Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học

Việt Nam được công nhận là nước có tính đa dạng sinh học cao

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường [Bộ Tài nguyên và Môi trường] tổ chức hội nghị khoa học chuyên đề về đa dạng sinh học với sự tham gia của các nhà quản lý môi trường, chuyên gia trong nước và quốc tế.

TS. Phạm Anh Cường, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết: Việt Nam đã được công nhận là một quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới và là một trong các nước được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng về địa hình, các hệ sinh thái, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam.

Trong các hệ sinh thái trên cạn, Việt Nam đã thống kê và xác định được trên 13.200 loài thực vật, hơn 10.000 loài động vật. Trong các vùng đất ngập nước nội địa đã xác định được trên 3.000 loài thủy sinh vật. Môi trường biển với 20 kiểu hệ sinh thái đặc thù, đặc trưng cho biển nhiệt đới và là môi trường sống của trên 11.000 loài sinh vật biển. Hiện nay nhiều loài động, thực vật mới vẫn được tiếp tục phát hiện và công bố ở Việt Nam. Nước ta cũng được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau. Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia đang bảo tồn 12.207 giống của 115 loài cây trồng, trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Chương trình, mạng lưới quỹ gen được hình thành bảo tồn lưu giữ hơn 17.000 nguồn gen của 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu và một số loài cây trồng khác. Bằng các phương pháp bảo tồn khác nhau như: tại chỗ, chuyển chỗ đã thu thập 3.273 kiểu di truyền cây cao su; bảo tồn 42 loài cây rừng và cây nguyên liệu giấy, bảo tồn tại chỗ 905 nguồn gen và chuyển vị 175 loài cây dược liệu, trong đó có 26 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. 70 giống vật nuôi và gia cầm đang ở trạng thái nguy hiểm; 38 dòng thuộc 26 loài cá nuôi kinh tế và 3 loài ong quý đang được bảo tồn và lưu giữ. 2.016 chủng nấm, vi khuẩn, vi sinh vật dùng trong các lĩnh vực công nghiệp - thực phẩm, y dược, chăn nuôi, thú y, thủy sản và nông nghiệp được phân loại và lưu giữ. Hiện tại, trên 30% các nguồn gen đang bảo tồn được đánh giá ban đầu về các chỉ tiêu sinh học và khoảng 5 - 10% nguồn gen được đánh giá chi tiết và đánh giá di truyền. Hàng năm chương trình cung cấp khoảng 1 nghìn lượt vật liệu di truyền và mẫu giống phục vụ chương trình giống, các đề tài nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo.

Cũng trong hội thảo các đại biểu thống nhất cho rằng: Để tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2011 - 2015, các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là việc làm ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện Luật Đa dạng sinh học, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020. Cục cần xây dựng và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học. Bởi vì thông tin này không chỉ là công cụ hết sức cần thiết cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách mà còn là tài liệu quan trọng của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và cán bộ, sinh viên, học sinh... trong học tập và công tác. Lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế thông qua các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin./.

Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.

Một số loài chim quý có ở VN [Nguồn: Birdlife International]

Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã [WWF] công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế [Birdlife] công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới [IUCN] công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới. Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả.

Bản đồ do Birdlife International, một tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường lập chỉ ra một số khu vực ở vùng Đông Bắc VN cần được bảo vệ do tính đa dạnh sinh học cao. Nguồn: Birdlife International

Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan có 3 chi mới và 62 loài mới; 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Ngành hạt trần có 1 chi và 3 loài mới lần đầu tiên phát hiện trên thế giới; 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh sách thực vật của Việt Nam.

Để bảo vệ và duy trì hệ sinh thái này, trong những năm qua, Việt Nam đã tăng cường đầu tư cho các chương trình, dự án bảo tồn sinh học. Theo báo cáo môi trường Việt Nam 2005, tổng kinh phí đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học năm 2005 đạt xấp xỉ 51,8 triệu USD, gấp 10 lần so với một thập kỷ trước. 

Theo VietNamNet/TTXVN

TN&MT"Đánh giá Đa dạng Sinh học tại Việt Nam" công bố hôm nay [1/11] cho thấy Việt Nam có đa dạng sinh học cao nhưng đang bị suy thoái do hoạt động khai thác quá mức.

Cầy hương bị mắc bẫy dây Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Báo cáo được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam [WWF-Việt Nam] và Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học [BCA] công bố.

Theo đó Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Hơn 50.000 loài đã được xác định trong đó có 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước, 10.500 động vật trên cạn, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, cùng hơn 11.000 loài sinh vật biển.

Báo cáo nêu, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học ngày càng lớn. Trong đó hoạt động sản xuất của con người [sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản...] ảnh hưởng rất lớn đối với suy giảm đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Từ các dữ liệu phân tích, báo cáo cho thấy 21% các loài thú, 6,5% các loài chim, 19% các loài bò sát, 24% các loài lưỡng cư, 38% các loài cá... đã bị đe doạ.
Trong gần 20 năm trở lại đây, các khu vực có rừng là sinh cảnh bị ảnh hưởng nhiều nhất với hơn 10.544 km2 diện tích đất rừng đã bị mất, chủ yếu do chuyển đổi thành đất rừng trồng và đất trồng cây ăn quả. Khoảng 2,8 triệu ha rừng tự nhiên đã bị mất do chuyển đổi sang phát triển các loài cây trồng thương mại khác.

Đây là báo cáo đầu tiên trong chuỗi các hoạt động đánh giá khoa học chỉ ra hiện trạng tổng quan về đa dạng sinh học tại Việt Nam, phân tích một số những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới sự suy giảm đa dạng sinh học. Từ đó, khuyến nghị các mô hình chuyển đổi có tính tích cực cho thiên nhiên và con người trong tương lai.

Ông Vương Quốc Chiến, WWF-Việt Nam cho rằng, giải quyết các nguyên nhân cốt lõi bằng cách lồng ghép đa dạng sinh học trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh tế đang được xem là một trong những xu hướng tất yếu. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất được xem là những nhân tố quan trọng đóng góp để tạo ra sự thay đổi này. "Năng lực, nhận thức và sự chủ động của các doanh nghiệp khi tham gia các mô hình cam kết tự nguyện hướng đến sản xuất bền vững sẽ là yếu tố then chốt để góp phần phục hồi đa dạng sinh học của Việt Nam", ông Chiến nói.

Theo vnexpress.net

Video liên quan

Chủ Đề