Ví dụ so sánh văn xuôi và thơ

NGUYỄN VĂN HOASuốt những năm phổ thông, do phải kiểm tra hoặc phải thi cử nên bắt buộc tôi phải thuộc các bài thơ có vần trong sách giáo khoa. Trên ba mươi năm rồi tôi vẫn thuộc những bài thơ đó. Mặt khác thời tôi học phổ thông ở vùng Kinh Bắc hiệu sách có rất ít sách thơ bán và lúc đó cũng không có tiền để mua. Nguồn duy nhất là sách giáo khoa.

Sau này do truyền khẩu tôi thuộc rất nhanh thơ Bút Tre - thơ ép vần. Bút Tre là một hiện tượng thơ độc đáo, có lẽ sống mãi trong dân gian Việt Nam .

Là người có thú chơi sách, nhất là sách thơ, nhưng tôi thật sự khó khăn khi đọc thuộc một bài thơ văn xuôi. Có chăng là những bài phú bị bắt buộc học thuộc lòng thời học sinh như “Bạch Đằng Giang Phú” của Trương Hán Siêu, “Hịch Tướng Sỹ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Còn thông thường rất ít bạn đọc yêu thơ người Việt Nam thuộc các bài thơ văn xuôi của các tác giả ngày xưa và đương đại. Tôi chưa bao giờ được nghe ngâm thơ văn xuôi ở trên đài hoặc trên truyền hình.

Như vậy nếu so sánh Thơ - Thơ văn xuôi và Văn xuôi thì có những nhận xét sơ bộ như sau:

1/ Có lẽ Thơ văn xuôi là phần giao nhau của hai vòng tròn Thơ và Văn xuôi. Phần giao nhau của hai vòng tròn thể hiện hai đặc điểm ngang nhau của Thơ và Văn xuôi. Nếu vượt ra khỏi vùng giao nhau thì sẽ thành Thơ có vần hoặc trở thành Văn xuôi.

2/ Nếu cố ý xếp thứ tự thì dễ thuộc nhất là thơ Bút Tre ép vần, sau đó đến lục bát, song thất lục bát, thơ tứ tuyệt, thơ 8 chữ, kiểu thơ Đường. Dễ thuộc vì nó có vần. Còn thơ văn xuôi khó thuộc vì không có vần như thơ truyền thống. Do đó tính phổ biến hẹp, nó chỉ đáp ứng một số độc giả rất hạn chế, có lẽ số độc giả này ít nhất phải học xong phổ thông trung học và có năng khiếu về văn chương và am hiểu ngữ pháp tiếng Việt.

3/ Theo thống kê, bài thơ văn xuôi mà ngắn thì độc giả còn chấp nhận được, nếu dài quá độc giả có cảm giác là văn xuôi. Tâm lý ngại đọc càng tăng lên. Tất nhiên những bài thơ nổi tiếng ví dụ như “Chơi giữa mùa trăng” của Hàn Mặc Tử là ngoại lệ.

4/ Tại sao thơ văn xuôi cứ mặc nhiên tồn tại:

- Thời đại mở cửa giao lưu văn hoá giữa các nước càng mạnh mẽ; số người có ngoại ngữ ngày càng tăng, số người có thể đọc trực tiếp văn học nước ngoài không phải là ít. Nếu họ là người làm thơ văn xuôi thì chịu ảnh hưởng không nhỏ.

- Người làm thơ văn xuôi có ngoại ngữ và công chúng thích thơ văn xuôi có vốn ngoại ngữ hoặc đã lưu học ở nước ngoài rất dễ chấp nhận thể thơ văn xuôi.

Thơ văn xuôi đã có độc giả từ xưa, nếu đọc “đất thơm” của Nguyễn Xuân Sanh viết từ những năm 1940-1941, mà nay đọc lại vẫn thấy hay, thế hệ ngày nay vẫn chấp nhận được.

Có lẽ không thống kê hết, nhiều nhà thơ nổi tiếng được bạn đọc mến mộ làm thơ có vần rất hay, nhưng cũng rất thích làm thơ văn xuôi.

Thơ văn xuôi cũng ngắn.

