Trẻ sơ sinh bao lâu biết nói chuyện

Cũng như các mốc phát triển khác, khi bé chạm mốc sớm hơn so với lứa tuổi thì thường được mọi người gọi là “thần đồng”. Mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây để biết trẻ mấy tháng biết nói và liệu bé yêu nhà mình có phải là thần đồng biết nói sớm?

Trẻ mấy tháng biết hóng chuyện?

Có thể mẹ không nhận ra nhưng em bé của mẹ đã giao tiếp với mẹ ngay từ khi bé chào đời, bằng những ngôn ngữ không lời như khóc, nhăn mặt hay ưỡn mình, vặn vẹo tay chân. Lúc này khóc chính là cách hiệu quả để bé thể hiện nhu cầu của mình.

Theo thời gian, dần dần mẹ có thể hiểu tiếng khóc của bé có ý nghĩa gì, cũng như biết cách đáp ứng nhu cầu của bé trước khi bé cất tiếng khóc. Việc tương tác thường xuyên và nhất quán với bé ở giai đoạn này rất quan trọng bởi nó không chỉ giúp bé học cách giao tiếp mà còn tạo sự kết nối giữa mẹ và con.

>> Dấu hiệu trẻ sắp biết bò? 

>> Trẻ mấy tháng biết đi?

Trẻ sơ sinh hóng chuyện

Bên cạnh đó, có một số cách mà bé giao tiếp với mẹ trong những tháng đầu tiên và đây đều là những tiền đề cho sự phát triển ngôn ngữ về sau này của bé. Dưới đây là những điều cần biết về các mốc phát triển ngôn ngữ ban đầu đó:

  • Khi được 2 tháng: Bé sẽ bắt đầu quay đầu về phía mẹ hóng chuyện khi mẹ nói và bé cũng có thể bắt đầu tạo ra những âm thanh khác nhau giống như để hưởng ứng. Trẻ 2 tháng biết nói cũng như trẻ 3 tháng biết nói như vậy đó mẹ ạ!
  • Khi được 4 tháng: Bé bắt đầu bập bẹ và thậm chí có thể bắt đầu bắt chước một số âm thanh và ngữ điệu mà mẹ đang nói. Bé cũng sẽ phân biệt được tiếng khóc của chính mình để mẹ hiểu bé muốn gì.
  • Khi được 6 tháng: Mẹ và bé có vẻ giống như đang giao tiếp với nhau hơn trước. Bé có thể trả lời các câu hỏi và yêu cầu của mẹ bằng những âm thanh cụ thể, đặc biệt là khi được mẹ gọi tên. Ở tầm tháng tuổi này, tiếng bập bẹ của bé sẽ trở nên giống với tiếng nói hơn, với nhiều âm “m” và “b” hơn.

Nhiều bố mẹ khi con đã 2 tuổi mà chưa thể nói ê, a, chưa nói được từ đơn, từ ghép thì có thể vấn đề không chỉ nằm ở giai đoạn 2 tuổi mà có thể nằm ở giai đoạn 0-6 tháng là giai đoạn lắng nghe ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ là phương tiện vô cùng quan trọng để biểu đạt tư duy  cũng như giao tiếp.

Bởi vậy để hạn chế tối đa chậm nói hoặc phát hiện chậm nói muộn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, ba mẹ tham khảo ngay POH Acti [0-1 tuổi] nhé!

Các bài tập ngôn ngữ trong POH Acti trong giai đoạn 0-12 tháng có vai trò quyết định đến việc bé học nói một cách thuận lợi, tránh nguy cơ chậm nói của em bé sau 1 tuổi thông qua: giúp bé lắng nghe, hiểu ngôn ngữ; giúp bố mẹ hồi đáp tích cực và hỗ trợ bé bật âm hiệu quả...

Trẻ mấy tháng biết nói?

Đến sinh nhật 1 tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu nói được từ đầu tiên. Tuy nhiên, một số em bé có thể nói từ đầu tiên của mình sớm hơn hoặc muộn hơn mốc thời gian này. Bởi vậy mẹ đừng quá lo lắng nếu bé 15 tháng chưa biết nói nhé. Biết nói là một quá trình và chỉ là phần biểu hiện ra bên ngoài của khả năng phát triển ngôn ngữ. 

