Bài tập lựa chọn dự an đầu tư theo npv

  • 1. ÁN ĐẦU TƯ: NPV hay IRR Trong việc thẩm định hiệu quả của một dự án đầu tư chúng ta có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong bài viết này, tác giả xin đưa một số ý kiến về việc sử dụng hai chỉ số IRR và NPV để đánh giá mức độ khả thi của một dự án đồng thời giới thiệu cách sử dụng hai hàm: NPV và IRR của MS Excel để tính toán các chỉ tiêu này một cách rất đơn giản với độ chính xác cao. 1. NPV và IRR: Khái niệm và ý nghĩa thực tiễn Trước nhất cần sơ lược về dòng tiền thuần của một dự án đầu tư: Dòng tiền thuần (CF) được hiểu là số tiền chêch lệch của toàn bộ các khoản thu vào và chi ra trong suốt vòng đời dự án. Năm 0 1 2 3 ......... n-1 Dòng tiền thuần -CF0 CF1 CF2 CF3 ......... CFn-1 - CF0: Thời điểm bỏ vốn đầu tư: thời điểm 0 - CFi (i=1..n): Dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra trong một kỳ được xác định ở thời điểm vào cuối kỳ đó Trong quá trình đầu tư sẽ xuất hiện dòng tiền chi ra và dòng tiền thu vào + Dòng tiền vào mang dầu dương (+) + Dòng tiền ra mang dấu âm (-) Việc xác định dòng tiền vào, dòng tiền ra của đầu tư là vấn đề phức tạp, nhất là việc xác định dòng tiền vào. Độ chính xác của việc xác định dòng tiền ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư. 1.1 NPV (Net Present Value): *Khái niệm: NPV là giá trị hiện tại thuần (hay còn gọi là: hiện giá thuần) của một khoản đầu tư. Đó chính là giá trị tại thời điểm hiện tại của toàn bộ dòng tiền thuần của một dự án. Công thức: Trong đó: Bt là dòng tiền thu vào tại năm thứ t Ct là dòng tiền chi ra tại năm thứ t r là tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư. Tỷ suất này có thể sử dụng là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư hay chi phí sử dụng vốn (thường được căn cứ vào lãi vay ngân hàng). * Về mặt ý nghĩa: Chỉ tiêu NPV được dùng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư về lý thuyết cũng như thực tiễn. + Nếu NPV > 0 thì: nếu các dự án là độc lập thì đều có thể chấp thuận. Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau và đều có thời gian hoạt động như nhau thì dự án nào có NPV lớn nhất sẽ được chọn. + Nếu NPV< 0 thì dự án không mang tính khả thi (loại bỏ) + Nếu NPV=0 thì tùy thuộc tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà nhà đầu tư có thể quyết định loại bỏ hay chấp nhận dự án. Chú ý: khi tính toán NPV (hiện giá thuần) không bao gồm vốn đầu tư bỏ ta ban đầu. Sau đó mới trừ đi vốn đầu tư ban đầu (gọi là
  • 2. chỉnh). 1.2 IRR (Internal Rate of Return) IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm củaphương trình NPV=0. Nói cách khác IRR chính là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV=0. Nói cách khác, IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. * Về mặt ý nghĩa: Khi chọn lựa dự án đầu tư căn cứ vào chỉ tiêu IRR thì: + Nếu IRR > r thì các dự án được chấp thuận (trong trường hợp các dự án độc lập). Giá trị càng lớn càng có lợi cho dự án, vì hạn chế được nhiều rủi ro do lạm phát. + Nếu các dự án loại trừ lẫn nhau thì dự án nào có IRR lớn nhất sẽ được chấp thuận. Để tính toán được IRR ta phải giải phương trình: Đây là một phương trình bậc cao, việc tính toán rất phức tạp. Thông thường người ta dùng phương pháp nội suy (chặn trên và chặn dưới r). 