Ước là gì bội là gì

Lý thuyết Ước và bội Toán 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

  1. Ước và bội

- Nếu có số tự nhiên \(a\) chia hết cho số tự nhiên \(b\) thì ta nói \(a\) là bội của \(b,\) còn \(b\) là ước của \(a.\)

- Kí hiệu: Ư\(\left( a \right)\) là tập hợp các ước của \(a\) và \(B\left( b \right)\) là tập hợp các bội của \(b\).

- Với \(a\) là số tự nhiên khác 0 thì:

+ \(a\) là ước của \(a\)

+ \(a\) là bội của \(a\)

+ 0 là bội của \(a\)

+ 1 là ước của \(a\)

Ví dụ : \(12 \vdots 6 \Rightarrow 12\) là bội của \(6.\) Còn \(6\) được gọi là ước của \(12\)

0 và 12 là bội của 12

1 và 12 là các ước của 12.

II. Cách tìm ước

Ta có thể tìm các ước của \(a\)\(\left( {a > 1} \right)\) bằng cách lần lượt chia \(a\) cho các số tự nhiên từ \(1\) đến \(a\) để xét xem \(a\) chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của \(a.\)

Ví dụ:

16:1=16; 16:2=8; 16:4=4; 16:8=2; 16:16=1

Vậy các ước của 16 là 1;2;4;8;16.

Tập hợp các ước của 16 là: Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8;16} \right\}\)

III. Cách tìm bội

Ta có thể tìm các bội của một số tự nhiên \(a\) khác \(0\) bằng cách nhân số đó lần lượt với \(0,1,2,3,...\)

Chú ý:

Bội của \(a\) có dạng tổng quát là \(a.k\) với \(k \in \mathbb{N}\). Ta có thể viết:

\(B\left( a \right) = \left\{ {a.k\left| {k \in \mathbb{N}} \right.} \right\}\)

Ví dụ:

Ta lấy 6 nhân với từng số 0 thì được 0 nên 0 là bội của 6, lấy 6.1=6 nên 6 là bội của 6, 6.2=12 nên 12 là bội của 6,...

Vậy \(B\left( 6 \right) = \left\{ {0;6;12;18;...} \right\}\)

CÁC DẠNG TOÁN VỀ ƯỚC VÀ BỘI

I. Viết tất cả các số là ước của một số cho trước và thỏa mãn điều kiện cho trước

Phương pháp:

Tìm trong các số thỏa mãn điều kiện cho trước những số là ước của số đã cho.

Ví dụ:

Tìm các số tự nhiên $a$ sao cho \(a \in \) Ư$\left( {32} \right)$ và $a > 10$.

Giải:

$\,\left\{ \begin{array}{l}a \in Ư\left( {32} \right)\\a > 10\end{array} \right. \Rightarrow \,\left\{ \begin{array}{l}a \in {\rm{\{ 1; 2; 4; 8; 16; 32\} }}\\a > 10\end{array} \right.$

$ \Rightarrow a \in \left\{ {16;32} \right\}$

II. Viết tất cả các số là bội của một số cho trước và thỏa mãn điều kiện cho trước

Phương pháp:

Tìm trong các số thỏa mãn điều kiện cho trước những số là bội của số đã cho.

Ví dụ:

Tìm các số tự nhiên $x\; \in B\left( {8} \right)$ và $10

Giải:

$\,\,\left\{ \begin{array}{l}x \in B\left( 8 \right)\\10

Vậy có \(2\) số thỏa mãn yêu cầu bài toán là $16$ và $24$.

III. Bài toán đưa về việc tìm ước hoặc bội của một số cho trước

Phương pháp:

+ Phân tích đề bài chuyển bài toán về việc tìm ước hoặc bội của một số cho trước.

+ Áp dụng cách tìm ước hoặc bội của một số cho trước.

Tải về

  • Trả lời Hoạt động khám phá 1 trang 28 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Lớp 6A có 36 học sinh. Trong một tiết mục đồng diễn thể dục nhịp điệu, lớp xếp thành đội hình gồm những hàng đều nhau. Hãy hoàn thành bảng sau vào vở để tìm các cách mà lớp có thể xếp đội hình.
  • Trả lời Thực hành 1 trang 28 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Chọn từ thích hợp trong các từ “ước”, “bội” thay thế dấu ? ở mỗi câu sau để có khẳng định đúng. b) Hãy chỉ ra các ước của 6. Số 6 là bội của những số nào?
  • Trả lời Hoạt động khám phá 2 trang 29 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Số 18 có thể chia hết cho những số nào?
  • Trả lời Thực hành 2 trang 29 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Hãy tìm các tập hợp sau: a) Ư(17); b) Ư(20). Trả lời Hoạt động khám phá 3 trang 29 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị một số mảnh giấy nhỏ có chiều dài là 3 cm. Ghép các mảnh giấy nhỏ đó thành các bằng giấy như hình minh hoạ dưới đây: Độ dài bằng giấy đầu tiên là: 3.1 = 3 (cm); Độ dài bằng giấy thứ hai là: 3.2=6 (cm); Tiếp tục cách đó, ta có thể tính độ dài các bằng giấy thứ ba, thứ tư lần lượt là: 3.3=9 (cm); 3.4 = 12 (cm); - Hãy tính độ ....