Trăng máu là hiện tượng gì

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa.

Thời tiết thuận lợi để quát sát Trăng máu tối 27/11

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), ngày 27/11, Mặt Trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái đất so với Mặt trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Giai đoạn này xảy ra lúc 19:17 giờ Việt Nam. Kỳ trăng tròn này được các bộ lạc thổ dân châu Mỹ thời kỳ đầu gọi là Trăng Hải Ly vì đây là thời điểm trong năm để đặt bẫy hải ly trước khi các đầm lầy và sông ngòi đóng băng. Nó còn được gọi là Trăng Sương Giá và Trăng Đen.

Trăng máu là hiện tượng gì

Mặt Trăng chuyển màu đỏ hay còn gọi là Trăng máu là hiện tượng thiên văn kỳ thú.

Hiện tượng Trăng tròn xảy ra khi hành tinh Trái đất của chúng ta bị “kẹp” chính xác giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Sự liên kết độc đáo này đảm bảo toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng đối diện với chúng ta sẽ sáng lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Và nhờ vào quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất, góc của ánh sáng mặt trời chiếu vào bề mặt Mặt trăng và bị phản xạ trở lại hành tinh của chúng ta sẽ thay đổi, tạo ra các pha Mặt Trăng khác nhau.

Mặc dù Trăng tròn chỉ xảy ra vào thời điểm chính xác khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời tạo thành sự thẳng hàng hoàn hảo, nhưng trong mắt chúng ta, Mặt Trăng có vẻ tròn trong khoảng ba ngày. Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn.

Điều kiện thời tiết được coi là yếu tố quyết định đến việc quan sát. Nhiều khu vực trên cả nước từng bỏ lỡ những lần quan sát Trăng máu do điều kiện mây mù, mưa dông. Tuy nhiên lần này, việc quan sát Trăng máu được nhận định khá thuận lợi trên cả nước.

Theo đó, thời tiết ngày 27/11 ở miền Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét. Đến tối 27/11 mưa lớn ở miền Trung cũng bắt đầu giảm dần trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.

Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát hoàn toàn bằng mắt thường, thú vị hơn nếu có sự hỗ trợ của ống nhòm hoặc kính thiên văn. Cùng với việc quan sát thời tiết, người xem cũng nên chọn những địa điểm thoáng đãng, có tầm nhìn rộng về phía Đông, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.

Lịch Trăng tròn năm 2024

Theo Hội Thiên văn Hà Nội, Mặt Trăng mọc từ nửa phía đông đường chân trời và lặn ở nửa phía tây do hiện tượng tự quay của Trái Đất là hiện tượng Trăng tròn. Năm 2024, lịch Trăng tròn là các ngày 25/1, 24/2, 25/3, 23/4, 23/5, 21/6, 21/7, 19/8, 17/9, 17/10, 15/11, 15/12. Mỗi dịp Trăng tròn khác nhau đều có tên gọi khác nhau. Những cái tên này chủ yếu bắt nguồn từ sự kết hợp giữa các sự kiện quan sát, văn hóa, nông nghiệp và tự nhiên về Mặt trăng, nhằm mục đích cho phép con người không chỉ dự đoán những thay đổi theo mùa mà còn theo dõi thời gian trôi qua.

Siêu trăng là thuật ngữ được dành riêng cho Trăng tròn trùng với cận điểm của Mặt trăng, là điểm gần nhất của Mặt trăng với Trái đất trong quỹ đạo của nó. Sự gần gũi này làm cho Trăng tròn lớn và sáng bất thường. Để Trăng tròn nhận được thẻ Siêu Trăng, nó phải ở trong khoảng 90% khoảng cách gần Trái đất.

Trăng xanh là Trăng tròn thứ hai trong một tháng trải qua hai Trăng tròn. Hiện tượng này xuất hiện trên bầu trời của chúng ta khoảng 2,7 năm một lần. Mặc dù thuật ngữ này gợi ý một màu sắc nhưng Mặt trăng xanh không thực sự có màu xanh. Rất hiếm khi, các điều kiện khí quyển như các vụ phun trào núi lửa gần đây có thể khiến Mặt trăng có màu hơi xanh, nhưng màu sắc này không gắn liền với thuật ngữ này.

