Vì sao có mưa

Mưa đá là một hiện tượng nguy hiểm xảy ra trên tất cả những nơi trên thế giới. Ở nước ta, mưa đá chủ yếuở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi. Vậy mưa đá là gì? Tại sao có mưa đá? Cùng Điện máy XANH tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1Mưa đá là gì?

Nước mưa đông tụ thành những tảng đá, cục băng có đa dạng kích thước, hình dáng và rơi xuống được gọi là mưa đá. Hiện tượng này bị ảnh hưởng bởi cácđám mây giông gây ra, các đợt Frông lạnh cực mạnh tràn về nhanh. Kích thước của mưa đá khoảng 5mm đến hàng chục cm.

Mưa đá xảy ra trong khoảng 5 - 30 phút và thường rơi xuống cùng với mưa rào. Hiện tượng thường xuất hiện ởvùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi, kể cả mùa mưa hay mùa hè. Ở khu vực miền Bắc nước ta thường xuyên xảy ra mưa đá, chủ yếu là vào tháng 3 - 5.

2Tại sao lại có mưa đá?

Khi các dòng không khí đối lưu hay nói cách khác là dòng không khí lên suốt liên tục thì sẽ hình thành mưa đá. Điển hình như các tháng thay đổi giữa mùa lạnh sang mùa nóng hoặc ngược lại.

Nếu nhiệt độ trong những đám mây lạnh hơn- 20 độ C, thì hơi nước trong mây sẽ tạo thành những hạt băng nhỏ và rơi xuống. Hạt băng nhỏ rơi xuống gặp tầng mây thấp hơn biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C.

Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao, đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh lên tầng trên của đám mây. Chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống thấp.

Khi mưa đá rơi xuống tầng mây thấp sẽ đượcbao bọc thêm một lớp màng nước và chịu sự tác động của không khí bốc lên cao. Đến một lúc nào đó, các luồng khí không giữ được mưa đá nữa thì sẽ rơi xuống mặt đất và hình thành các cơn mưa đá.

3Các dạng mưa đá

Mưa đá có đa dạng các kích thước và hình dáng khác khác nhau, nhưng chung quy lại mưa đá có hai dạng chính như sau:

  • Mưa dạng hạt băng: Còn gọi là mưa đá nhỏ, thường có hình cầu, hình nón với đường kính khoảng 5mm.
  • Mưa dạng hạt nước đá: Có vẻ ngoài trong suốt hoặc đục một phần hay tất cả. Hình dạng không đều, hình nón và hình cầu với đường kính dao động khoảng 5 - 50mm,rơi xuống từ đám mây, có thể rơi rời rạc, hoặc kết thành màn không đều.

Hầu hết, các hạt mưa đá sẽ có tốc độ rơi khoảng30 - 60m/s, thậm chí đến90m/s. Chính vì thế, chúng vô cùng nguy hiểm và gây tác hại đến con người động, thực vật.

4Vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng

Mưa đá chủ yếu xuất hiện trong mùa nóng ẩm và nắng nóng gay gắt. Đặc biệt là những tháng 4, 5, 6 và 9, 10, 11. Đây là khoảng thời gian giao mùa giữa lạnh sang nóng và ngược lại. Khi những dòng đối lưu diễn ra mạnh mẽ thì sẽ hình thành mưa đá xuất hiện.

Hàm lượng nước trong không khí thường tăng cao vào mùa nắng gắt, nóng ẩm. Khí quyển tầng thấp nóng lên do nhận nhiều nhiệt năng, từ đó hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh. Khi đó, hiện tượng không khí đối lưu diễn ra mạnh mẽ, đám mây tích quá nhiều nước và gây ra hiện tượng mưa đá.

5Dấu hiệu nhận biết sắp xảy ra mưa đá

Mưa đá là hiện tượng rất khó để dự đoán trước với các bản tin dự báo thời tiết vì đây là diễn biến bất thường của các luồng không khí nóng và lạnh. Bạn có thể nhận biết mưa đá xảy ra bằng các dấu hiệu như sau:

  • Đám mây có dạng như hình bầu vú đen sẫm lại.
  • Gió thổi và giông mạnh với các tiếng ù ù, ầm ầm liên tục.
  • Nhiệt độ không khí giảm mạnh.
  • Tiếng động mưa rơi rơi mái nhà phát ra lớn.

6Ảnh hưởng của mưa đá đến đời sống

Mưa đá xảy ra gây nguy hiểm, thiệt hại rất lớn về của cải, đời sống của con người cũng như động vật và thực vật:

  • Đối với con người: Nặng có thể dẫn đến tử vong bởi khối lượng của mưa đá lớn và rơi với tốc độ nhanh. Thậm chí, mưa đá còn gây thủng mái tôn, sập nhà cửa, hư hỏng xe cộ, các công trình thi công cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mưa đá còn làm đường trơn trượt gây tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng con người.
  • Đối với động vật: Động vật chết hàng loạt do không chịu nổi không khí lạnh lẽo và mưa đá rơi trúng.
  • Đối với thực vật: Các loại cây trồng, hoa quả sẽ bị dập nát, gãy cây, gãy cành, không thể phát triển tốt. Đất bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh khiến cây khó sinh sôi, nảy nở, từ đó làm mất cân bằng thảm thực vật.

7Cách phòng tránh, giảm thiểu tác hại của mưa đá

Để giảm thiểu các tác hại về người và của do mưa đá gây ra, bạn cần có các phòng tránh hợp lý như sau:

  • Đối với cây trồng, hoa quả: Bạn hãy dựng mái che chắc chắn để bảo vệ chúng, giúp hạn chế những tác động khi mưa đá rơi xuống.
  • Mái nhà: Thường xuyên kiểm tra và gia cố lại mái. Ở những nơi thường xuyên xảy ra mưa đá, bạn nên sử dụng mái có chất liệu chịu được va đập tốt, cách âm,... và làm mái nhà dốc xuống hai bên. Cách này sẽ giảm lực tác động và ít gây thiệt hại.

