20va là gì

VNAV - Mạng Nghe nhìn Việt nam

Home Forums > Khu vực thương mại > Mua bán - Rao vặt > Linh kiện - Thiết bị khác >

20/12/2019

Có thế quy đổi 1KVA bằng bao nhiêu W, KW, VA, Ampe, Volt, Watt được mọi người rất quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cách quy đổi các đơn đo lượng điện để mọi người áp dụng khi cần thiết.

KVA, VA là gì?

Đơn vị kVA đọc là ki-lô Vôn Am-pe, ký hiệu S, thường được dùng cho công suất cả dòng điện. Trong mạch điện một chiều hay mạch điện lý tưởng, kVA tương đương với kW. Tuy nhiên, với một mạch điện xoay chiều sẽ xuất hiện công suất phản kháng, ta sẽ có thể hiểu đại khái sau: “[kVA] = [kW] + công suất phản kháng“.

Như vậy, công suất có đơn vị kVA sẽ bằng tổng của công suất có ích với đơn vị là kW và công suất phản kháng [là công suất gây trở ngại cho dòng điện]. Công thức tính toán của đơn vị kVA là:

S = U.I.cos[Ø]

Trong đó:

– S là ký hiệu công suất toàn phần [hay còn gọi là công suất biểu kiến]

– I là cường độ dòng điện [A]

– U là hiệu điện thế [V]

Với một mạch điện lý tưởng [không có công suất phản kháng], thì hệ số công suất cos[Ø]=1.

1mva bằng bao nhiêu kva

Ta có 1 số cách quy đơn vị KVA như sau:

– kVA      = 1.000 VA [tiền tố k nghĩa là kilo]

– MVA     = 1.000.000 VA [tiền tố M nghĩa là mega]

– 1KVA  = 1.0723860589812333 HP

KW, W là gì

Như chúng ta đã biết KW và W là đơn hai đơn vị đo lường về dòng điện. Cách đổi đơn vị KW sang W sẽ thấy được lượng điện tiêu thụ của gia đình bạn.

>>> Xem thêm: Bảng giá ổn áp Lioa Nhật Linh 2020 cho gia đình

Đây cũng là đơn vị được sử dụng nhiều trong các bài tập vận lý của các bạn học sinh, sinh viên. Watt [viết tắt là W] là đơn vị công suất P. Trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt. Các lũy thừa cơ số 10 thường dùng của Watt được quy đổi như sau:

Vậy quy đổi 1 w bằng bao nhiêu J/s ?

Đáp án : 1 w = 1 J/s

Quy đổi 1 kw bằng bao nhiêu w ?

Đáp án : 1 kw = 1000 w

Quy đổi thêm các đơn vị khác:

1 miliwatt [mW]     = 0,001 W
1 kilowatt [kW]      = 1 000 W
1 megawatt [MW]  = 1 000 000 W
1 gigawatt [GW]    = 1 000 000 000 W

Đổi 1 w bằng bao nhiêu kw ?

Để đổi ngược lại chuyển đổi w sang kw thì thật dễ dàng phải không nào :

Đáp án : 1 w = 0.001 kw

1 miliwatt [mW]     = 0,001 W
1 kilowatt [kW]      = 1 000 W
1 megawatt [MW]  = 1 000 000 W
1 gigawatt [GW]    = 1 000 000 000 W

Như vậy việc nắm rõ được các đơn vị này có thế giúp bạn tính toán được chi phí điện trong nhà. Hay giải các bài tập vật lý về dòng điện, hay công suất rồi. Chúc các bạn thành công 

Đổi 1kV Bằng Bao Nhiêu V, W, MV, KW, MV?

* Chuyển 1kV Bằng Bao Nhiêu V, W, MV, KW, MW?

kV là đơn vị đo lường hiệu điện thế được viết tắt của từ Kilo volt

– 1kV = 1.000V từ đây chúng ta sẽ có 1kV = 1.000.000 mV

Còn

– 1MW = 1.000kW

– 1MW = 1.000.000W

– 1MW = 1.000.000.000 mW

1KVA bằng bao nhiêu w

Để xác định được 1KW bằng bao nhiêu W? chúng ta cần xác định mối quan hệ giữa hai đơn vị này KVA & KW. Sau đó sẽ quy đổi từ KW sang W. Hai đơn vị này có mối quan hệ khá chặt chẽ. Và liên quan mật thiết đến nhau.

Trong đó khi ở mỗi 1 vị trí thích hợp chúng ta lại sử dụng 2 đơn vị này. Mấu chốt để thể hiện công suất biểu kiến. Hoặc công suất thật của thiết bị điện năng.