Trăng thu hoạch là Trăng rằm gần nhất với ngày thu phân hàng năm, thường là vào tháng 9, Trăng thu hoạch thường nổi tiếng với tông màu cam riêng biệt. Trăng tròn này mọc gần lúc hoàng hôn và lặn gần lúc mặt trời mọc, mang lại ánh trăng sáng kéo dài nhiều giờ. Trăng thu hoạch xảy ra gần nhất vào ngày 29/09/2023 vừa qua.

Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất và bề mặt của nó chuyển thành màu đỏ cam trên bầu trời đêm. Hiện tượng này xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, và cả ba cùng nằm thẳng hàng nhau. Lúc đó, Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ cam trên bầu trời khi nguyệt thực toàn phần diễn ra.

Về nguyên tắc, Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng mà nhận được ánh sáng từ Mặt Trời để phản chiếu xuống mắt người nhìn ở Trái Đất, nhưng khi nguyệt thực xảy ra, Trái Đất sẽ che đi ánh sáng từ Mặt Trời chiếu lên Mặt Trăng khiến nó thay đổi màu sắc.

Ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng có 7 màu cơ bản được tạo thành. Khi Trái Đất che khuất ánh sáng này, chỉ có ánh sáng màu đỏ và màu cam với bước sóng dài đi qua được lớp khí quyển của Trái Đất, khiến Mặt Trăng nhuộm một màu đỏ cam, gây ra hiện tượng “Trăng máu”.

Rạng sáng Thứ bảy, ngày 28/7 vừa qua, người dân nhiều nơi trên Trái Đất thấy được hình ảnh Mặt Trăng đỏ như máu. Tại Việt Nam cũng có thể thấy hiện tượng ấy vào lúc sau nửa đêm. Thời gian cụ thể là:

Không chỉ được quan sát nguyệt thực tạo ra hình ảnh “Trăng máu”, người ta còn được nhìn thấy mưa sao băng Delta Aquarid vào cùng lúc nguyệt thực diễn ra. Đây là một cơn mưa sao băng trung bình với khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ khi nó đi ngang Trái Đất. Thời điểm tốt để quan sát mưa sao băng được xác nhận là từ tối 27/7 cho đến rạng sáng 28/7.

Trăng máu là hiện tượng gì

“Trăng máu” là hiện tượng mắt thường nhìn thấy vầng trăng có màu đỏ cam.

Theo giới thiên văn học, cứ 778 ngày hay 2 năm 1 tháng mỗi lần, Sao Hỏa sẽ lại đến gần với Trái Đất. Thời gian của Sao Hỏa khi chuyển động quanh Mặt Trời bằng gấp đôi so với Trái Đất, nên sau 2 năm, con người lại được quan sát tốt Sao Hỏa trên bầu trời.

Cụ thể, vào tối 27/7 và rạng sáng 28/7 vừa qua, Sao Hỏa đã đạt vị trí trực đối so với Trái Đất, tức là hành tinh đỏ sẽ nằm đối diện với Mặt Trời và Trái Đất. Nó sẽ được chiếu sáng đầy đủ bởi Mặt Trời và được quan sát rõ ràng nhất từ Trái Đất.

Không chỉ nằm gần với Trái Đất, mà Sao Hỏa còn nằm gần chúng ta nhất nếu tính từ năm 2003 đến nay, nó phát ra ánh sáng rõ ràng nhất kể từ năm 2003 đến nay. Nhắc lại, năm 2003, Sao Hỏa đã đến gần Trái Đất nhất trong vòng 60.000 năm trước đó.

Vào tối 27/7 vừa qua, vị trí Sao Hỏa cách Trái Đất 70,8 triệu km. Do Sao Hỏa là hành tinh nằm gần với Trái Đất nên ánh sáng của nó không nhấp nháy như những ngôi sao khác.

