Các câu văn có biện pháp nhân hóa năm 2024

câu dùng biện pháp nhân hóa:

- ông mặt trời đang đạp xe lên đỉnh núi để bắt đầu một ngày mới.

- những chị mây vui đùa, rược đuổi nhau trên bầu trời

- trong vườn, anh ong,chị bướm rủ nhau hút mật, lấy phấn

- những cô hoa hồng khoe sắc, đón ánh nắng sớm

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 và Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 . Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Nhân hóa có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người.

Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

- Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

  1. Các hình thức nhân hóa
  1. Nhân hóa để tả hình dáng

VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.

  1. Nhân hóa để tả hoạt động

VD :

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm

( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

c, Nhân hóa để tả tâm trạng VD: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. d, Nhân hóa tả tính cách. VD: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. ( Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

3. Nội dung và một số biện pháp về dạy học dạng bài tu từ nhân hóa ở lớp 3.

3.1. Nắm vững các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa.

3.1.1. Bài tập nhận biết biện pháp tu từ nhân hóa.

Hình thức của dạng bài tập này thường là nêu ngữ liệu qua đoạn văn, câu thơ, câu văn...trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, từ đó hiểu được nhân hóa là gì.

Dạng bài tập này có thể chia thành các bài tập nhỏ như sau:

  1. Nhận diện (tìm) sự vật nhân hóa.

Kiểu bài tập này học sinh bước đầu nắm được nhân hóa là biện pháp gắn cho đồ vậy, cây cối, con vật...những tình cảm, đặc điểm, tính chất con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động. Đây là kiểu bài giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của biện pháp nhân hóa. Với yêu cầu tìm sự vật được nhân hóa. Những sự vật được đưa ra nhân hóa rất gần gũi, quen thuộc với các em, giúp các em dễ tưởng tượng hình ảnh của chúng.

Ví dụ: Bài: Đồng hồ báo thức (Luyện từ và câu tuần 23) Sách Tiếng Việt lớp 3 (tập 2).

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lỳ

Đi từng bước, từng bước

Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích

Rung một hồi chuông vang

Ở dạng bài tập này giáo viên cần giúp học sinh nhận diện tìm ra sự vật được nhân hóa trong đoạn thơ đó là mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ: Kim giờ, kim phút, kim giây (sự vật được nhân hóa) được gọi tên rất than mật (bác, anh, bé).

Kiểu bài tập này là bước quan trọng giúp học sinh xác đinh rõ sự vật được nhân hóa trong câu thơ, câu văn...

  1. Tìm từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa:

Đây là kiểu bài tập mà các sự vật được nhân hóa với những đặc điểm riêng của chúng.

Ví dụ: Bài: Đồng hồ báo thức (đã nêu ở trên).

Những sự vật (Kim giờ, kim phút, kim giây) được nhân hóa bằng cách nào?

Bác kim giờ....thận trọng...

Anh kim phút....lầm lỳ...

Bé kim giây tinh nghịch...

Kiểu bài tập này giúp học sinh tìm ra cách nhân hóa sự vật qua đặc điểm của chúng. Các sự vật được gọi tên thân mật với những đặc điểm riêng của chúng: Kim giây quay rất nhanh (tinh nghịch), kim giờ (quay chậm) thận trọng...

  1. Tìm các từ nhân hóa:

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường dùng tà nhân hóa như gọi tên các đồ vật, sự vật, loài vật những tự thân mật: Như bác (bác đồng hồ), anh (anh kim phút), bé (bé kim giây) hoặc các từ ngữ khác như: Tôi (Là bèo lục bình), tớ (là chiếc xe lu), chị (lúa), đàn cò (khiêng nắng), cô gió (chăn mây)....những từ ngữ đó giúp học sinh nhận ra sự phong phú, tinh tế của biện pháp tu từ nhân hóa.

3.1.2) Dạng bài tập vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

  1. Trước hết phải nói rằng việc nhận biết tác dụng của biện pháp nhân hóa là học sinh cảm nhận được cái hay của hình tượng được nhân hóa. Kiểu bài này mở ra cho học sinh có cách cảm thụ của riêng mình.