Ngắn như:

Khuya đường về Mỗi khóm nhà, một chùm đời thơm ngát. Bước đặt lên bước xưa, tư tưởng đè lên tư tưởng cũ. Ngày hái quả trong gió ngọt nỉ non chưa? Nguyễn Xuân Sanh

Tập qua hàng Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ trở về. Nắng sáng cũng mong. Cây cũng nhớ. Ngõ cũng chờ. Và bướm cũng thêm màu trên cánh đang bay. Chế Lan Viên

5/ Triển vọng của thơ văn xuôi:

Thơ văn xuôi công chúng ít, ít người thuộc, nhà thơ thành danh chỉ thơ văn xuôi rất ít.

Nhưng chúng tôi tin tưởng thơ văn xuôi có tương lai rất sáng sủa.

Công chúng trong tương lai sẽ rất nhiều, nó phù hợp với nhu cầu công chúng thời công nghiệp hóa, nhịp sống mạnh mẽ khẩn trương.

Giống nhau: + Đều dùng chất liệu chính là ngôn ngữ để xây dựng tác phẩm. + Đều lựa chọn những từ ngữ vô cùng phong phú và cần thiết vào tác phẩm. Khác nhau: - Thơ: là một loại hình nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong ngôn từ để làm chất liệu. Việc lựa chọn từ ngữ và sự kết hợp của chúng được sắp xếp theo trình tự logic nhất định để tạo ra hình ảnh hoặc âm thanh gợi có tính thẩm mỹ cho người đọc. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Sự cô đọng của từ ngữ, tính tượng hình và âm hưởng nhạc tính còn sót lại trong thơ khiến nó trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo, riêng biệt với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Truyện: là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung. Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần thuật) nào đó. Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

Thơ Truyện

-Thơ có vần điệu, ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm thể hiện tình cảm, tâm hồn con người

-Thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng

  • Phân theo nội dung biểu hiện có:
  • Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời.
  • Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)

-Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó

-Truyện có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian

-Ngôn ngữ truyện có: kể chuyện, lời nhân vật

-Thể loại: Phân loại theo giai đoạn + Văn học dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ. + Văn học trung đại: tiểu thuyết

  • Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài
  • Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có
  • Thơ lách luật
  • Thơ tự do
  • Thơ văn xuôi

chương hồi, truyền kì, ký sự, truyện thơ.

  • Văn học hiện đại: tiểu thuyết hiện đại, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn.

Ví dụ:

Đối với truyện, nhà văn phải xây dựng hình tượng nhân vật điển hình. Và ở câu chuyện “Cô hiệu trưởng”, tác giả đã xây dựng 3 hình tượng nhân vật. Đó là: mẹ Tre, Tre và cô hiệu trưởng. Ở đây, có người kể chuyện và lời thoại của từng nhân vật. Tác giả lấy không gian là trường học và thời gian là lúc Tre mới xin vào học ở ngôi trường mới. Qua từng đoạn, ta thấy tâm lí của nhân vật Tre có sự thay đổi khác nhau. Lúc đầu mới vào trường, Tre khó nói và e ngại vì em gặp khó khăn trong việc nói chuyện. Đến

đom đóm, kiến lửa,... Các từ ngữ được sắp xếp giàu vần điệu như “lá khoai - đến oai”, “thời trang - cành xoan”, “gần ao - ánh sao”. Tác giả đã sử dụng phép nhân hóa để vẽ nên một thế giới côn trùng sống động như thế giới loài người khi chúng cũng có nhà, có nghề nghiệp, hành động. Bài thơ tuy ngắn gọn. hàm súc nhưng cung cấp cho học sinh những thông tin thú vị về các loài côn trùng trong tự nhiên.