2. Ứng dụng MS Excel để tính toán NPV và IRR Phần mềm ứng dụng Excel là một công cụ tính toán rất mạnh và phổ biến, ngoài việc được sử dụng Excel để thiết lập và xử lý các bảng tính thông thường như ta đã biết, Excel còn được sử dụng để giải các bài toán phức tạp trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, thống kê, tài chính … liên quan đến phân phối xác suất, hồi quy, quy hoạch tuyến tính…., đơn giản nhất để minh họa đến điều này là việc sử dụng 2 hàm NPV() và IRR() để tính toán 2 chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư. 2.1 Hàm NPV() Cú pháp: = NPV(rate, value1, value2, ...) Rate : Tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư Value1, value2, ... : các ô có chứa số liệu dòng tiền vào ra, không bao gồm ô chứa giá trị vốn đầu tư ban đầu. 2.2 Hàm IRR() Cú pháp: = IRR(values, guess) Values : Là một mảng hoặc các tham chiếu đến các ô có chứa số liệu vốn đầu tư ban đầu và dòng tiền vào ra. Values phải chứa ít nhất 1 giá trị âm và 1 giá trị dương. Guess : Một tỷ lệ % ước lượng gần với kết quả của IRR(). Nếu bỏ qua, thì mặc định guess = 10%. 2.3. Ví dụ minh họa Có 2 dự án loại trừ lẫn nhau A và B, vốn đầu tư cho mỗi dự án là 100 triệu đồng. Chi phí sử dụng vốn của 2 dự án là 14%. Thời gian hoạt động của hai dự án đều là 3 năm và dự kiến thu nhập, chi phí như sau: ĐVT: triệu đồng Dự án Năm 1 Năm 2 Năm 3 A 20 120 140 B 100 31,25 131,25 Nếu là nhà đầu tư, bạn sẽ chọn dự án nào? Trên Excel ta lập bảng tính toán như sau:
  • 3. hàm tại các ô D18, D19, F20 (dự án A), G18, G19, G20 (dự án B): Kết quả: Nhận xét: Cả 2 dự án đều có NPV > 0 và IRR > 14%. Nếu 2 dự án độc lập với nhau thì nhà đầu tư sẽ chọn cả hai dự án để đầu tư. Nhưng ở đây chỉ được chọn một (do 2 dự án loaị trừ lẫn nhau), do vậy, nhà đầu tư chắc chắn sẽ lựa chọn dự án A vì cả 2 chỉ tiêu NPV (ở đây là
  • 4. điều chỉnh) và IRR đều lớn hơn chỉ tiêu của dự án B. - Chỉ tiêu NPV cho thấy mức sinh lợi hiện tại của dự án A lớn dự án B (NPVA > NPVB). - Chỉ tiêu IRR cho thấy dự án A ít rủi ro hơn dự án B (IRRA > IRRB). Ngoài ra, có trường hợp NPVA > NPVB nhưng IRRA < IRRB. Lúc bấy giờ, tùy theo tình hình thực tế mà nhà đầu tư ra quyết định lựa chọn dự án nào để đầu tư. Nếu là người mạo hiểm sẽ chọn dự án A, nếu là người thận trọng sẽ chọn dự án B.. Kết luận: - NPV cho ta thấy được mức sinh lời hiện tại của một khoản đầu tư trong tương lai; nhưng giả định trong trường tỷ suất r không đổi trong suốt thời gian đầu tư. Điều này khó có thể xảy ra trong thực tế, nhất là trong giai đoạn biến độngkhó lường của nền kinh tế trong và ngoài nước hiện nay. - IRR đo lường được mức độ rủi ro của khoản đầu tư trong tương lai. Vì ta đã ước lượng được một tỷ suất chi phí cao nhất mà dự án có thể chấp nhận để đạt đến hòa vốn (NPV=0). Do vậy, để đánh giá tính khả thi của dự án; nhà đầu tư nên xem xét cả hai chỉ tiêu này nhằm đảm bảo cả hai mặt: vừa đảm bảo sinh lời vừa hạn chế rủi ro trong tương lai. Chú ý: hàm NPV và IRR áp dụng cho các dòng tiền thu, chi theo định kỳ (tháng, quý, năm). Nếu các dòng tiền thu, chi xuất hiện không theo định kỳ ta sẽ sử dụng hàm XNPV và XIRR. Mặt khác, việc ứng dụng phần mềm bảng tính (Excel) để tính toán các chỉ tiêu tài chính, thống kê,... sẽ giúp cho công việc trở nên chính xác và rất đơn giản. Biến những con số khô khan và những phép tính phức tạp đi vào cuộc sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kedar N. Kohli (1993), Economic Analisys of Investment Project, Oxford University Press. 2. Vũ Công Ty (1996), "Phương pháp lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả trong doanh nghiệp", Nhà xuất bản Tài chính. 3. Đặng Cảnh Thạc - Trần Thanh Thái- Trần Thanh Phong (2004), "Ứng dụng MS Excel trong kinh tế", Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 4. Ngô Thị Thuận và đồng sự (2007), Giáo trình tin học ứng dụng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Minh Trực