Công thức liên hệ giữa hai đơn vị này là KW = KVA . cos [Ø]

Vì cos [Ø]= 0,2-0,8  từ đó suy ra 1KW = 0,2-0,8 KVA

Vậy nên 1KW được xác định bằng 0,8KVA:

Suy ra 1KVA =  1.072386HP

Ví dụ: với mấy ổn áp STANDA 10KVA thì công suất của nó sẽ là 8KW = 8000W

500va bằng bao nhiêu w

Để biết 500VA bằng bao nhiêu w mọi người sẽ áp dụng cách quy đổi từ KVA sang KW. Với hệ số 1KW = 0,8KW tương đương 1VA = 0,8VA suy ra 500VA = 400W. Rất đơn giản nhé VA là công suất biểu kiến. Còn W lại là công suất thực tế.

Công suất thực tế W khác với VA là còn phải nhân với hệ số tổn hao. Mà mỗi loại chất liệu biến áp, biến thế. Lại có dòng tổn hao khách nhau. Nhưng chúng ta lấy hệ số 0.8 là phổ biến nhất.

Mời các bạn theo dõi video ổn áp Litanda 10KVA 10KW 1 pha chính hãng 100% dây đồng!

Kho phân phối ổn áp Lioa và Litanda chính hãng:

Số 629, đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline : 0986.203.203

Website: Lioavietnam.com.vn

E-mail  :

Các tìm kiếm liên quan đến 1kva bằng bao nhiêu w: 1kva = w, 1kw bằng bao nhiêu ampe, 1kva = a, 100a bằng bao nhiêu kw, 250kva bằng bao nhiêu ampe, 100w bằng bao nhiêu ampe.

Đua top nhận quà tháng 4/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK CÔNG NGHỆ 8 - TẠI ĐÂY

Xem bản đầy đủ : Biến dòng & biến áp trung thế...?


Hong.tdh

21-02-2012, 15:12

Cho em hỏi vì sao mạch thứ cấp của máy biến dòng hoặc máy biến áp luôn phải nối với phụ tải hoặc nối ngắn mạch..? Còn 1 vấn đề nữa...hic..thật ngại quá..ở biến dòng có công suất định mức là 20VA thì phải hiểu là thế nào?

Thank cả nhà nha...!

luulytim

21-02-2012, 15:24

Cho em hỏi vì sao mạch thứ cấp của máy biến dòng hoặc máy biến áp luôn phải nối với phụ tải hoặc nối ngắn mạch..? Còn 1 vấn đề nữa...hic..thật ngại quá..ở biến dòng có công suất định mức là 20VA thì phải hiểu là thế nào? Thank cả nhà nha...! BI nối ngắn mạch thứ cấp BU không tải thứ cấp >>>>>> Còn giải thích thì bạn có thể kiếm quyển sách nó giải thích cụ thể hơn mình nhiều

Còn cái thèng 20VA đó chính là CS Biểu kiến S:khi505:

Hong.tdh

21-02-2012, 16:06

Cảm ơn bạn.. Cho mình hỏi thêm chút nha..

Cấp chính xác bảo vệ đo lường của CT là 0,5 hoặc 0,5Fs10 nghĩa là thế nào nhỉ..?

Mình xin phép cung cấp cho các bạn một vài thông tin: - Biến dòng, hay TI hoặc CT: Nếu thứ cấp không sử dụng thì phải nối tắt. Đơn giản là nếu hở mạch, chúng ta coi như có 1 trở kháng rất lớn do đó điện áp về lý thuyết bằng vô cực. TI sẽ bị nổ nếu thứ cấp hở mạch. - Đối với TI ứng dụng đo lường, cần phải bảo vệ đầu cuối đo lường khi dòng sơ cấp tăng lên đột ngột. FS hay SF là viết tắt của Security Factor. FS = 5 hoặc 10 có nghĩa là khi dòng sơ cấp tăng lên gấp 5 hay 10 lần thì tại đó biến dòng bão hoà dẫn đến dòng thứ cấp không tăng theo dòng sơ cấp. Hệ số FS này được căn cứ theo thiết bị đo, là dòng mà tại đó thiết bị này không bị phá huỷ. - 0.5 FS 10 có nghĩa là cấp chính xác là 0.5 [ theo IEC 60044-1], FS = 10

- Biến điện áp, TU hay VT: Thứ cấp không được nối tắt, vì trong trường hợp nối tắt, dòng sơ cấp sẽ trở nên rất lớn dẫn đến cháy cuộn sơ cấp. Vì TU rất kín nên trong trường hợp đó, áp suất do nhiệt sinh ra sẽ làm TU nổ.