Câu 2: Đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca. Cho ví dụ trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đối với mỗi tác phẩm văn học thì ngôn ngữ chính là nguyên căn tạo dựng nên nó; mỗi loại hình nghệ thuật có những đặc trưng riêng, đó là những yếu tố cơ bản cốt lõi để phân định các loại thể trong văn chương. Thơ là một loại hình đặc biệt, được xếp trong sự phân khu của các phương thức trữ tình và là một trong những thể loại xuất hiện sớm nhất. Đặc điểm giúp phân biệt thơ và các thể loại văn chương khác một cách rõ ràng nhất đó là ngôn ngữ thơ. Theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”. Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác. So với ngôn ngữ văn xuôi, ngôn ngữ thơ có những đặc trưng dựa trên ba bình diện: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp. 1. Về ngữ âm Thơ là sự sáng tạo, là tiếng nói của trí tuệ, tâm hồn con người, là sự tổng hòa các mặt như: nhịp điệu, âm thanh và ý nghĩa của từ. Đặc tính thanh học của ngôn ngữ được tổ chức chặt chẽ trong thơ ca, trái ngược hoàn toàn trong văn xuôi, do đó tạo nên tính nhạc trong thơ. Tính nhạc trong thơ được tạo nên dựa trên cơ sở phong phú về thanh điệu, nguyên âm, phụ âm của tiếng Việt. Theo các nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt cơ bản. Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp. ● Sự cân đối chỉ mặt tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ. Có thể là cách sắp xếp tổ chức, có thể là âm thanh hay hình ảnh. ● Sự trầm bổng của ngôn ngữ thể hiện ở nhịp điệu. Nhịp thơ chính là nhịp của cảm xúc, cảm nhận của tác giả. Sự trầm bổng còn được thể hiện ở cách hòa âm, sự thay đổi độ cao giữa hai nhóm thanh điệu: thanh bằng (B), trắc (T) có vị trí quan trọng trong việc tạo ra giai điệu, âm sắc trầm bổng. Trong bài “Nghe thầy đọc thơ” - Trần Đăng Khoa - SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 67, Cánh Diều, sự kết hợp hài hòa tinh tế giữa thanh bằng và thanh trắc đã tạo nên bức tranh với âm điệu mềm mại như tiếng thơ của thầy, và cảm giác man mác đan xen giữa quá khứ và thực tại: “Em nghe thầy đọc bao ngày

B B B T B B

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà T B T T B B B B Mái chèo nghiêng mặt sông xa T T B T B B Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa B B B T T B B B Nghe trăng thở động tàu dừa B B T T B B Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...” B B B T B B T B

● Sự trùng điệp trong ngôn ngữ thơ thể hiện ở việc dùng vần, điệp từ, điệp ngữ và điệp cú. Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ đã khiến bài thơ trở thành một sinh thể nghệ thuật gần gũi với âm nhạc. Không khó để bắt gặp những bài hát có cốt lõi từ thơ ca. Vần là một yếu tố quan trọng xây dựng nên sự hòa âm giữa các câu thơ mà sự hòa âm lại là yếu tố trước hết để tạo nên tính nhạc của thơ. Nhịp trong thơ ca là cấu trúc tiết tấu cơ bản của một bài thơ. Nhịp thơ có tính thẩm mĩ cao do con người tạo ra để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Do đó, các trạng thái tình cảm, cảm xúc đều tác động đến việc chọn nhịp của câu thơ, bài thơ. Nhịp trong thơ khác với nhịp trong văn xuôi. Trong SGK Tiếng Việt tiểu học, vì sự đa dạng về các thể thơ cho nên cách ngắt nhịp có sự khác biệt. Với thể thơ 4 tiếng ta thường ngắt nhịp 2/2 để thể hiện sự nhịp nhàng, vì những bài thơ 4 tiếng thường mang sắc thái vui vẻ, màu sắc tươi sáng. Ví như bài “Đàn gà mới nở” của Phạm Hổ - SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 4. Ta phải ngắt nhịp 2/2 để thể hiện sự vui mừng, sung sướng, hồ hởi: “Con mẹ/ đẹp sao Những hòn/ tơ nhỏ Chạy như/ lăn tròn Trên sân,/ trên cỏ//

Vườn trưa/ gió mát Bướm bay/ dập dờn Quanh đôi/ chân mẹ Một rừng/ chân con.//”

Muốn xác định được cách ngắt nhịp để diễn tả đúng ý nghĩa bài thơ phải dựa trên ý nghĩa của từ, cụm từ và dòng thơ. Với bài thơ “Vàm Cỏ Đông” - SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 85, Chân trời sáng tạo , ta có cách ngắt nhịp:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (“Nhớ Việt Bắc” - Tố Hữu - SGK Tiếng Việt 3 tập 2 ) Những câu thơ đều gợi liên tưởng, tạo hình tượng khá rõ. Hàm súc cũng có nghĩa là phải chính xác, giàu hình tượng, có tính truyền cảm và thể hiện cá tính của người nghệ sĩ dựa trên cơ sở vận dụng các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh... tạo nên nhiều lớp nghĩa cho câu thơ. Tính chính xác, chuẩn mực biểu cảm được thể hiện rõ trong bài thơ “Quạt cho cho bà ngủ”- SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 52 (Cánh Diều): ...“Hoa cam hoa khế Chín lặng trong vườn Bà mơ tay tay cháu Quạt đầy hương thơm. Thạch Quỳ Tác giả sử dụng từ “chín lặng” mang một ý nghĩa đặc biệt. Đó là làm nổi bật không gian tĩnh lặng để nâng giấc ngủ của bà trong bài thơ. Qua đó thấy được cách chọn lọc từ ngữ chính xác, phù hợp với văn cảnh. Tính giàu hình tượng, truyền cảm được tác giả gửi gắm qua những vần thơ giàu cảm xúc, chuyền tải đầy đủ nội dung của bài thơ, như trong bài “Mặt trời xanh của tôi” - SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 32 (Kết nối tri thức với cuộc sống): ... “Đã có ai dậy sớm Nhìn lên rừng cọ tươi Lá xòe từng tia nắng Giống hệt như mặt trời.