  • 5. K có dự kiến đầu tư vào một dự án mới với nhu cầu vốn đầu tư là 10 tỷ đồng, trong đó: vốn lưu động thường xuyên cần thiết là 1 tỷ đồng, vốn đầu tư bỏ ra một lần theo phương thức chìa khóa trao tay. Thời gian đầu tư của dự án là 5 năm. Doanh thu hàng năm là 6 tỷ đồng, tổng chi phí hàng năm là 3 tỷ đồng (bao gồm cả khấu hao TSCĐ). Yêu cầu: Tính NPV và IRR của dự án trên. Biết rằng: Tỷ lệ chiết khấu là 15%. Thuế suất thuế TNDN là 25%. Cty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Bài 2: DN X đầu tư vào 1 dự án có vốn đầu tư ban đầu 10 tỷ, trong đó 9,5 tỷ là đầu tư vào máy móc thiết bị, còn lại bổ xung vốn lưu động. Dự kiến dự án sẽ tiến hành trong 5 năm. - DT thu được mỗi năm dự kiến là : 5,5 tỷ - Chi phí biến đổi : 2 tỷ mỗi năm - Chi phí cố định (không kể khấu hao) : 0,2 tỷ mỗi năm Biết : khi dự án kết thúc TSCĐ đem bán thu được 0,2 tỷ (sau khi trừ chi phí bán) Thuế suất thuế TNDN : 25%. TSCĐ khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Yêu cầu : 1, Tính NPV của dự án. Biết rằng tỉ suất sinh lời là 10%, có nên chấp nhận dự án này hay không ? 2, Tính tỉ suất hoàn vốn nội bộ của dự án, cho nhận xét. 3, Tính PI của dự án
  • 6. hiểu thì là như sau: 2/ I = 10 tỷ, trong đó nguyên giá TSCĐ là 9,5 tỷ => mức KH hằng năm = 9,5 tỷ/5= 1,9 tỷ dòng tiền: 1. đầu tư (I) năm 0: -10 tỷ 2. DT (R) Mỗi năm là 5,5 tỷ từ năm 1đến năm 5 3. CPHĐ(O)Mỗi năm là: 2 tỷ +0,2 tỷ+ 1,9 tỷ =4,1 tỷ từ năm 1 đến năm 5 4.EBIT = DT-CPHĐ 5. TTNDN = EBIT x 25% 6. Dòng tiền hoạt động (OEAT) = EBIT-TTNDN 7. KH hằng năm ( Dep) 8. Giá trị thanh lý TSCĐ vào năm thứ 5 = 0,2 x ( 1-25%)=0,15 tỷ 9. vốn luân chuyển = 0,5 tỷ 10. NCF = OEAT+Dep+GTTL TSCĐ+ VLC, năm 0 là 10 tỷ, từ năm 1 đến năm 4 là 2,95 tỷ, năm kết thúc dự án là 3,6 tỷ Mấy chỉ tiêu thì áp dụng công thức thôi. Còn bài 1 thì theo tớ vốn đầu tư 10 tỷ sẽ gồm 1 tỷ vốn luân chuyển và 9 tỷ đầu tư TSCĐ, khi đó Dep sẽ được tính dựa trên nguyên giá TSCĐ là 9 tỷ, tính dòng tiền như bt, chỉ có điều chi phí hoạt động không cộng Dep vào nữa, giá trị thanh lý TSCĐ là 9 tỷ x (1-25%). Đây là theo cách mình hiểu thôi, có gì sai thì bạn bỏ qua nhé E cảm ơn nhiều ! nhưng e đang thắc mắc phần tính chỉ tiêu Giá trị thanh lý TSCĐ, nếu bài ra mà cho giá trị thanh lý ước tính thì lấy giá trị thanh lý ước tính x (1-25%). Còn nếu bài ra mà ko có già trị thanh lý ước tính thì phải tính chỉ tiêu đó ntn ? Nêu lấy 9 tỷ x (1- 25%) = 6,75 tỷ. Như vậy giá trị thanh lý TSCĐ đến khi dự án kết thúc thì cao quá !!! Giúp e với... hjx Hehe, là như vậy, tớ không hiểu rõ lắm về thuật ngữ chìa khóa trao tay, vì thế có lẽ đã xác định nhầm, nếu như đề không cho giá trị thanh lý thì có nghĩa hình thức trên là đầu tư bằng máy móc nhà xưởng, nếu thế thì sẽ không có giá trị thanh lý TSCĐ, vậy bạn chỉ cần tính như bt là được. Không biết thế có đúng k nữa vâng em cảm ơn ! ko có ai biết thì đành làm theo cách bỏ qua chỉ tiêu đó vậy.
