Vắt sữa mẹ bằng máy đúng cách

Việc chùi rửa các dụng cụ hút sữa có thể tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Bạn hãy nhớ những dụng cụ hút sữa này thường không cần phải lau rửa sau mỗi lần hút.

Bạn có thể đặt dụng cụ hút sữa của mình trong hộp kín hoặc túi có khóa và bỏ vào tủ lạnh sau khi hút sữa. Sữa mẹ có thể trữ đến 72 giờ trong tủ lạnh nhưng các dụng cụ hút sữa chỉ để được 24 giờ thôi nhé. Bạn cần rửa sạch những dụng cụ này bằng xà phòng và nước ấm ít nhất một lần mỗi ngày.

Bạn cũng có thể trang bị hai túi đựng dụng cụ hút sữa. Một túi đựng các dụng cụ sạch và một túi đựng các dụng cụ dơ để không lẫn lộn.

14. Chơi với con trong khi hút sữa

Nếu bạn lo lắng việc hút sữa đúng cách sẽ làm mất thời gian chơi với con thì hãy tìm một số trò vui để kết nối với con trong khoảng thời gian này.

Bạn hãy trải một tấm chăn gần chỗ mình hút sữa và đặt đồ chơi lên trên để bé thỏa sức chơi trong bạn khi hút sữa. Bạn cũng có thể hát hay đùa giỡn với bé trong khoảng thời gian này.

15. Mặc kệ những gì mọi người nói

Mỗi người đều có ý kiến ​​riêng của mình về việc chăm em bé. Không phải ai cũng đồng ý rằng hút sữa mẹ là cách hiệu quả nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Vì thế, một số thành viên gia đình và bạn bè có thể không ủng hộ với quyết định hút sữa mẹ của bạn.

Điều quan trọng, bạn biết việc mình làm là tốt nhất cho bản thân và con. Mỗi người mẹ và bé đều khác nhau và không ai biết điều gì là tốt nhất cho bạn. Đôi khi người đưa ra ý kiến về việc hút sữa mẹ lại không có kinh nghiệm trong việc này. Do đó, nếu bạn thấy hút sữa hiệu quả trong quá trình nuôi con, hãy làm những gì mình thích và bỏ ngoài tai ý kiến mọi người.

16. Đừng cảm thấy có lỗi khi phải hút sữa

Một số mẹ sẽ cảm thấy tội lỗi khi cho con uống sữa được hút ra và trữ đông thay vì cho con bú trực tiếp. Thế nhưng, bạn hãy nghĩ đến lợi ích tuyệt vời của việc hút sữa đúng cách như giúp bé có đủ sữa mẹ để uống khi mẹ không ở nhà hay khi bé không bú mẹ vì một lý do nào đó.

Hút sữa không dễ dàng. Đây là một việc tốn thời gian và khó khăn. Vì vậy, bạn nên hãnh diện và vui sướng vì mình đang làm những gì tốt nhất cho con.

17. Cách hút sữa mẹ hiệu quả là hãy nuông chiều bản thân một chút

Làm mẹ và nuôi con là chuyện rất khó. Tuy hút sữa là một cách nuôi con tốt nhưng đôi khi cũng rất mệt mỏi. Bạn hãy biến thời gian hút sữa thành lúc nuông chiều bản thân một chút bằng cách xem những chương trình mình yêu thích, đọc những cuốn sách hay hoặc thưởng thức những món ăn ngon, thậm chí bạn có thể ngủ trong khi hút sữa nếu quá mệt.

18. Muốn hút sữa đúng cách thì phải thật kiên nhẫn

Vài tuần đầu tiên hút sữa, bạn có thể không có nhiều sữa mà còn cảm thấy kiệt sức. Hầu hết các mẹ khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn này đều dần thiết lập được một lịch trình hút sữa thích hợp cho mình và mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.

Theo thời gian, bạn sẽ thấy rằng việc hút sữa trở nên dễ dàng và thoải mái hơn. Do đó, hãy kiên nhẫn để bước qua giai đoạn điều chỉnh của cơ thể để có lượng sữa mẹ tốt hơn nhé.

19. Hãy dừng nếu bạn thấy cách hút sữa mẹ không hiệu quả

Việc hút sữa thường dễ dàng hơn khi bạn đã quen nhưng với một số người, việc làm này không phải là lựa chọn tốt nhất để nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu hút sữa không hiệu quả dù đã thử mọi cách, bạn nên dừng lại, hãy tìm cách khác tốt hơn cho mình và con.

Hút sữa là một trong những khó khăn mẹ cần vượt qua khi nuôi con nhỏ. Bạn có thể làm quá trình mệt mỏi này dễ chịu hơn với 19 cách hút sữa mẹ hiệu quả trên. Hãy kiên nhẫn để tìm ra cách phù hợp với mình nhất nhé.

Vắt sữa mẹ bằng máy đúng cách
Vắt sữa mẹ bằng máy đúng cách

Nắm rõ cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy là cách để đảm bảo nguồn sữa dồi dào và giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian dài.

Vì nhiều lý do bạn không thể cho con bú trực tiếp nên phải vắt sữa để dành cho con. Thế nhưng, vắt sữa đúng cách là như thế nào? Nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp nhé.

Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ đúng cách

Vắt sữa mẹ bằng máy đúng cách

1. Cách vắt sữa mẹ bằng tay

Cách vắt sữa mẹ bằng tay hiệu quả nhất là bạn đặt tay vào một bên vú, với ngón cái và ngón trỏ đối ngược nhau xung quanh quầng vú. Nhẹ nhàng nhấn vào ngực, đồng thời kéo ngón tay cái và ngón trỏ về phía trước một chút nhưng đừng để những ngón tay trượt lên núm vú.