Ví dụ: Đoạn thơ

“Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông......” (Tiếng việt 3 - tập 2)

Trong những hình ảnh tả những sự vật được tả trong đoạn thơ trên cách gọi và tả chúng có gì hay? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Học sinh sẽ nêu được cụ thể các sự vật được miêu tả qua câu hỏi dẫn dắt của

giáo viên, đồng thời mỗi học sinh sẽ tự đưa ra hình ảnh mình thích qua cảm nhận của riêng mình.

Đây là loại bài tập kích thích sự tưởng tượng, luôn sáng tạo cho học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của biện pháp nhân hóa.

  1. Bài tập giúp học sinh đặt câu viết đoạn văn có dùng biện pháp tu từ nhân hóa.

Yêu cầu cao nhất mà học sinh phải thực hiện khi học về biện pháp tu từ nhân hóa là dung từ đặt câu viết đoạn văn có hình ảnh nhân hóa (nhất là văn miêu tả). Dạng bài này ở phần cuối chương trình “Luyện từ và câu” lớp 3 mới yêu cầu học sinh thực hiện vì đây là dạng bài tập khó. Với những kiến thức học sinh đã được học qua các hình ảnh cảm nhận ỏ bài tập thực hành học sinh sẽ tập viết đoạn văn có dùng biện pháp nhân hóa.

Ví dụ: Tiết “Luyện từ và câu” ở tuần 33 (Sách Tiếng Việt 3 - tập 2).

Đọc và trả lời câu hỏi:

  1. Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

  1. Cơn giông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường...Cây gạo rất thảo và rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Bài tập 1: Cho học sinh đọc đoạn văn thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi.

  1. Những sự vật nào được nhân hóa? (Mầm cây, hạt mưa, cây đào)

Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng cách nào? (Dùng từ ngữ chỉ bộ phận của người, đặc điểm của người để nói về cây...).

Ở câu b: Các sự vật cơn giông, lá cây, cây...được nhân hóa.

Qua tìm hiểu ở bài tập 1 giáo viên hướng dẫn học sinh làm bái tập 2

- Viết đoạn văn ngắn (4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để miêu tả bầu trời buổi sớm hoặc một vườn cây. Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi gợi ý để học sinh thực hiện yêu cầu bài tập như sau:

- Cho học sinh thảo luận nhóm tìm ra những từ ngữ để tả bầu trời. Học sinh thảo luận nhóm để các em tự giúp nhau chọn cách diễn đạt đúng nhất cảm nhận của mình.

Ví dụ: Học sinh có thể tìm ra các từ để tả bầu trời như: xanh ngắt, xám xịt, trong vắt, đen kịt, đỏ ửng, vàng thẫm.. Màu sắc của mặt trời: đỏ, đỏ rực, đỏ ối, đỏ chói, đỏ ửng, đỏ quạch... Sau đó, các em có thể đặt câu, viết thành đoạn văn theo yêu cầu.

- Để tả vườn cây, học sinh có thể thực hiện theo yêu cầu như trên.

Ví dụ: Tả vườn cây ở nhà em hoặc một vườn cây mà em biết.

Học sinh thảo luận nhóm tìm ra những từ ngữ để tả thân cây,cành cây,lá cây...qua hệ thống câu hỏi:

- Vườn cây có những loại cây nào? (Nêu vài loài cây tiêu biểu).

- Các bộ phận của cây (Thân, cành, lá) ra sao?

- Những từ ngữ nào có thể dùng để miêu tả?

(Dùng các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con người)

- Gọi sự vật bằng các từ dùng để gọi người (anh, bác, chú...tùy theo đặc điểm của sự vật để gọi).

- Tử tính nết, hoạt động của sự vật bằng các từ ngữ dùng để tả người.

- Nói chuyện với sự vật thân mật như nói với người.

Trên cơ sở những gợi ý, hướng dẫn học sinh sẽ viết tốt đoạn văn theo yêu cầu đề ra.

3.2) Hướng dẫn tổ chức dạy học các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa.

Việc tổ chức dạy học các dạng bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa ở lớp 3 thông thường được thực hiện theo các trình tự:

Bước 1: Nhận diện bài tập. Một học sinh đọc thành tiếng toàn bộ bài tập, cả lớp vừa nghe vừa theo dõi bài tập trong sách giáo khoa để nhận diện ra hình ảnh nhân hóa, sự vật nhân hóa có trong câu văn, câu thơ.

