Bao nhiêu ngày kể từ ngày 22 3 2023 năm 2024

Thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương từ ngày 30/3/2024 (Hình ảnh từ Internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 29/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

Thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương từ ngày 30/3/2024

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 95/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương như sau:

- Tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 95/2023/NĐ-CP.

- Hồ sơ đề nghị gồm:

+ Văn bản đề nghị nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức đề nghị; tên, người đại diện, trụ sở, cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; lý do và dự kiến thời điểm giải thể;

+ Bản kê khai tài sản, tài chính;

+ Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);

+ Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Tổ chức tôn giáo tự giải thể hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể có trách nhiệm đăng thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định sau đây:

+ Trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở trung ương đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh;

+ Trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở địa phương đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

- Thẩm quyền chấp thuận giải thể:

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Đối với tổ chức tôn giáo tự giải thể, thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 95/2023/NĐ-CP chấp thuận cho tổ chức giải thể là thời điểm tổ chức phải nộp lại bản chính quyết định công nhận tổ chức tôn giáo; giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc tổ chức đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

- Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc giải thể, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc và nộp lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 95/2023/NĐ-CP các văn bản sau đây:

+ Bản chính văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Bản chính văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp;

+ Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc thuộc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể;

+ Giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

- Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 95/2023/NĐ-CP.

Văn bản thông báo nêu rõ tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị; tên, người đại diện, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể; thời điểm giải thể.

Xem thêm Nghị định 95/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 30/3/2024.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

* Ngày 22/3/1947: Báo Vệ quốc quân ra số đầu tiên. Báo Vệ quốc quân là cơ quan tuyên truyền và giáo dục bộ đội của quân đội ta. Báo được phát hành hàng tuần.

Trong bài “Gửi Báo Vệ quốc quân”, ngày 27/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vệ quốc quân là quân đội của nhân dân, để bảo vệ đồng bào, giữ gìn Tổ quốc. Báo Vệ quốc quân là cốt để nâng cao tinh thần và kỷ luật của bộ đội”. (Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, t.1, tr.63)

Đến nǎm 1959, báo Vệ quốc quân và báo Quân du kích sáp nhập thành báo Quân đội nhân dân.

* Ngày 22/3/1950, từ chiến khu, Bác viết bài “Nước Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập của mình” (bằng tiếng Pháp), ký bút danh là DIN - Thư ký Mặt trận Liên - Việt gửi cho Bộ biên tập tuần báo “Vì một nền hòa bình lâu dài, vì một nền dân chủ nhân dân” là cơ quan ngôn luận của Cục Thông tin Quốc tế Cộng sản. Trong bài viết này, Người đã giới thiệu quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta từ năm 1940 đến năm 1950, sự can thiệp của bọn phản động quốc tế và những thất bại của chúng, những thắng lợi ngoại giao to lớn của nhân dân Việt Nam vừa giành được, đồng thời khẳng định quyết tâm và niềm tin tưởng của nhân dân ta vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình. Người khẳng định: “Để giành lại nền độc lập dân tộc và sự thống nhất đất nước của mình, nhân dân Việt Nam sẵn sàng đấu tranh 10 nǎm, 15 nǎm, 20 nǎm hoặc hơn nữa, nếu cần thiết!”.

* Ngày 22/3/1967, trên trang nhất, Báo Quân đội nhân dân số 2096 đã đăng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nội dung “Vì độc lập của Tổ quốc, vì nghĩa vụ đối với các dân tộc đang chống đế quốc Mỹ, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.

Cũng trên trang nhất số báo này, Báo Quân đội nhân dân có đăng toàn văn bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson. Bức thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với lời lẽ đanh thép đã nêu bật lập trường chính nghĩa và ý chí quyết chiến đấu cho độc lập, tự do và hòa bình thực sự của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, vạch trần bản chất xâm lược, hiếu chiến và thái độ ngoan cố, xảo quyệt của bọn cầm quyền Mỹ.

* Ngày 22/3/1973: Việt Nam và Vương quốc Bỉ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, chỉ hai tháng sau khi Hiệp định Paris được ký kết. Kể từ đó đến nay, quan hệ song phương giữa Việt Nam - Vương quốc Bỉ không ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, nhất là chính trị - ngoại giao, thương mại, nông nghiệp, giáo dục đào tạo, hợp tác khoa học - công nghệ, hợp tác phát triển... ở cả cấp liên bang, vùng và cộng đồng. Năm 2023, hai nước đã kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (22/3/1973 - 22/3/2023) với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa.

Sự kiện quốc tế

* Ngày 22/3/1955, để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, Đảng Nhân dân Lào (sau được đổi tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) được thành lập. Từ đó đến nay, trải qua 67 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã dẫn dắt nhân dân các dân tộc Lào giành được những thành tựu vô cùng to lớn trong công cuộc giải phóng, xây dựng và phát triển đất nước.

* Ngày 22/3: Ngày Nước Thế giới. Ngày nước Thế giới xuất hiện lần đầu tiên trong đề xuất tại “Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED)” năm 1992, diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1993 đã chính thức chọn ngày 22/3 làm ngày nước Thế giới.

Ngày nước Thế giới ra đời với mục tiêu hướng người dân trên toàn thế giới đến việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, khuyến khích người dân nâng cao nhận thức về giá trị của nước trong cuộc sống hàng ngày của con người cũng như bảo vệ môi trường sống quý giá của nhiều loài sinh vật cùng chung sống trên hành tinh Trái Đất./.