Trumvosan

26-04-2012, 14:55

Cho em hỏi vì sao mạch thứ cấp của máy biến dòng hoặc máy biến áp luôn phải nối với phụ tải hoặc nối ngắn mạch..? Còn 1 vấn đề nữa...hic..thật ngại quá..ở biến dòng có công suất định mức là 20VA thì phải hiểu là thế nào? Thank cả nhà nha...!

Đó là công suất tối đa cho phép của phần nhị thứ biến dòng. Do biến dòng thì nhị thứ phải ngắn mạch, nhưng do phải có dây đấu nối từ biến dòng tới các thiết bị nên sẽ có điện trở dây dẫn. 20VA là công suất tối đa mà dây dẫn tiêu thụ [rất nhỏ nhé - để xem như vẫn đảm bảo điều kiện ngắn mạch].

Bạn không nên hiểu 20VA là công suất dây dẫn tiêu thụ. Đó là một giá trị rất lớn nếu bạn biết được điện trở suất của đồng. Bạn nói chính xác 20VA là tối đa, nhưng là dung lượng [burden] chứ không phải công suất. 20*0.8 mới là công suất.

Ảnh hưởng của điện trở của dây dẫn [ dây đồng] đến cấp chính xác đã được tính dự phòng. Trừ khi dây dẫn quá dài, trong trường hợp này người ta thích dòng thứ cấp 1A thay vì 5A.

Theo mình biết thì TI không cho phép hở mạch thứ cấp là vì nếu như vậy thì mạch từ sẽ quá bão hòa, từ thông vạt đầu sẽ sinh ra sức điện động nhọn đầu rất lớn có thể làm hỏng cách điện phá hủy TI. Nếu TI có 2 cuộn thứ cấp thì vẫn cho phép hở mạch 1 trong số đó. Còn cái 20VA đó là giới hạn công suất cho tải của biến dòng. Biến dòng sẽ gửi tín hiệu của nó tới mạch xử lí và 20VA đó là cơ sở để xét xem mạch xử lí có trở kháng đầu vào như thế nào thì không dùng được với TI đó nữa.
Nói "biến dòng thì nhị thứ phải ngắn mạch" là chưa đúng. Giả sử dây dẫn coi như là không có trở kháng đi nữa thì TI cũng chỉ làm việc ở tình trạng gần như ngắn mạch thôi.

Mình xin cung cấp một chút thông tin như sau: - TI có 2 cuộn thứ cấp tương đương với 2 TI có 1 thứ cấp.

- Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu thứ cấp không sử dụng phải lập tức nối tắt trước khi vận hành, không đơn giản là vấn đề kỹ thuật mà là an toàn đến thiết bị và con người.

Mình xin cung cấp một chút thông tin như sau: - TI có 2 cuộn thứ cấp tương đương với 2 TI có 1 thứ cấp. - Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu thứ cấp không sử dụng phải lập tức nối tắt trước khi vận hành, không đơn giản là vấn đề kỹ thuật mà là an toàn đến thiết bị và con người.

TI ở chỗ mình có 2 cuộn thứ cấp, 1 cho bảo vệ và 1 cho đo lường. Đồng hồ đo lường rất hay treo và thi thoảng hỏng nên phải thay ngay cái khác khi mà tải vẫn làm việc bình thường. Mình thường xuyên làm việc này mà không sợ hỏng TI hay nguy hiểm gì cả.

Tuỳ quan điểm thôi bạn ạ. Bên mình, nhân viên phòng thí nghiệm phải nối tắt cuộn thứ cấp thứ 2 trước khi tiến hành đo cuộn thứ nhất. Thậm chí, khi sử dụng thiết bị phân tích TI của Omicron với dòng mô phỏng khoảng vài mA, nhân viên thí nghiệm cũng phải tuân theo yêu cầu này. Đã có trường hợp, điện áp tại thứ cấp hở mạch lên tới 3kV, tuỳ thuộc vào loại thép từ, thiết kế...

Bên mình là Cty Thiết bị điện Thạch Anh [QEC], chuyên sản xuất TU/TI trung thế loại đúc epoxy từ 7.2 đến 40.5kV. Rất vui nếu bạn quan tâm đến sản phẩm của bên mình.

A, thế à. Mình chỉ là người sử dụng thôi bạn a. Nếu có cơ hội mình sẽ nhờ bạn giúp.
Trước khi mình làm vậy và đồng ý cho người khác làm vậy thì mình đã tham khảo ý kiến các chuyên gia rồi. Ở chỗ mình còn có loại TI chỉ có 1 cuộn thứ cấp, với loại này thì bên thiết kế đã thiết kế liên động, bạn mà không nngắn mạch nó thì không bao giờ tháo đồng hồ ra được.

