này giúp cải thiện hệ số vòng quay tài sản cố định.

Vòng quay vốn lưu động [working capital turnover]

Vốn lưu động luân chuyển trong kinh doanh được bắt đầu từ trạng thái tiền mặt chuyển qua trạng thái vật chất [mua sắm hàng tồn kho, tài sản cố định,…] sau đó trở lại trạng thái tiền mặt ban đầu [bán hàng và thu tiền]. Để đạt được trạng thái tiền thành tiền, doanh nghiệp cần 3 giai đoạn gồm dự trữ cho sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hệ số vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao, khiến vốn lưu động luân chuyển nhanh giúp doanh nghiệp tạo ra tiền mặt và doanh thu nhiều hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm công thức thời gian một vòng quay vốn lưu động [kỳ luân chuyển vốn lưu động]:

Chỉ tiêu này trả lời cho câu hỏi: “để thực hiện 1 vòng quay vốn lưu đồng cần bao nhiêu thời gian?”. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Khám phá: Đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp thông qua vốn lưu động

Vòng quay vốn chủ sở hữu [equity turnover]

Khác với vòng quay tổng tài sản/toàn bộ vốn, hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu chỉ xét riêng yếu tố vốn chủ sở hữu và bỏ qua yếu tố vốn vay.

Hệ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tổng kết về hệ số vòng quay

Bạn không nhất thiết phải phân tích cả 6 hệ số vòng quay nêu trên. Thông thường tôi chỉ tập trung phân tích vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu vì 2 hệ số này phản ánh chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp và bổ trợ cho nhóm chỉ số thanh khoản [liquidity ratio].

Trong một số trường hợp nhất định hoặc khi bạn cần thêm manh mối về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng thêm hệ số vòng quay khác.

Chủ Đề