Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá

Dù còn trẻ, N.Đ.T đã có 6 năm hút thuốc lá, với số lượng 1 gói/ngày. Khoảng 2 tháng nay, T. thường xuyên bị tức ngực, khó thở, các bác sĩ chẩn đoán T. bị tràn dịch màng phổi mức độ nghiêm trọng.

Còn tại Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM, không ít lần các bác sĩ phải đoạn chi cho bệnh nhân do ảnh hưởng của việc hút thuốc lá gây ra. Ca đáng nhớ nhất là bệnh nhân T.T.P (42 tuổi, ngụ tỉnh Đắk Lắk), nghiện thuốc lá 30 năm. Khi nhập viện, chân trái của ông P. bị hoại tử, các ngón chân tím đen nên dù rất cố gắng, các bác sĩ vẫn không giữ được, buộc cắt bỏ. Những tưởng ông P. sẽ từ bỏ thuốc lá nhưng ông vẫn mỗi ngày đốt gần 2 gói thuốc. Mới đây, ông P. vào bệnh viện lần thứ hai, sau khi siêu âm mạch máu, các bác sĩ lắc đầu. Chân phải của ông P. phải cắt bỏ do hoại tử vì thiếu máu nuôi.

Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá

Hút thuốc lá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bản thân và gây những tác hại khác (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Ở nhiều bệnh viện tại TP HCM, số bệnh nhân nhập viện vì viêm tắc mạch máu ngoại biên liên quan đến hút thuốc lá ngày càng nhiều. Hầu hết các bệnh nhân đều nghiện thuốc lá lâu năm. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, không ít ca bệnh nhân bị cắt bỏ chân, tay hoặc cả 2 tay, 2 chân do tắc mạch máu ngoại biên.

Hủy hoại giống nòi

PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam - cho biết trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất. Trong đó có hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản rồi ác tính hóa.

TS-BS Trần Ngọc Phương Thảo (Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM) cho biết thuốc lá không chỉ là nguy cơ gây bệnh cao mà còn làm chậm quá trình hồi phục các bệnh răng miệng. Thuốc lá nhai gây các tổn thương ung thư biểu mô nhiều hơn thuốc lá hút. Có khoảng 90% người bị ung thư miệng, môi, lưỡi và cổ họng do hút thuốc, rủi ro mắc bệnh tăng tỉ lệ thuận với mức độ hút hoặc nhai thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 6 lần so với người không hút. Khoảng 37% các bệnh nhân vẫn tiếp tục hút thuốc sau liệu trình điều trị ung thư, có dấu hiệu khối u di căn sang vị trí khác như miệng, môi, lưỡi, cổ họng.

BS Nguyễn Duy Tiên (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM) cũng cảnh báo thuốc lá gây ra hơn 20 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, bệnh hô hấp, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản… Đáng nói là trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc cũng sẽ có những bệnh lý như vậy. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy trẻ hen suyễn mà có người thân hút thuốc lá thường khó hết bệnh, thời gian điều trị kéo dài, số lần tái phát nhiều.

Hút thuốc còn gây tổn thương trực tiếp, thậm chí phá hủy noãn bào của buồng trứng dẫn đến vô sinh. Tần suất thai ngoài tử cung ở những người hút thuốc cao gấp 2,2 - 4 lần so với người không hút. Thuốc lá còn gây sẩy thai tự phát, ở những phụ nữ hút thuốc lá nguy cơ sẩy thai cao gấp 1,5 - 3,2 lần so với những người không hút thuốc. Đặc biệt ở những phụ nữ hút thuốc lá, thụ tinh trong ống nghiệm ít thành công hơn và nếu có thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm thì hay bị sẩy thai hơn. Bản thân nhau thai cũng bị ảnh hưởng xấu bởi thuốc lá.

Việt Nam có khoảng 15 triệu người hút thuốc, ước tính trung bình mỗi năm đã bỏ ra khoảng 31.000 tỉ đồng để mua thuốc lá.

Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng lo lắng nhiều hơn về những tác nhân gây hại cho sức khỏe con người. Một trong số đó là thuốc lá. Dù trên mỗi hộp đựng thuốc lá, nhà sản xuất đã in cảnh báo "Thuốc lá có hại cho sức khỏe", nhưng người dân vẫn cố tình hút mà không để ý đến cảnh báo. Trong thực tế nhiều người vẫn chưa hình dung được cụ thể tác hại của thuốc lá. Chỉ đến khi liên tiếp những ca tử vong gần đây như ngừng tim, các bệnh phổi mãn tính, ung thư, đột quỵ vì hút thuốc nhiều năm hay những hình ảnh gây sốc như lá phổi "đen như than" được đăng tải thì nhiều người mới thật sự giật mình. Dưới đây là những con số thống kê khiến ai cũng có thể giật mình:

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá và dự báo đến năm 2030, con số này có thể sẽ tăng lên tới 70 nghìn người tử vong một năm nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá không hiệu quả.