Mẹ sẽ nhận thấy bé hiểu những gì mẹ đang nói. Điều đó thể hiện khả năng tiếp thu ngôn ngữ của bé. Vì vậy, nếu bé chỉ vào đồ vật, hiểu các hướng dẫn đơn giản như “đưa thìa cho mẹ ” và quay đầu lại khi được gọi thì đây chính là những dấu hiệu rất tốt cho thấy bé đang phát triển ngôn ngữ hoàn toàn bình thường.

Những từ đầu tiên thông thường chứa các âm “b,” “d” và “m”, là những âm dễ nói nhất. Vì vậy “mama” hoặc “dada” thường là những từ đầu tiên bé nói.

Dần dần khi bé phát ra những âm thanh này với mức độ nhất quán nhất định, mẹ sẽ nhận ra mỗi âm này đều có liên quan đến một người hoặc một sự vật cụ thể. Theo cách này, bé bắt đầu biết cách sử dụng âm để biểu đạt ý nghĩa. Tầm tuổi này bé cũng có thể chỉ tay và vẫy tay, và bé có thể nói từ này trong khi chỉ tay và ra hiệu, chẳng hạn lắc đầu khi nói “không” hoặc vẫy tay khi nói “tạm biệt”.

Những từ đầu tiên em bé tập nói chuyện

Tiến trình học nói của trẻ

Giai đoạn sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường bắt đầu bằng cách nói từ đơn, có thể mất vài tuần đến vài tháng bé chỉ nói từ đơn và xây dựng vốn từ vựng đầu đời. Vì đây là bước đầu tiên em bé tập nói chuyện nên có thể không được tròn vành rõ chữ, chẳng hạn “meo” nghĩa là con mèo, “bô-bô” nghĩa là bố…

Mẹ đừng vội vàng chú trọng vào việc sửa lỗi cho con nhé. Mẹ chỉ cần nói lại chính xác những gì bé đang nói để làm mẫu chuẩn cho bé tự điều chỉnh mà thôi. Trong khoảng  từ 18 tháng đến hai tuổi, hầu hết các bé đều trở nên nhạy cảm hơn về ngôn ngữ. Vốn từ của bé dần được mở rộng.

Khoảng 2 tuổi

Bé thực sự bắt đầu “nói”  bằng cách xâu chuỗi các từ lại với nhau thành những câu ngắn đơn giản. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP], thời điểm này hầu hết trẻ hai tuổi có thể chỉ vào các hình ảnh trong sách, người và đồ vật thông thường và gọi tên chính xác.

Vốn từ của bé lên đến khoảng 50–100 từ và bé bắt đầu biết kết hợp các từ lại với nhau để tạo thành cụm từ như “chơi bóng”. Một số trẻ hai tuổi bắt đầu nói câu có 3 từ, và thậm chí có những bé nói được cả một đoạn ngắn.

Khoảng 3 tuổi

Khi lên 3 tuổi, bé bắt đầu hiểu và nói được những khái niệm trừu tượng hơn như mốc thời gian, các từ chỉ địa điểm, xác định vị trí của đồ vật trong không gian, các cảm xúc vui, buồn, lo lắng, sợ hãi…

Tập nói cũng như các mốc phát triển quan trọng khác của trẻ, đều khác nhau ở mỗi bé. Mẹ đừng quá lo lắng khi bé đạt được cột mốc sớm hay muộn. Biết được khi nào bé biết nói, trẻ mấy tháng biết đi hay dấu hiệu trẻ sắp biết bò chỉ là khoảng thời gian trung bình để mẹ có căn cứ hỗ trợ con phát triển tốt nhất có thể.

Dấu hiệu bé sắp biết nói

Kỹ năng tiếp thu [nghe, hiểu] thường phát triển trước kỹ năng diễn đạt [nói chuyện]. Do vậy mẹ có thể quan sát những biểu hiện về mặt tiếp thu và nỗ lực phản hồi lại những thông tin mà bé tiếp nhận để nhận biết dấu hiệu bé sắp biết nói. Nếu bé cho mẹ thấy những biểu hiện này càng  sớm thì đó cũng là dấu hiệu trẻ biết nói sớm.