Rừng cọ ơi! Rừng cọ! Lá đẹp, lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi. Nguyễn Viết Bình Hình ảnh “mặt trời xanh” để miêu tả lá cọ trong đoạn thơ trên đã đem đến cho rừng cọ một sức sống tràn trề. Với sự liên tưởng tài tình về hình dáng bên ngoài của những chiếc lá cọ xòe giống như những tia nắng mặt trời, tác giả đã khắc họa hình ảnh rất táo bạo “mặt trời xanh” - không phải là mặt trời đỏ mà ta vẫn thường thấy. Qua đó làm nổi

bật vẻ đẹp của lá cọ, bức tranh thiên nhiên được phủ sắc xanh mang sức sống tươi mới, đồng thời nó cũng phù hợp với tâm lí của trẻ thơ, vô cùng ngộ nghĩnh đáng yêu. Cũng là hình hình ảnh mặt trời trong ngôn ngữ thơ, nhưng mặt trời trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm không phải là “mặt trời xanh” như thơ của Nguyễn Viết Bình nữa: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” (Trích trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2) Tác giả đã mượn hình ảnh mặt trời thiên nhiên, mặt trời mang ánh sáng, sự sống cho muôn loài để so sánh với đứa trẻ nằm trên lưng mẹ. Qua việc sáng tạo hình ảnh trên, cho thấy tình yêu thương của mẹ đối với con, mẹ cần con vì con chính là sự sống của mẹ, là niềm tin, là những gì quý giá nhất trên cuộc đời.

  1. Về ngữ pháp Phương diện ngữ pháp của ngôn ngữ thơ mang nét khác biệt với văn xuôi. Trước tiên sự khác biệt ấy thể hiện ở việc phân chia dòng thơ. Nhiều khi việc lựa chọn từ ngữ không tuân theo trật tự bình thường, các thành phần trong câu thơ thường bị đảo lộn. Các nhà thơ với những ý tưởng nghệ thuật của riêng mình, có thể sáng tạo và vận dụng các kiểu câu có cấu trúc “bất quy tắc” như: câu đảo ngữ, câu tỉnh lược, câu tách biệt, câu trùng điệp, câu vắt dòng,..ệc vận dụng này không làm biến đổi đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản thơ. Ngược lại, chính điều đó tạo ra và đem lại những giá trị mới, ý nghĩa mới cho ngôn ngữ thơ ca làm nên sức hút của thơ. Đúng như Mã Giang Lân đã từng khẳng định: “Thơ trước hết là ngôn ngữ với màu sắc âm thanh, nhịp điệu, với những cấu trúc đặc biệt. Mỗi chữ đứng riêng có ý nghĩa riêng, nhưng trong trường hợp khác, trong những cấu trúc khác sẽ có những ý nghĩa khác. Mỗi chữ mỗi từ không chỉ là xác mà là hồn, là độ sâu ngữ nghĩa, độ sâu của ngân vang, của cảm quan nghệ thuật”. Quả đúng như lời nhận định, qua ba đặc trưng về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ta thấy ngôn ngữ thơ ca là một loại ngôn ngữ đặc thù, nó là thành phẩm của việc thể hiện tài năng, sự sáng tạo mang phong cách riêng của nhà thơ.

lời thơ sinh động, có nhịp điệu “vườn-hương”, “trông-mong”, “con-còn”. Tác giả còn sử dụng các từ đầy liên tưởng như “cành hoa”, “nụ hồng”, “cánh đồng”, “hạt lúa”, “chín vàng”. Tuy bài thơ ngắn gọn với thể thơ 4 chữ nhưng với các từ liên tưởng ấy đã gợi lên cho các em ý nghĩa: thời gian là đáng quý, không được lãng phí và cần phải chăm chỉ học tập hơn nữa.