Bước 2: Phân tích bài tập. Sau khi đã nhận ra hiện tượng hình ảnh nhân hóa có chứa trong câu văn câu thơ, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích một trường hợp để tìm ra các yêu cầu của bài tập.

Bước 3: Hướng dẫn bài làm. Học sinh sau khi đã tìm ra được dạng bài thì tự phân tích để hiểu bài tập rồi trình bày bài làm theo ý hiểu của mỗi học sinh.

Ở bước này học sinh phải tự giác, tích cực chủ động để làm bài tập. Đối với những bài tập từ đó tìm cách giải tiếp các phần còn lại.

Ở phần này đối với nhứng bài tập khó giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, liên kết đồng đội để tìm ra kết quả đúng.

Bước 4: Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá kết quả của bài tập để các em nhớ lại một lần nữa kiến thức đã học. Để học sinh có thể tự đánh giá giáo viên cần nêu các tiêu chuẩn để yêu cầu từng học sinh đánh giá bài mình hoặc bài của bạn theo chuẩn đã nêu.

Ở phần bài tập dạng trên, giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi theo nhiều hình thức như nhóm đôi, tổ, thi tiếp sức... để tìm ra kết quả, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trình bày theo bảng sau:

Ví dụ: Bài ''Đồng hồ báo thức

  1. Sự vật được nhân hóa
  1. Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa

Kim giờ

(bác) thận trọng, nhích từng li, từng li

Kim phút

(anh) lầm lì, đi từng bước, từng bước

Kim giây

(bé) tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng

4. Một số bài tập về nhân hóa

Bài 1:

Đọc đoạn thơ sau rồi tìm từ ngữ trong đoạn đó để điền vào từng ô trống cho phù hợp:

Con đường làng

Vừa mới đắp

Xe chở thóc

Đã hò reo

Nối đuôi nhau

Cười khúc khích

Tên vật được tả như người

Từ ngữ tả hoạt động của vật như hoạt động của người

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

Bài 2

Chép những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của người vào chỗ trống:

Em nằm trên chiếc võng

Êm như tay bố nâng

Đung đưa chiếc võng kể

Chuyện đêm bố vượt rừng

……………………………………………

……………………………………………

Bài 3:

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ;

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió;

Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre.”

~ Phạm Tiến Duật ~

  1. Những con vật nào đã được nhân hoá?

Trả lời:

- Những con vật đã được nhân hoá:……………………………………………

  1. Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ nào?

Trả lời:

- Chúng được nhân hoá bằng các từ ngữ :…………………………………….

Bài 4:

Trong các đoạn thơ dưới đây, những sự vật nào được nhân hoá? Em hãy tìm các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá:

Sự vật được nhân hoá

Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hoá

A Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường.

Cỏ gà rung tai

Nghe

Bụi tre

Tần ngần

Gỡ tóc

Hàng bưởi

Đu đưa

Bế lũ con

Đầu tròn

Trọc lốc.

Cây dừa

Sải tay

Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa.

B Nhảy ra ngoài vỏ bao

Que diêm trốn đi chơi

Huyênh hoang khoe đầu đỏ

Đắc chí nghênh ngang cười

Bài 5:

Đọc đoạn thơ sau rồi điền vào ô trống các từ ngữ thích hợp trong đoạn thơ trên

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Từ ngữ chỉ sự vật được coi như người

Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được chỉ cho sự vật

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Bài 6:

Hãy sử dụng cách nói nhân hoá để diễn đạt những ý nghĩa dưới đây cho sinh động.

  1. Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng

Mẫu: Bác cần trục vươn cánh tay bốc dỡ hàng ở bến cảng

  1. Mấy con chim hót ríu rít trên cành....…………………………………………

Bài 7: Đọc những dòng thơ sau rồi:

  1. Điền vào chỗ trống từ ngữ chỉ các sự vật được nhân hoá.
  1. Gạch chân các từ ngữ chỉ đặc điểm và chỉ hoạt động của người được lấy để tả đặc điểm và hoạt động của sự vật.

1. Phì phò như bễ

Biển mệt thở rung

Trả lời: Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá là:……………………………………

2. Ngàn con sóng khoẻ

Lon ta lon ton

Trả lời: Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá là:…………………………………

Bài 8: Gạch dưới các từ ngữ tả đặc điểm và hoạt động của vật như tả người trong đoạn văn sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim…Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội xuân đấy.