  • Kiểm tra nhà cửa: Bạn xem xétkết cấu khung mái, xà gồ có chắc chắn và được gia cố cẩn thận chưa. Nếu chưa chắc chắn bạn hay xây dựng lại để cải thiện và đảm bảo sự an toàn cho mái ấm của mình.
  • Các biện pháp khác: Nếu trận mưa đá lớn và kéo dài trong thời gian dài, bạn có thể trú dưới gầm bàn, giường, tìm vật cứng để che đầu,... nhằm tránh thiệt hại về người.
  • Kiểm tra chất lượng nước: Trong mưa đá có chứa một lượng độc tố gây hại đến sức khỏe con người. Bạn nên kiểm trả chất lượng nước trước khi sử dụng hay sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn, tránh gây các bệnh dị ứng về da.

Mời bạn tham khảo thêm một số mẫu máy lọc nước chất lượng tại Điện máy XANH để đảm bảo nguồn nước sử dụng luôn an toàn:

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm mưa đá là gì và có các phóng tránh hợp lý. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

“Mùa hè sau buổi trưa hoặc chập tối thường cho ta cảm giác oi bức khác thường. Một chốc sau bỗng sấm ầm ầm, rồi chớp giật, cơn mưa xối xả, mênh mang, bầu trời giống như nổi cơn giận dữ. Nhưng một lúc sau tiếng sấm qua đi, mây đen tan hết, trời xanh, mây rảnh, yên tĩnh và đẹp đẽ khác thường, không khí vô cùng tươi mát. Đó chính là những trận mưa giông, một hiện tượng thời tiết thường gặp trong mùa hè.

Mưa giông là vì mùa hè khí trời nắng gắt, trong không khí xuất hiện những dòng đối lưu cục bộ mạnh, khiến cho không khí nóng và ẩm ướt bốc lên rất mạnh, tạo thành những đám mây tích mưa.

Mùa hè trong không khí có rất nhiều hơi nước. Khi mặt đất bị ánh nắng Mặt Trời đốt nóng dữ dội, sau đó nhiệt độ tăng cao, không khí bốc lên nhanh. Hơi nước bị luồng không khí đẩy lên cao đến 1 – 2 km sẽ hình thành những đám mây lớn. Khi đó ta thường nhìn thấy từng lớp mây cuồn cuộn như lớp bông bay trên không trung, đó chính là những cuộn mây, tiền thân của mây tích mưa. Không khí tiếp tục bốc lên cao khiến cho những đụn mây này không ngừng dày thêm và lớn dần, biến thành đám mây dày đặc. Lúc đó nếu gặp những điều kiện thích hợp thì độ đậm đặc của mây liên tục phát triển, bay lên tầm cao 7 – 10 km hình thành những đám mây tích mưa. Ở độ cao này, vì tầng không khí ổn định hoặc gặp khi không đủ sức phát triển bay cao hơn nữa thì trên đỉnh đám mây sẽ phát triển ra bốn phía. Trước khi xảy ra mưa giông, ta thường thấy những đám mây đen trên bầu trời dày dần và phát triển rất nhanh, chỉ một chốc sau rải khắp bầu trời.

Vì trong lớp mây tích mưa dày hàng nghìn mét này, tàng trữ một lượng lớn hơi nước, những giọt mưa nhỏ và tinh thể băng, trong đó những giọt nước nhỏ và tinh thể băng phát triển to dần lên cùng những đám mây. Khi dòng khí bốc lên không đủ sức nâng đỡ chúng nữa thì mưa sẽ rơi xuống. Rơi qua những đám mây nhiệt độ tương đối cao, những giọt nước lớn trong đó sẽ hình thành giọt mưa, những tinh thể băng lớn sẽ biến thành băng tuyết, sau đó tan ra biến thành mưa giông.

Vì nhiệt đối lưu của những đám mây mưa rất mạnh, cho nên mùa hè mới dễ xảy ra những trận mưa giông. Cũng vì nhiệt lượng đối lưu làm nhiễu động dữ dội các đám tích mây mưa cho nên thường phát sinh hiện tượng chớp giật. Hơn nữa vì luồng khí đối lưu lúc mạnh, lúc yếu, cho nên khi một đám mây tích mưa đi qua, đám mây khác lại kéo đến gây ra những trận mưa lúc to lúc nhỏ, do đó có tên gọi là mưa giông.

Trong đất liền sau buổi trưa nhiệt độ không khí cao nhất. Lúc đó không khí vận động đi lên rất mạnh, cho nên mưa giông thường phát sinh vào thời gian sau chính trưa hoặc chập tối.

Còn trên biển, vì nhiệt dung nước biển lớn cũng như nhiệt lượng Mặt Trời mà nước biển hấp thu được có thể truyền xuống lớp nước sâu hơn, cho nên ban ngày nhiệt độ lớp không khí gần với mặt nước không cao, cả tầng không khí vô cùng ổn định, không dễ sản sinh những cơn mưa giông do khí đối lưu gây nên. Đêm đến lớp không khí ở tầng trên lạnh dần, còn lớp không khí sát mặt nước do ảnh hưởng nhiệt độ của nước nên nhiệt độ cao hơn không khí lớp trên, do đó không khí trở nên không ổn định, phát sinh đối lưu, hình thành những trận mưa giông. Vì vậy có thể thấy trong lục địa mưa giông phần nhiều vào ban ngày, trên mặt biển mưa giông phần nhiều vào ban đêm.”

Twitter Facebook LinkedIn

Video liên quan

Chủ Đề