Trong quá trình sản xuất TI có một phép test, đó test cách điện giữa các lớp dây thứ cấp, hay nôm na hơn là test tính chịu nhiệt của lớp men dây emay. IEC gọi là Interturn Overvoltage Test. Phép test này là thứ cấp hở mạch và đo điện áp phía thứ cấp trong khi cấp một dòng sin 50Hz phía sơ cấp. Khi điện áp đỉnh [peak] đo được tại thứ cấp hở mạch lớn hơn 4.5kV, có nghĩa TI bị out khỏi phép test này.

Dù sao mình khuyên bạn nên cẩn thận trong công việc của mình. Bạn đang làm một công việc rất nguy hiểm.

Bạn nói chính xác 20VA là tối đa, nhưng là dung lượng [burden] chứ không phải công suất. 20*0.8 mới là công suất. chào anh!

dung lượng này 20VA là tối đa, còn giá trị của nó thay đổi theo dòng sơ cấp phải không anh. VD dòng sơ cấp tăng lên 200 lần In thì dung lượng nó se bao nhiêu? tăng hay giảm.

Chào bạn, 20VA là tối đa để đảm bảo cấp chính xác. Đó là tải danh định của thiết bị đầu cuối gắn vào thứ cấp TI, nó không phụ thuộc vào dòng sơ cấp. Trong thực tế, tải thường cỡ khoảng 3.75 VA cho đến 30VA. Tải càng nhỏ, càng dễ rơi khỏi cấp chính xác. Đó là lý do khi mình thiết kế cấp cho chính xác 0.5, thì thực tế mình phải thiết kế ở cấp chính xác 0.2 hoặc 0.2S hoặc 0.5S để đảm bảo 0.5 cho toàn dải, với một số khách hàng thì cần đạt +0.2 - +0.3% tại 1% dòng sơ cấp.

Nếu dòng tăng đến 200 lần, thì đây là dòng nhiệt ngắn hạn rồi bạn ạ. Khi đó TI cần phải bão hoà để bảo vệ đầu cuối, trừ khi TI này được thiết kế với chức năng bảo vệ.

caothebac

11-05-2012, 10:55

Chào bạn, 20VA là tối đa để đảm bảo cấp chính xác. Đó là tải danh định của thiết bị đầu cuối gắn vào thứ cấp TI, nó không phụ thuộc vào dòng sơ cấp. Trong thực tế, tải thường cỡ khoảng 3.75 VA cho đến 30VA. Tải càng nhỏ, càng dễ rơi khỏi cấp chính xác. Đó là lý do khi mình thiết kế cấp cho chính xác 0.5, thì thực tế mình phải thiết kế ở cấp chính xác 0.2 hoặc 0.2S hoặc 0.5S để đảm bảo 0.5 cho toàn dải, với một số khách hàng thì cần đạt +0.2 - +0.3% tại 1% dòng sơ cấp. Nếu dòng tăng đến 200 lần, thì đây là dòng nhiệt ngắn hạn rồi bạn ạ. Khi đó TI cần phải bão hoà để bảo vệ đầu cuối, trừ khi TI này được thiết kế với chức năng bảo vệ. mình không hiểu sao bạn lại nói cấp chính xác của TI là 0,2S với 0,5S

cái 0,2S, 0,5S thường dùng cho công tơ, là cấp chính xác cho đo đếm điện năng hữu công mà, bạn có thể nói rõ được không:3::3::3::3:

Chào bạn, TI bên mình thiết kế theo tiêu chuẩn IEC-60044-1. IEC-60044-1 quy định các cấp chính xác [Accuracy class] cho TI chức năng đo lường/đo đếm bao gồm: 0.2S, 0.2, 0.5 và 0.5S. Cấp chính xác 0.1 là cấp chính xác cho các TI chuẩn cho thiết bị thí nghiệm, và bên mình chưa có kế hoạch thiết kế. Mình ví dụ thế này: Cấp chính xác 0.5 yêu cầu tại 5% dòng định mức thì hệ số lỗi của TI là 1.5%, nhưng 0.5S yêu cầu tại 1% dòng định mức thì lỗi % là 1.5% và tại 5% là 0.75%, nghĩa là yêu cầu cao hơn. Sản phẩm bên mình luôn hướng đến việc cung cấp cho khách hàng giá trị tốt hơn họ mong muốn, đó là lý do bên mình phải thiết kế như vậy.