  • 7. nhuận thấp thế, thôi bỏ đi nuôi tôm lời tới 200% trong 4 tháng. Vừa ích nước vừa lợi nhà như tớ biết thì khi tính giá trị thanh lý phải so sanh với giá trị còn lại GTTL> GTCL : tức là có lãi , thuế TNDN phải nộp tăng thêm --> dòng tiền vào năm cuối của bạn sẽ giảm đi GTTL < GTCL: ngược lại còn như bài này, họ chỉ nói là ''khi dự án kết thúc TSCĐ đem bán thu được 0,2 tỷ (sau khi trừ chi phí bán)'', tức là KH hết rồi, gtri thu thanh lý của bạn là 0,2*0,75 Hi mọi người! Vân có thêm 1 chút ý kiến về 2 đề bài của bạn đưa ra nhé: 1. theo như đề bài bạn đưa ra thì cả 2 dự án đều kéo dài là 5 năm, hay nói chính xác hơn, thời điểm kết thúc dự án là sau 5 năm kể từ đầu tư ban đầu. 2. Khoản mục doanh thu và chi phí: doanh thu và chi phí hoạt động phát sinh ngay trong năm đầu tiên hay là những năm sau mới phát sinh? (đây cũng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bài toán). 3. Thời gian khấu hao: Câu 1: bạn nên xác định vốn đầu tư ban đầu là 10 tỷ bao gồm những gì? (chi phí máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí pháp lí, chi phí thuê mặt bằng, chi phí trước khai trương....) do mỗi loại chi phí, mỗi loại tài sản sẽ có 1 khung khấu hao riêng, tùy theo chuẩn mực kế toán tại nước sở tại, không áp dụng chung cho tất cả các khoản đầu tư Câu 2: đối với máy móc thiết bị, bạn cũng nên xác định lại thời giabn khấu hao (5 -7 năm). nếu là 5 năm, thì sau khi kết thúc dự án, phần thu nhập bạn nhận được khi thanh lí tài sản sẽ được tính là thu nhập khác và vẫn phải chịu thuế TNDN bình thường. Nếu thời gian khấu hao >5 năm, sau khi kết thúc dự án, bạn thanh lí lại tài sản, thì phải so sánh giữa giá trị còn lại và giá trị thanh lí để xác định mức lãi/lỗ, từ đó xác định mức thuế mà bạn phải chịu/ được khấu trừ đối với tài sản này. 4. Chi phí khấu hao: Phần chi phí này chỉ được sử dụng để tính kết quả hoạt động kinh doanh => thuế TNDN cần phải nộp. Chi phí KH sẽ không được tính trong báo cáo dòng tiền để tính các chỉ số NPV, IRR 5. Thuế TNDN: Bạn nên lập bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để xác
  • 8. trước thuế và các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp (nếu có) (nếu lợi nhuận trước thuế của Dn<0, Dn sẽ không phải đóng thuế, đồng thời, phần lỗ này sẽ được tính thành 1 khoản thuế TNDN được khấu trừ cho những năm sau, (theo luật VN, khoản khấu trừ này không quá 5 năm)). Nếu lợi nhuận trước thuế của DN tại 1 năm nào đó >0, thì cũng cần xem xét doanh nghiệp có được khấu trừ thuế từ những khoản thua lỗ trước đó hay không, sau khi trừ đi các khoản đc khấu trừ, mới nhân với thuế suất để được nghĩa vụ thuế phải nộp. Vân có 1 chút đóng góp như vậy, nếu có gì không chính xác thì mọi người cùng trao đổi thêm nhé.