Dấu hiệu 1 - Cố gắng phát ra âm thanh

Khi trẻ được khoảng 10 tháng tuổi, bé có thể đột ngột phát ra những từ đầu tiên. Thông thường, những từ đầu tiên của họ là 'Da-Da' và 'Ma-Ma'. Những âm thanh này đều ký hiệu cho một hoặc vài ý nghĩa nhất định. Tại thời điểm này, những âm thanh đơn giản như thế này là tất cả những gì bé có thể thực hiện được. 

Dấu hiệu 2 - Hiểu lời nói của mẹ

Một dấu hiệu rất quan trọng cho thấy bé đang học nói là bé ngày càng hiểu những gì mẹ đang nói. Bé hiểu được các từ đơn giản và thường gặp như mẹ, bố, em bé, giày, quả bóng, nước trái cây, bánh quy... Ngoài ra bé có thể cũng hiểu và nhận biết các thành viên trong gia đình hoặc vật nuôi có tên cụ thể.

Dấu hiệu 3 - Đáp lại khi được ai đó vẫy tay 'tạm biệt'

Bé có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản như 'vẫy tay chào', lấy cho mẹ bình sữa hoặc “thơm mẹ”. Điều này cho thấy bé không chỉ học được các từ riêng biệt và ý nghĩa của chúng mà còn có thể hiểu được toàn bộ ý tưởng được diễn đạt bằng nhiều từ. Đây là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ và là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé sắp biết nói.

Bé bắt chước mẹ gọi điện thoại

Dấu hiệu 4 - Cố gắng trò chuyện bằng cách nói bập bẹ

Bé cũng có thể nói bập bẹ nói một chuỗi dài như thể đang nói thành câu, bắt chước kiểu nói, nét mặt và giọng nói của người lớn. Mẹ sẽ dễ thấy dấu hiệu này thể hiện ở việc bé bắt chước gọi điện thoại. Tiếng bập bẹ này là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng nói chuyện.

Khi nhận thấy những dấu hiệu này, mẹ hãy kiên trì trò chuyện với bé thật nhiều, lặp lại tên của các đồ vật quen thuộc hoặc chỉ đơn giản là mô tả những gì mẹ đang làm nhé! 

Nếu mẹ vẫn đang loay hoay chưa biết hỗ trợ bé ra sao, dạy trẻ biết nói như thế nào khi bé bắt đầu thể hiện các dấu hiệu tích cực tập nói như trên, mẹ hãy tham khảo POH Acti [0-1 tuổi] hoặc POH Acti [1-3 tuổi] nhé!

Phát triển ngôn ngữ là 1 trong 7 lĩnh vực cơ bản của trẻ sơ sinh mà POH chú trọng. Mẹ sẽ được “mách nước” những bài tập tương tác với con vừa đơn giản vừa hiệu quả để giúp bé phát triển ngôn ngữ đúng giai đoạn.

Chúng ta vẫn thường nói “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” nhưng trên thực tế không phải như vậy. Vậy trẻ 2, 3, 4, 5, 6… tháng tuổi biết làm những gì là phát triển bình thường? Hãy cùng Mabio khám phá nhé!

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thính giác và vị giác nhạy bén nhưng thị giác lại rất kém. Trong thời gian này, trẻ chưa biết cười, chưa hóng chuyện được và phản ứng của bé khi bố mẹ trò chuyện không phải do bé biết tên của mình mà là bé đang phản ứng với âm thanh.

Trẻ sơ sinh một tháng tuổi biết nắm chặt ngón tay người lớn

– Nắm chặt ngón tay người lớn: Thật ra, việc này là do não bộ của bé chưa hoàn thiện khiến bàn tay không thể tự duỗi thẳng được, thành ra mỗi khi mẹ đưa ngón tay mình vào bàn tay bé, bé sẽ nắm rất chặt.

– Khóc, ăn, ngủ, đi vệ sinh và… chỉ cần trẻ làm tốt những việc đó thôi là đã quá tuyệt rồi.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi biết làm gì?

– Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bắt đầu biết cười, nhất là những lúc được bố mẹ trò chuyện, ôm ấp. Trẻ thậm chí cười ngay cả khi ngủ.

– Trẻ nhìn rõ mọi thứ hơn do thị lực đã phát triển hơn, do đó trẻ thường đảo mắt nhìn theo cha mẹ hoặc những đồ vật có màu sắc sặc sỡ.