Còn tại sao congtơ đo đếm cũng yêu cầu các cấp chính xác như vậy chắc bạn nên hỏi các chuyên gia ngành ;-]

Trumvosan

11-05-2012, 13:08

Chào bạn, TI bên mình thiết kế theo tiêu chuẩn IEC-60044-1. IEC-60044-1 quy định các cấp chính xác [Accuracy class] cho TI chức năng đo lường/đo đếm bao gồm: 0.2S, 0.2, 0.5 và 0.5S. Cấp chính xác 0.1 là cấp chính xác cho các TI chuẩn cho thiết bị thí nghiệm, và bên mình chưa có kế hoạch thiết kế. Mình ví dụ thế này: Cấp chính xác 0.5 yêu cầu tại 5% dòng định mức thì hệ số lỗi của TI là 1.5%, nhưng 0.5S yêu cầu tại 1% dòng định mức thì lỗi % là 1.5% và tại 5% là 0.75%, nghĩa là yêu cầu cao hơn. Sản phẩm bên mình luôn hướng đến việc cung cấp cho khách hàng giá trị tốt hơn họ mong muốn, đó là lý do bên mình phải thiết kế như vậy. Còn tại sao congtơ đo đếm cũng yêu cầu các cấp chính xác như vậy chắc bạn nên hỏi các chuyên gia ngành ;-]

Em chào bác Phú, cao nhân hôm nay mới lộ tướng.:2::2::2::2::2::2::2::2::2::2:

heo con mới lớn

14-05-2012, 14:18

Chào bạn nqp! công nhận 1 điều bạn hiểu sâu về biến dòng!xin pái phục!
Tiện thể bạn cho mình hỏi tí nhe!mình chưa bít gì về mạch đấu dây của TU,TI vào trạm biến áp cả. bạn có thể cho mình cái bảng vẽ không?xin cảm ơn trước.:yoyo70:

Chào bạn nqp! công nhận 1 điều bạn hiểu sâu về biến dòng!xin pái phục! Tiện thể bạn cho mình hỏi tí nhe!mình chưa bít gì về mạch đấu dây của TU,TI vào trạm biến áp cả. bạn có thể cho mình cái bảng vẽ không?xin cảm ơn trước.:yoyo70: cái này mình lấy được của bác nào cũng quên rồi. giờ bạn cần mình đưa lên.

//www.data.webdien.com/free/download.php?file=01325a3aac48047330aee2ce797eef66

heo con mới lớn

22-05-2012, 11:07

Sao vô không đc vậy các anh? +++---o0o---+++

Tiện đây a Phú cho mình hỏi thêm về TU,TI tí nhe! có lần mình mổ cái TI của trung tâm thí nghiệm điện ra vì nó bị hư. nó là cái 10/5 A. tại sao cuộn dây sơ cấp của cái này nhiều vòng hơn cái 100/5A vậy? có công thức nào để tính được sự khác nhau nào không vậy "cao nhân" Phú?

Np*Ip = Ns*Is

Tại sao 20 VA lại không phải là công suất? Nó chính là công suất. Nói rõ hơn là công suất biểu kiến. Nhưng 20 VA không phải là công suất tối đa. Nó là công suất định mức, để TI có thể làm việc lâu dài ổn định và sai số nằm trong dải cho phép. Tất nhiên khi hệ thống quá tải thì công suất này có thể tăng cao hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là biến dòng sẽ hư, mà nó chỉ tăng sai số.

Một số trường hợp hệ thống không quá tải, nhưng biến dòng quá tải do tải của biến dòng có trị số điện trở cao quá. Thường là do người sử dụng lắp đặt khong tính toán, hoặc thiết bị sau biến dòng bị hư hỏng làm tăng tổng trở. Khi đó, mặc dù dòng còn thấp [ thí dụ 4A] nhưng áp tăng lên [thí dụ Σ Z * I >5V] thì công suất tiêu tán trên biến dòng đã > 20VA rồi.

Tất nhiên khi hệ thống quá tải thì công suất này có thể tăng cao hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là biến dòng sẽ hư, mà nó chỉ tăng sai số.

Cái này mình nghĩ là cô Nhóc nhằm rồi. Khi hệ thống quá tải hay non tải gì cũng không ảnh hương gì tới dung lượng của biến dòng hết. Cái dung lượng này quy định thiết bị gắn vào phần nhị thứ của biến dòng [ gồm role, công tơ điện ...]

Mình không bình luận sâu về ý của các bạn. Tuy nhiên, về phía quan điểm của phía sản xuất và thiết kế, mình chia sẻ một số quan điểm của cá nhân mình: - Dung lượng hay công suất [ W hay VA] khi thiết kế sẽ là dung lượng danh định được ghi trên nameplate của sản phẩm. - Thường thì chúng ta mặc định cos Phi là 0.8 cho VA hay burden theo các tiêu chuẩn của IEC, đối với ANSI hay IEEE thì có chỉ dẫn chi tiết hơn. Do đó, khi chúng ta nói về tải đầu cuối thứ cấp [ hay nhị thứ] một con số cụ thể của TU/TI như 10VA, 15, 30,75VA... nghĩa là chúng ta nói về maximum của tải đầu cuối mà cấp chính xác được đảm bảo với các giá trị danh định tại 80%, 100% và 120% hay 200%. Những con số này thường là do khách hàng yêu cầu. Thực tế, khi chúng ta yêu cầu một TI/TU với burden cỡ 30VA, nó sẽ không hiệu quả nếu đầu cuối phía thứ cấp nhỏ hơn 25% của 30VA này.