Trong khói thuốc có chứa tới 7000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc như Nicotine, hắc ín, CO2, benzene…

Thuốc lá giết chết một nửa số người hút thuốc lá thường xuyên, trung bình cứ 6 giây có một người chết vì thuốc lá; 8 triệu người chết mỗi năm trong đó có 1 triệu người hút thuốc lá thụ động; Mỗi năm 165.000 trẻ em tử vong trước 5 tuổi do nhiễm hô hấp vì thuốc lá thụ động; Hút thuốc lá gây ra hơn 70% số ca tử vong do ung thư phổi trên toàn cầu còn tại Việt Nam lên đến 97%; Số người chết vì thuốc lá nhiều hơn tổng số người chết vì HIV/AIDS, lao phổi và sốt rét cộng lại; Ước tính, hút thuốc lá làm giảm 12 năm tuổi thọ; Trung bình, cứ 3 người hút thuốc lá lại có 1 người chết sớm.

Hàng năm, thuốc lá thải ra 84 triệu tấn khí CO2 rác thải vào bầu không khí góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu. Thải ra 4,5 tỷ đầu lọc thuốc lá (tương đương 766.571 tấn) ra ngoài môi trường. Đầu lọc chiếm 3-4% lượng rác thải ở ven biển và đô thị sau khi dọn dẹp; Mỗi năm ước tính, có 600 triệu cây bị chặt; 200 nghìn (chiếm 2%) hecta rừng trên toàn cầu bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá, làm giấy cuộn thuốc lá và bao bì đựng thuốc lá; 22 tỷ tấn nước sử dụng sản xuất và chế biến thuốc lá; ngoài ra còn có thể gây cháy nổ.

Ngành công nghiệp thuốc lá: Mỗi năm sản xuất 6500 tỷ điếu thuốc lá được bán ra trên toàn thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil là 3 quốc gia sản xuất thuốc lá chính); Theo nghiên cứu WHO gần đây cho thấy số trẻ em gái hút thuốc lá đang có chiều hướng gia tăng.

Chi phí cho thuốc lá: 1,7 nghìn tỷ USD (40 nghìn tỷ VNĐ)/năm là số tiền dùng để điều trị các bệnh do thuốc lá gây ra trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, theo thống kê cho thấy, hút thuốc lá có thể gây ra gần 97% số ca bệnh ung thư phổi; 75% số ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD, hen, viêm phế quản); 25% số ca bệnh tim mạch (huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cớ tim, đột quỵ); các bệnh ung thư; … Các chất độc có trong khói thuốc lá còn gây ra nhiều bệnh lý khác như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, viêm nướu răng, viêm loét dạ dày – tá tràng, bất lực, sinh non, sẩy thai, thuyên tắc mạch các chi… Có thể nói rằng, từ đầu đến chân, không có nơi nào mà không bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại của khói thuốc lá.

Vì sức khỏe của bản thân và trách nhiệm với cộng đồng, mỗi cá nhân cần góp tiếng nói, hành động của mình vào việc đẩy lùi khói thuốc lá ra khỏi cuộc sống của cộng đồng. Hãy lên tiếng phản đối khi gặp người hút thuốc không đúng nơi quy định; dừng sử dụng thuốc lá nếu bạn đang là người hút thuốc lá… Hãy chung tay góp phần xây dựng một thế giới trong lành không có khói thuốc lá.

Thuốc lá bao lâu thì chết?

Khoảng 2/3 người hút thuốc lâu năm chết sớm vì căn bệnh trực tiếp gây ra bởi hút thuốc, trung bình mất từ 10 đến 14 năm tuổi thọ (7 phút/điếu thuốc). Bệnh mạch vành chiếm từ 30 đến 40% tổng số ca tử vong do thuốc lá.

Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định trên, việc người dưới 18 tuổi hút thuốc lá là một trong những hành vi bị cấm, và người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

1 điếu thuốc lá giảm bao nhiêu tuổi thơ?

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Người ta đã thống kê, cứ hút 1 điếu thuốc lá sẽ làm giảm 5,5 phút tuổi thọ. Trên toàn cầu, cứ mỗi 6 giây thì có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Tại sao cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá?

Khói thuốc gây nên những tác động nghiêm trọng tới trẻ trong suốt giai đoạn từ khi thụ thai, thơ ấu và thanh thiếu niên. Việc sử dụng thuốc lá sớm ở trẻ em và thanh thiếu niên gây nghiện sớm, khó cai hơn, ảnh hưởng sớm đến sức khỏe, sự phát triển não bộ, khả năng học tập, khả năng lao động, chất lượng giống nòi.