Lặp lại nhịp nhàng động tác trên để bắt đầu làm chảy sữa, luân phiên thay đổi vị trí tay để có thể kích thích tất cả các ống dẫn sữa. Lặp lại với vú bên kia, xoa bóp giữa các lần vắt khi cần thiết. Lặp lại với vú đầu tiên, sau đó quay lại với bên còn lại.

Để hứng sữa vắt ra, bạn sử dụng một cốc rộng miệng đặt dưới vú. Trong khi vắt sữa từ vú bên này, bạn có thể hứng các giọt chảy xuống từ vú kia bằng cách đặt một bình nhỏ bên trong áo ngực của bạn. Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra là cho vào bình hoặc túi trữ sữa và làm lạnh càng sớm càng tốt.

2. Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng máy hút tay

Bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn của máy hút sữa. Bạn có thể làm ẩm các cạnh ngoài của phễu chụp bằng nước hoặc bằng sữa mẹ sẽ hút hiệu quả hơn. Phễu chụp nên bao quanh núm vú, quầng vú. Bạn nên dùng loại nhanh, ngắn ở đầu hút để bắt chước hành động mút chặt của bé. Sau khi có được dòng sữa về, bạn có thể chuyển sang những lần hút ổn định lâu dài.

3. Cách vắt sữa mẹ bằng máy hút điện

Bạn cũng hãy thực hiện theo các hướng dẫn của máy. Loại bơm kép có thể tốt hơn vì loại bơm này giúp tiết kiệm thời gian và tăng lượng sữa. Bạn có thể làm ẩm các cạnh bên ngoài của mặt hút sữa để đảm bảo lực hút tốt. Bắt đầu hút từ từ, tối thiểu và tăng dần khi sữa bắt đầu ra nếu cần thiết. Nếu núm vú đau, giữ cho máy hút ở chế độ thấp hơn. Bạn có thể biết được bên vú nào nhiều sữa hơn khi bạn bơm kép, bởi mỗi vú đều có chức năng độc lập nhau.

Vắt sữa mẹ có thể coi là một nghệ thuật. Để có thể học được điều này, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian. Dưới đây là 5 nguyên tắc bạn cần nằm lòng để vắt sữa đúng cách:

  1. Rửa tay thật kỹ bằng xà bông và nước.
  2. Rửa phễu chụp vú và bình đựng sữa bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh bình sữa. Sau đó, lau khô bằng khăn hoặc để khô ráo.
  3. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để làm vệ sinh đúng cách.
  4. Vắt sữa khi cảm thấy ngực căng tức. Cho bé bú một bên và một bên vắt sữa. Nếu bé không bú, bạn có thể vắt sữa ra nhé.
  5. Nếu đi làm, bạn có thể tập cho bé bú bình. Nếu khi bú bé gặp phải vấn đề gì, bạn hãy đưa con đi khám.

Bạn nên vắt sữa mỗi 3 giờ một lần rồi bảo quản sữa mẹ để cho bé dùng sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể vắt sữa khoảng 10 – 15 phút trong giờ nghỉ. Hoạt động này sẽ giúp bạn duy trì nguồn sữa. Bạn hãy cho bé bú sữa mẹ vào buổi tối hoặc vào những ngày nghỉ để duy trì nguồn cung cấp sữa và có sự gắn bó với bé nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể vắt sau khi cho bú để tăng nguồn cung cấp sữa mẹ.

Mẹo giúp mẹ thúc đẩy phản xạ sữa xuống khi vắt

Bạn có thể cảm thấy cơn đau buốt ngực thoáng qua khi vắt sữa. Phản xạ sữa xuống là một phản hồi có điều kiện do hormone oxytocin tác động đến các tế bào xung quanh nang sữa co bóp và đẩy sữa ra ngoài. Một số bí quyết giúp kích thích phản xạ sữa xuống:

  • Hãy vắt sữa mẹ trong một không gian ấm áp, yên tĩnh, thoải mái và không bị phân tâm. Bạn hãy hít thở sâu và chậm. Trước khi vắt sữa, bạn cũng có thể uống một ly nước nóng và nghe những giai điệu nhẹ nhàng. Tắm nước ấm hoặc rửa mặt bằng nước ấm cũng rất hữu ích.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp hai bầu ngực. Dùng lòng bàn tay hoặc gờ ngón tay vuốt ve ngực, hướng về núm vú. Nhẹ nhàng lăn núm vú giữa các ngón tay.
  • Khi vắt sữa hãy nghĩ đến bé, điều này sẽ giúp sữa chảy nhiều hơn.
  • Nhờ đến sự trợ giúp của chồng hoặc những người thân trong gia đình. Nhiều bà mẹ thường có nhiều sữa hơn khi được người bạn đời an ủi, vỗ về.

Sản xuất sữa và nhu cầu của bé

Bạn có biết, việc sản xuất sữa mẹ vẫn duy trì hoàn toàn trong 6 tháng sau sinh và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé. Ở những tuần đầu, bé thường bú nhiều và phát triển rất nhanh. Các bé gái thường tăng khoảng 30g một ngày trong khi các bé trai sẽ tăng nhiều hơn. Từ 3 – 4 tháng sau sinh, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ chậm lại. Nếu bé tăng cân nhanh ở giai đoạn này sẽ dễ dẫn đến béo phì. Trung bình mỗi ngày một bà mẹ sản xuất khoảng từ 600 – 900ml sữa. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng uống khoảng 600 – 900ml mỗi ngày, mỗi lần bé uống khoảng từ 90 – 150ml.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.