Với ứng dụng đo đếm, 15VA là rất lớn rồi.

lexuantu2000

03-10-2012, 14:54

TI 24kV-40/5A cái 03 TU 12000/120V cái 03 bạn báo giá dùm mình xem hết bao nhiêu tiền, và loại bên bạn dùng là của nước nào sản xuất vậy ? mình đang cần để làm trạm điện ở Bình Dương

liên hệ mình: 0902771737

tinhmaitheotagmc2308

17-10-2012, 10:31

- Ban đầu đo phía trung thế bằng 3TI 20/5A. Khi thay có thể sử dụng 3TI 30/5A được ko? [ các thông số như điện áp làm việc, dung lượng, cấp chính xác, tần số.. giống nhau hêt ]. Có sai số ko? - Dòng định mức là 20A, sử dụng TI 30/5A có được ko?

Các bác giải thích giúp.

hoc nghe

09-12-2012, 10:10

Trước tiên cám ơn Bạn Phú vì những thông tin hữu ích về TI. Hiện mình đang viết Spec để mua TI trung thế, do đó tiện thể Bạn cho mình hỏi sâu hơn về ý nghĩa một số vấn đề trong thử nghiệm TI như sau là gì nhé : 1. Inter-turn insulation level : 4.5 kV peak across the complete secondary winding for 1 minute 2. Rated current factor :1.2 for continuous time 3- Verification of terminal markings 4- Power frequency tests on primary windings and partial discharges measurement 5- Power frequency tests between sections of primary and secondary windings and on secondary windings 6- Inter-turn overvoltage test 7- Accuracy routine test 8- Short time current tests 9- Temperature rise test 10- Impulse tests on primary winding 11- Wet test for outdoor type transformers 12- Accuracy type test

13- Metal parts of current transformer without having voltage must be connected together and connected to a bolt for earth

T_dragon

09-12-2012, 10:48

Có biến dòng, biến áp hạ thế và cao thế không các anh mà sao em chưa nghe nói đến nhỉ ?

