Việt nam top nghèo thứ mấy thế giới năm 2023 năm 2024

Suốt 94 mùa Xuân qua kể từ ngày Đảng ta chính thức ra đời, Đảng đã đồng hành cùng dân tộc vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, đưa Việt Nam từ một đất nước nghèo, trở thành một trong những quốc thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao, quan hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Ngày 3/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 3/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc; là bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX và cũng là điểm mở đầu quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự phát triển của dân tộc trong các giai đoạn sau này.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX, tô thắm những trang sử hào hùng của dân tộc. Đặc biệt là trong gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dẫu trong muôn vàn khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vẫn chung sức, đồng lòng đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990-2000 đạt 7,5%; giai đoạn 2006-2010 đạt 7%. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỷ USD (gấp 3,26 lần so với năm 2000).

Sang đến giai đoạn 2011-2020, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%/năm; giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%/năm. Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất của khu vực và IMF đánh giá Việt Nam nằm trong Top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

Việt nam top nghèo thứ mấy thế giới năm 2023 năm 2024

Năm 2020 và 2021 đại dịch COVID-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia duy trì tăng trưởng dương 2,9% (năm 2020) và 2,58% (năm 2021). Đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch.

Trong 2 năm gần đây, với nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, khôi phục kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. GDP năm 2022 tăng đến 8,02% và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Tăng trưởng GDP năm 2023 cũng đạt trên 5%, quy mô nền kinh tế khoảng 430 tỷ USD. Đây là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, giúp nền kinh tế nước ta vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Xuất khẩu hàng hóa cũng là một điểm sáng ấn tượng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 327,5 tỷ USD. Đặc biệt, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.

Sự thay da, đổi thịt của đất nước còn được thể hiện rõ từ nông thôn đến thành thị, từ hạ tầng giao thông đến các loại hình dịch vụ giải trí… Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới có tốc độ gia tăng nhanh nhất về số thuê bao điện thoại di động và lượng người sử dụng internet cũng như các thiết bị thông minh như smatphone.

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Với sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng về kinh tế, sự nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay.

Chú trọng phát triển văn hóa-giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội

Đi đôi với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân dân.

Về văn hóa, Đảng và Nhà nước ta chú trọng xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lich sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam.

Về y tế, trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả. Các chỉ số sức khỏe, tuổi thọ bình quân được cải thiện, Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Việt nam top nghèo thứ mấy thế giới năm 2023 năm 2024

Về giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việt Nam đã giành được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế.

Bên cạnh đó, mạng lưới các trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục tăng quy mô; các chương trình, chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được triển khai hiệu quả.

Với cộng đồng quốc tế, Việt Nam là câu chuyện thành công của thế giới về xóa đói giảm nghèo. Việt Nam từ một quốc gia nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình, tỷ lệ người nghèo đã giảm mạnh từ 57% vào đầu những năm 90 xuống còn 5,2% vào năm 2020.

Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm liên tục và đáng kể từ 18,1% năm 2012 xuống 10,9% năm 2016 và 4,4% năm 2020. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn 2,93%, giảm 1,1% so với cuối năm 2022).

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống người lao động, nhất là các nhóm yếu thế, đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh.

Trong năm 2023, ngành ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên cho trên 1,1 triệu đối tượng với kinh phí thực hiện cả năm khoảng 29.000 tỷ đồng; trợ cấp một lần cho trên 2.332 người với tổng kinh phí 100 tỷ đồng; trợ cấp hằng tháng cho hơn 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và 354.340 hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng hàng tháng.

Bên cạnh đó, công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2023 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, Việt Nam hiện xếp hạng 72 trong danh sách này với tiến độ bình đẳng giới đạt 71,1%, tăng 11 bậc so với vị trí năm 2022.

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới vào tháng 3/2023 của Liên hợp quốc, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 77 lên vị trí 65 trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng

Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là với các đối tác quan trọng, các nước láng giềng ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Sau dịch COVID-19, đặc biệt là trong năm 2023, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai sôi động, bài bản, liên tục, thành công toàn diện và là điểm sáng nổi bật của năm 2023, với sự kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân.

Năm 2023, Việt Nam tổ chức tốt 15 chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo chủ chốt và 21 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam.

Trong số đó, đặc biệt phải kể đến việc đón tiếp thành công các chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 12), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (tháng Chín) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (tháng Năm).

Việt nam top nghèo thứ mấy thế giới năm 2023 năm 2024

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 6 nước Đối tác Chiến lược Toàn diện, 12 nước Đối tác Chiến lược và 12 nước Đối tác Toàn diện. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực với 1.200 tổ chức nhân dân và đối tác nước ngoài.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại song phương với hơn 100 nước, trong đó có nhiều hiệp định thế hệ mới.

Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Trên bình diện đa phương, với thế và lực mới Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...

Việt Nam cũng tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN…

Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 6 nước Đối tác Chiến lược Toàn diện, 12 nước Đối tác Chiến lược và 12 nước Đối tác Toàn diện.

Việt Nam đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, thể hiện hình ảnh một đất nước Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình, nhân văn, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt.

Có thể khẳng định trong 94 năm qua, con đường đi lên của dân tộc đầy gian nan, đất nước có lúc ở tình thế vô vàn khó khăn, nhưng Đảng ta với bản lĩnh vững vàng, đã khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần đại đoàn kết dân tộc; đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân làm nên những kỳ tích. Cũng chính vì vậy mà nhân dân luôn tin yêu, ủng hộ, kiên trì đi theo sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước ngày càng giàu, mạnh.

Và nhìn lại chặng đường 94 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đảng, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng ta và dân tộc ta, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam - Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa Thế giới.

Người đã cống hiến trọn đời mình cho dân, cho nước, dẫn dắt Đảng ta, Nhân dân ta làm nên những thắng lợi vẻ vang và làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta."

Đất nước càng phát triển, nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, càng chứng tỏ, tư tưởng, sự nghiệp, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta vững bước đi tới tương lai.

GDP Việt Nam 2023 đứng thứ mấy thế giới?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Với kết quả này, quy mô kinh tế Việt Nam năm 2023 xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng của CEBR.

Kinh tế Việt Nam đứng thứ mấy Đông Nam Á 2023?

Nếu xét trong khu vực Đông Nam Á, mức GDP bình quân năm 2023 của Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực, sau các quốc gia như Singapore (87,88 nghìn USD), Malaysia (13,03 nghìn USD), Thái Lan (7,3 nghìn USD) và Indonesia (5,11 nghìn USD).

Kinh tế Việt Nam 2024 đứng thứ mấy thế giới?

Hiện nằm ở vị trí 34 (năm 2023), Việt Nam sẽ lên một hạng, 33 (2024), và tiếp tục lên nhanh, đạt thứ tự 24 sau một thập niên nữa (2033) để trở thành nền kinh tế thứ 21 thế giới vào năm 2038.

Philippines và Việt Nam ai giàu hơn?

Đến năm 2022, quy mô GDP của Việt Nam đã vượt Philippines. Năm 2022, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 406,5 tỷ USD, còn của Philippines đạt khoảng 404,3 tỷ USD và Malaysia đạt khoảng 407,03 tỷ USD. Theo đó, quy mô GDP của Việt Nam đã chính thức vượt qua Philippines sau 34 năm kể từ khi chỉ bằng 1/6 vào năm 1989.