Như vậy, thật thú vị và độc đáo là chỉ trong khoảng thời gian tương đối ngắn (từ sau 9 giờ tối ngày 27/7 đến 4 giờ sáng ngày 28/7), con người cùng một lúc đã chứng kiến 3 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên bầu trời: “Trăng máu”, mưa sao băng và Sao Hỏa.

Trước đó không lâu, con người được chứng kiến một sự kiện thiên văn vô cùng thú vị: “Siêu Trăng” - khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất), “Trăng máu” và “Trăng xanh” (khi Trăng tròn lần thứ hai trong một tháng). Đây là một sự kiện thiên văn 150 năm mới diễn ra một lần.

Trăng máu là hiện tượng gì

Ngắm nguyệt thực là điều thú vị.

Là hiện tượng thiên văn xuất hiện hiếm hoi nhưng tuyệt đối không phải là điểm gở. Trên trang tin công nghệ Wired, ông Noah Petro/ nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Không gian Goddard của NASA cho biết: Những nghiên cứu, ghi chép còn lại cho tới nay chưa từng thấy điều gì đó độc hại đến với Trái Đất khi Trăng máu hay Trăng xanh xuất hiện. Còn ông Fred Espenak/ một nhà nghiên cứu khác cũng thuộc Trung tâm Không gian Goddard cho rằng, những gì được truyền bá rằng đây là điềm báo sự diệt vong của nhân loại đều là sai lầm. Những ý kiến kiểu đó chỉ khiến cho hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trở nên huyễn hoặc mà thôi. Trước đó, một nhà chiêm tinh học có tên Richard Nollelle đã từng tuyên bố rằng siêu Mặt Trăng có thể làm ảnh hưởng đến thời tiết.

Hiểu một cách đơn giản thì hiện tượng Trăng máu hay Trăng xanh xảy ra khi nguyệt thực toàn phần, một sự kiện thiên văn thú vị con người có thể theo dõi mà không cần sự trợ giúp của bất kì thiết bị quan sát nào. Mặt trăng sẽ có màu đỏ cam, nhưng không phải là vì có đấng tối cao nào đó đang muốn gửi gắm một thông điệp cho nhân loại, mà đơn giản chỉ là do Mặt Trăng ở rất gần với Trái Đất mà thôi. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất nằm giữa và nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Mặt Trăng. Lúc này Trái Đất sẽ che đi ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng, ánh sáng đỏ cam với bước sóng dài đi qua được bầu khí quyển Trái Đất và chiếu lên Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng chuyển thành màu đỏ cam.

Tại sao lại có hiện tượng trăng màu?

Trăng máu được khoa học lý giải là một hiện tượng thiên văn tự nhiên và xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào vùng bóng tối của Trái Đất che mất ánh sáng từ mặt trời. Do ánh sáng khúc xạ xuyên qua tầng khí quyển nên mặt trăng có màu đỏ rực như máu.

Mặt Trăng màu xuất hiện khi nào?

Khi xảy ra nguyệt thực toàn phần, Trái Đất di chuyển vào giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Lúc này hiện tượng tán xạ Rayleigh khiến Mặt Trăng có màu đỏ, gọi là Trăng Máu.

Hiện tượng trăng màu có ảnh hưởng gì không?

Theo thiên văn học , trăng máu chỉ là một hiện tượng thiên nhiên rất bình thường. Điều này không làm ảnh hưởng gì đến bất cứ ai hay đại họa gì. Trăng máu xuất hiện khi nào? Trắng máu xuất hiện ở những lần nguyệt thực khi mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng với nhau.

Tại sao Mặt Trăng lại có màu cam?

Khi Mặt trăng ở gần đường chân trời, ánh sáng phải đi một quãng đường xa hơn qua bầu khí quyển, tiếp xúc với số lượng hạt lớn hơn, và đồng nghĩa với việc những ánh sáng có bước sóng ngắn như tím và xanh lam bị tán xạ nhiều hơn. Khi ấy, ta thấy Mặt trăng màu cam hoặc hơi đỏ.