Trước tiên cám ơn Bạn Phú vì những thông tin hữu ích về TI. Hiện mình đang viết Spec để mua TI trung thế, do đó tiện thể Bạn cho mình hỏi sâu hơn về ý nghĩa một số vấn đề trong thử nghiệm TI như sau là gì nhé : chào Bạn, Mình trả lời các câu hỏi này trong tin nhắn, tuy nhiên mình không rõ bạn nhận được chưa nên mình sẽ cố gắng trả lời lại ở đây. Những mục dưới đây là các hạng mục type test và routine test theo IEC 60044 - 1. Type test hay test điển hình, thường do một đơn vị hay một PTN độc lập thực hiện để chuẩn hoá trên phạm vi rộng của hệ thống. Trong khi routine test là test từng phần, nghĩa là phải thực hiện trên từng sản phẩm trước khi xuất xưởng, và test report là một phần của tài liệu khách hàng phải nhận được. Nó bao gồm thí nghiệm cách điện [thực hiện trước] và thí nghiệm cấp chính xác. Khi sản phẩm không vượt qua thí nghiệm về cách điện, nó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn hoặc không còn chính xác trước khi thử về cấp chính xác. 1. Inter-turn insulation level : 4.5 kV peak across the complete secondary winding for 1 minute Là một phần của routine test, mục đích là kiểm tra lớp emay của cuộn thứ cấp cũng như lớp cách điện giữa các lớp dây cuộn thứ cấp, trước sự gia tăng nhiệt độ của lõi. Nó bao gồm 2 kiểu test: - Kiểu A: Cấp dòng AC 50Hz lên tới dòng danh định phía sơ cấp và duy trì trong 60s, thứ cấp hở mạch hoặc nối qua tụ để đo điện áp. Nếu điện áp đo được < 4.5kVp [đỉnh] là đạt. - Kiểu B [là kiểu mình đã sử dụng vì hệ này cho phép đo hệ số SF hoặc ALF, tốc độ đo nhanh hơn]: Hở mạch phía sơ cấp, cấp một điện áp AC 400Hz để dòng thứ cấp đạt đến dòng danh định [5A hoặc 1A] duy trì trong 15s. Nếu điện áp đo được < 4.5kVp [đỉnh] là đạt. Thường giá trị này phải được ghi trong test report. 2. Rated current factor :1.2 for continuous time Đây là mục liên quan đến thiết kế. Một số khách hàng có thể yêu cầu TI hoạt động bình thường tại 150% hoặc 200% của dòng danh định mà họ đưa ra. 120% là mặc định nếu không đề cập đến. 3- Verification of terminal markings Đương nhiên cực tính phải đúng ký hiệu P1, P2, S1, S2... thì TI mới hoạt động đúng. Đây là một yêu cầu nghe thì đơn giản như vô cùng quan trọng, nó liên quan đến an toàn và chuẩn thì không có ngoại lệ, không có thắc mắc. 4- Power frequency tests on primary windings and partial discharges measurement Đây là thí nghiệm về cách điện. TI cần phải chịu một điện áp 50Hz [50kV/ đối vơi TI24kV, 72kV/TI cấp 35kV] giữa sơ cấp và đất [tất cả thứ cấp nối xuống đất] trong 60s. Nếu bị phóng điện thì TI sẽ bị hỏng. Dòng điện có thể phóng từ sơ cấp vào thứ cấp, hoặc có thể rò theo bề mặt của vỏ. Partial Discharges [PD] hay kiểm tra phóng điện từng phần thông qua giá trị điện dung đo được, vd đối với TI cấp 22/24kV thì tại 27kV/trong 60s giá trị này phải < 50pC, tại 16kV trong 60s thì phải < 20pC. Nếu lớp epoxy có lỗ bọt khí thì nó tương đương tụ ký sinh. TI trên lưới lâu ngày sẽ bị phóng điện [move] bên trong và lớp cách điện này sẽ bị phá huỷ. 5- Power frequency tests between sections of primary and secondary windings and on secondary windings Nếu TI có 2 cuộn sơ cấp để thay đổi tỷ số biến thì 2 cuộn này phải cách điện nhau. Nếu có nhiều hơn 1 cuộn thứ cấp thì các cuộn phải cách điện nhau, và đương nhiên tất cả các thành phần này phải cách điện với đất. Người ta dùng 3 - 5kV@50Hz AC để thử trong 60s. 6- Inter-turn overvoltage test: như đã giải thích ở trên. 7- Accuracy routine test Đương nhiên TI thì phải test ratio và phase angle [bảng 11 - IEC 60044 - 1], ktra cấp chính xác thuộc về routine lẫn type test. 8- Short time current tests Thuộc type test, kiểm tra dòng ngắn mạch tức thời. Thường thì dòng ngắn mạch là 80 lần dòng danh điện trong 1s, những cũng có một sô khách hàng yêu cầu lên đến 300 lần, hoặc thời gian là 3s. 9- Temperature rise test Thuộc type test, là chêch lệch giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phát sinh từ bên trong TI. Giá trị thường là 75, và giá trị này thể hiện đặc tính của lớp epoxy. 10- Impulse tests on primary winding Thuộc type test, cũng tương tự như power - frequency withstand nhưng là điện áp dạng xung với giá trị vd như 125kVp/ cấp 22/24kV hay 170kVp/cấp 36kV. Nó liên quan đến cấp cách điện cơ bản BIL. 11- Wet test for outdoor type transformers Thuộc type test, mục đích kiểm tra chiều dài dòng rò creepage distance. Người ta có thể thí nghiệm bằng cách cho TI làm việc dưới một vòi nước phun trên phía sơ cấp. Lớp epoxy tốt sẽ làm cho nước k0 tạo thành dòng liên tục gây rò điện. Đó cũng là lý do tại sao hàng năm phải tốn tiền sơn phủ silicon, vì lớp cách điện k0 tốt sẽ bị phá huỷ dưới môi trường [tia UV, hồ quang] tạo vết chân chim hay vết hình gân lá cây. Epoxy k0 tốt, hoặc kỹ thuật đúc không tốt cũng dẫn đến vỏ TI không có sức căng như silicon. Và khi mưa hoặc hơi ẩm bám vào gây rò điện từ phía trung thế xuống cột hay khung đỡ. 12- Accuracy type test [như trên] 13- Metal parts of current transformer without having voltage must be connected together and connected to a bolt for earth. Đương nhiên những phần kim loại khác không liên quan đến sơ cấp và thứ cấp thì phải nối xuống đất nếu không muốn ăn sét hay tích điện cảm ứng từ đường dây.

Hy vọng mình đáp ứng các câu hỏi của bạn. Mình k0 thường xuyên vào đây nên một số trường hợp mình trả lời hơi muộn.

Cho em hỏi 1 vấn đề này...:
Về việc nối tắt nhị thứ mạch dòng e cũng hiểu sơ sơ. Nhưng trường hợp một cuộn có nhiều tỉ số gồm các đầu s1, s2, s3, s4. Khi dùng 1 tỷ số ta chỉ nối tải cho 2 đầu ví dụ s1 và s2. Các đầu còn lại ko nối gì. E mong các pro giải thích cho em được không ạ....