– Phản ứng tốt với âm thanh, biết hóng chuyện bằng cách quơ chân múa tay, cười, phát ra những âm thanh như a, ư.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bắt đầu phân biệt được người lạ: Trẻ nhìn và ghi nhớ được nét mặt của cha mẹ, người thân trong nhà. Do đó khi người lạ lại gần và bế trẻ, trẻ có thể khóc.

– Biết nắm mở tay do não bộ đã bắt đầu phát triển toàn diện hơn.

– Hóng chuyện rất giỏi, phát ra nhiều âm thanh o, a, ư, ê và cười rất nhiều.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi hóng chuyện rất giỏi

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi biết làm gì?

– Bàn tay linh hoạt: Trẻ 4 tháng tuổi có thể cầm chắc đồ đạc và khám phá chúng theo cách của riêng mình.

– Cứng cổ: Một số trẻ có thể kiểm soát phần đầu và cổ của mình khi được hơn 3 tháng tuổi một chút, nhưng đa số trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi mới thực sự “cứng cổ”. Một số trẻ khác lại cần nhiều thời gian hơn một chút, tuy nhiên không cần quá lo lắng.

– Lẫy: Phần lớn trẻ biết lẫy khi được 4 tuổi, thế nhưng nếu trẻ đã cứng cổ từ khi được hơn 3 tháng thì có thể biết lẫy sớm hơn.

– Chân rất khỏe: Nếu mẹ bế trẻ ở tư thế đứng và để chân trẻ chạm sàn, trẻ sẽ không ngừng búng chân nhảy nhót đó.

Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi biết làm gì?

– Ngồi: Trẻ được 5 tháng tuổi đã bắt đầu biết ngồi, nhưng nếu không có vật đỡ xung quanh như gấu bông, chăn gối thì trẻ hay bị ngã.

Trẻ bắt đầu biết ngồi khi được 5 tháng tuổi

– Tự lật người: Trẻ có thể tự lật cơ thể của mình từ ngửa sang sấp và ngược lại, đa số các trẻ đều coi đó là một trò chơi thú vị. Nhưng mẹ hãy lưu ý khi bé chơi đùa vì bé có thể ngã từ trên giường xuống đất và bị thương.

– Biết với đồ đạc: Trẻ có thể vươn tay ra để túm lấy những thứ mà mình muốn, sau đó chuyển từ tay này sang tay kia một cách dễ dàng. Lúc này, mẹ hãy cho trẻ đùa nghịch với những đồ chơi sặc sỡ để kích thích khả năng vận động của trẻ nhé!

Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi biết làm gì?

– Ngồi vững hơn: Nếu như khi được 5 tháng tuổi, trẻ chỉ tự ngồi được vài giây thì đến khi được 6 tháng, trẻ có thể tự ngồi từ một vài phút, nhưng vẫn sẽ có lúc bị ngã.

– Bò: Trẻ bắt đầu biết đẩy chân để cả thân mình tiến về phía trước, sau này khi lớn hơn, trẻ sẽ bò giỏi và thuần thục hơn.

– Kỹ năng ngậm nhai của miệng phát triển: Vì chuẩn bị cho giai đoạn ăn dặm nên lúc này, trẻ có thể đút mọi thứ vào miệng.

– Mọc răng: Cho dù 6 tháng rưỡi là độ tuổi phổ biến để mọc răng, nhưng một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn với các biểu hiện như sốt, chảy nhớt nhiều, hay quấy khóc.

– Giao tiếp giỏi: Trẻ không chỉ ư, a, o như những tháng trước mà đã bắt đầu biết ma ma, ba ba, pa pa… Thế nhưng phải rất lâu sau trẻ mới biết nói thực sự.

Dựa vào những việc mà trẻ sơ sinh làm được theo từng tháng tuổi, cha mẹ sẽ biết được trẻ có phát triển bình thường hay không. Nếu nghi ngờ bé có những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để kịp thời phát hiện nguyên nhân nhé!

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa, thiếu sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP [số cấp phép 5553/2020/ĐKSP].

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc [hoặc đục] sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin [C, D,…] cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con [lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé].

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mabio.vn

Video liên quan

Chủ Đề