Cho em hỏi 1 vấn đề này...: Về việc nối tắt nhị thứ mạch dòng e cũng hiểu sơ sơ. Nhưng trường hợp một cuộn có nhiều tỉ số gồm các đầu s1, s2, s3, s4. Khi dùng 1 tỷ số ta chỉ nối tải cho 2 đầu ví dụ s1 và s2. Các đầu còn lại ko nối gì. E mong các pro giải thích cho em được không ạ....

Tốt nhất nên nối ngắn mạch 2 đầu chưa dùng đến đó lại bạn ạ. Chưa có vấn đề gì xảy ra là vì mạch từ của nó chưa bị bão hòa.

Tốt nhất nên nối ngắn mạch 2 đầu chưa dùng đến đó lại bạn ạ. Chưa có vấn đề gì xảy ra là vì mạch từ của nó chưa bị bão hòa.

có trường hợp dùng s1 và s3 nếu nối tắt s2, s4 thì ảnh hưởng đên 1 số vòng dây ở tỷ số đang dùng. E thấy các sơ đồ đấu mạch dòng hầu hết chỉ dùng 2 đầu, các đầu còn lại để trống mà chưa hiểu lắm.

có trường hợp dùng s1 và s3 nếu nối tắt s2, s4 thì ảnh hưởng đên 1 số vòng dây ở tỷ số đang dùng. E thấy các sơ đồ đấu mạch dòng hầu hết chỉ dùng 2 đầu, các đầu còn lại để trống mà chưa hiểu lắm.

Đúng rồi, nối ngắn mạch nếu chúng độc lập về điện với nhau, còn nếu sơ cấp là 1 cuộn rồi phân đoạn thì như bạn nói. Nếu bạn hiểu rõ tại sao hở mạch nguy hiểm cho người và TB thì như mình đã nói đó, chưa nguy hiểm vì mạch từ chưa bão hòa.

letrung553

05-03-2014, 13:59

Mình xin phép cung cấp cho các bạn một vài thông tin: - Biến dòng, hay TI hoặc CT: Nếu thứ cấp không sử dụng thì phải nối tắt. Đơn giản là nếu hở mạch, chúng ta coi như có 1 trở kháng rất lớn do đó điện áp về lý thuyết bằng vô cực. TI sẽ bị nổ nếu thứ cấp hở mạch. - Đối với TI ứng dụng đo lường, cần phải bảo vệ đầu cuối đo lường khi dòng sơ cấp tăng lên đột ngột. FS hay SF là viết tắt của Security Factor. FS = 5 hoặc 10 có nghĩa là khi dòng sơ cấp tăng lên gấp 5 hay 10 lần thì tại đó biến dòng bão hoà dẫn đến dòng thứ cấp không tăng theo dòng sơ cấp. Hệ số FS này được căn cứ theo thiết bị đo, là dòng mà tại đó thiết bị này không bị phá huỷ. - 0.5 FS 10 có nghĩa là cấp chính xác là 0.5 [ theo IEC 60044-1], FS = 10 - Biến điện áp, TU hay VT: Thứ cấp không được nối tắt, vì trong trường hợp nối tắt, dòng sơ cấp sẽ trở nên rất lớn dẫn đến cháy cuộn sơ cấp. Vì TU rất kín nên trong trường hợp đó, áp suất do nhiệt sinh ra sẽ làm TU nổ.

anh phú có sdt ko.cho em xin em có 1 số vấn đề về HTDĐ cần chỉ giáo.tks anh trước

cau tra loi qua xuat sac a Nguyễn Quang Phú ạh!a Phú vui long cho e hoi them ti dc ko?lam sao de kiem tra dc giá trị của biến dòng bảo vệ?vi dụ như: 5P10 chẳng hạn?

Cho mình hỏi: thế cách tính VA cho TU và TI như thế nào vậy? Ví dụ mình đọc thông số rơle P132: Measuring inputs Current Nominal current Inom: 1 and 5 A AC [adjustable] Nominal consumption per phase: < 0.1 VA at Inom Load rating: continuous: 4 Inom, for 10 s: 30 Inom, for 1 s: 100 Inom, Nominal surge current: 250 Inom Voltage Nominal voltage Vnom: 50 to 130 V AC [adjustable] Nominal consumption per phase: < 0.3 VA at Vnom = 130 V AC Load rating: continuous 150 V AC.

Thì P132 nó tiêu thụ 0.1VA cho mạch dòng và 0.3VA cho mạch áp. Rồi còn thêm thông số gì nữa k, chiều dài mạch nhị thứ...

Video liên quan

Chủ Đề