Các dạng bài tập của hai mặt phẳng vuông góc

Để chứng minh hai mặt phẳng [P] và [Q] vuông góc với nhau ta sẽ chứng minh

+ Một đường thẳng d nằm trong mặt phẳng [P] vuông góc với mặt phẳng [Q] hoặc ngược lại, một đường thằng nào đó nằm trong mặt phẳng [Q] và vuông góc với mặt phẳng [P].

+ Góc giữa hai mặt phẳng [P] và [Q] bằng 90°.

Bài tập chứng minh hai mặt phảng vuông có đáp án chi tiết

Bài tập 1: Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác ABC vuông tại B và $SA\bot [ABC].$

a] Chứng minh $[SBC]\bot [SAB]$

b] Gọi AH và AK lần lượt là đường cao trong tam giác SAB và SAC. Chứng minh $[SBC]\bot [AKH].$

c] Gọi D là giao điểm của HK và BC. Chứng minh $[SAD]\bot [SAC]$

Lời giải chi tiết

a] Do $SA\bot [ABC]\Rightarrow SA\bot BC$

Tam giác ABC vuông tại B nên $AB\bot BC$

Do đó $BC\bot [SAB]\Rightarrow [SBC]\bot [SAB]$

b] Ta có: $BC\bot [SAB]\Rightarrow BC\bot AH$

Mặt khác $AH\bot SC\Rightarrow AH\bot [SBC]\Rightarrow [AHK]\bot [SBC]$

c] Ta có: $AH\bot [SBC]\Rightarrow AH\bot SC$

Mặt khác $AK\bot SC\Rightarrow SC\bot [AHK]$ hay $SC\bot [AKD]$

Suy ra $AD\bot SC$ mà $SA\bot AD\Rightarrow AD\bot [SAC]$

Do vậy $[SAD]\bot [SAC]$

Bài tập 2: Cho tứ diện ABCD có cạnh AB vuông góc với mặt phẳng [BCD]. Trong tam giác BCD vẽ các đường cao BE và DF cắt nhau tại O. Trong mặt phẳng [ACD] vẽ DK vuông góc với AC tại K. Gọi H là trực tâm của tam giác ACD.

a] Chứng minh mặt phẳng [ADC] vuông góc với mặt phẳng [ABE] và mặt phẳng [ADC] vuông góc với mặt phẳng [DFK]

b] Chứng minh OH vuông góc với mặt phẳng [ACD]

Lời giải chi tiết

a] Ta có: $\left\{ \begin{array}  {} BE\bot CD \\  {} AB\bot CD \\ \end{array} \right.\Rightarrow CD\bot [ABE]$

mà $CD\subset \left[ ADC \right]\Rightarrow \left[ ADC \right]\bot \left[ ABE \right]$

Lại có: $\left\{ \begin{array}  {} DF\bot BC \\  {} DF\bot AB \\ \end{array} \right.\Rightarrow DF\bot [ABC]\Rightarrow DF\bot AC$

Mặt khác $DK\bot AC\Rightarrow AC\bot [DKF]\Rightarrow [ACD]\bot [DFK]$

b] Do $CD\bot [ABE]\Rightarrow CD\bot AE$

Ta có : $\left\{ \begin{array}  {} [ACD]\bot [ABE] \\  {} [ACD]\bot [DFK] \\  {} OH=[ABE]\cap [DFK] \\ \end{array} \right.\Rightarrow OH\bot [ACD]$

Bài tập 3: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O cạnh a và BD = a. Biết cạnh $SA=\frac{a\sqrt{6}}{2}$và vuông góc với mặt phẳng [ABCD]. Chứng minh rằng:

a] $[SAC]\bot [SBD]$

b] $[SCD]\bot [SBC]$

Lời giải chi tiết

a] Do $SA\bot [ABCD]\Rightarrow SA\bot BD$

Mặt khác ABCD là hình thoi nên $AC\bot BD$

Do đó $BD\bot [SAC]\Rightarrow [SBD]\bot [SAC]$

b] Dựng $OH\bot SC$

Do $BD\bot [SAC]\Rightarrow BD\bot SC$

Suy ra $SC\bot [DHB]$

Như vậy $\widehat{DHB}$là góc giữa hai mặt phẳng [SCD] và [SBC]

Tam giác ABD đều cạnh a nên $AO=\frac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow AC=a\sqrt{3}$

Dựng $AK\bot SC\Rightarrow AK=\frac{SA.OC}{\sqrt{S{{A}^{2}}+O{{C}^{2}}}}=a\Rightarrow OH=\frac{AK}{2}=\frac{a}{2}$

Tam giác DHB có đường trung tuyến$HO=\frac{1}{2}BD=\frac{a}{2}\Rightarrow \Delta DHB$ vuông tại H hay $\widehat{DHB}={{90}^{\circ }}$

Do đó $[SCD]\bot [SBC]$

Bài tập 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, biết AB = a, $AD=a\sqrt{2}$, SA = a và $SA\bot [ABCD]$. Gọi M là trung điểm của AD, I là giao điểm của BM và AC. Chứng minh rằng $[SAC]\bot [SMB]$

Lời giải chi tiết

Ta có: $\tan \widehat{CAD}=\frac{CD}{AD}=\frac{a}{a\sqrt{2}}=\frac{1}{\sqrt{2}}$

Mặt khác $\tan \widehat{AMB}=\frac{AB}{AM}=\frac{a}{\frac{a\sqrt{2}}{2}}=\sqrt{2}$

Do $\tan \widehat{CAD}=\cot \widehat{AMB}\Rightarrow \widehat{CAD}+\widehat{AMB}={{90}^{\circ }}$

Suy ra $\widehat{AIM}={{90}^{\circ }}\Rightarrow AC\bot BM$tại I

Mặt khác $SA\bot [ABCD]\Rightarrow SA\bot BM$

Do đó $BM\bot [SAC]\Rightarrow [SMB]\bot [SAC]$

Bài tập 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a, tam giác SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi H là trung điểm của AB. Biết $SA=SB=a\sqrt{2}$

a] Chứng minh rằng $SH\bot \left[ ABCD \right]$

b] Chứng  minh tam giác SBC vuông.

c] Chứng minh $[SAD]\bot [SAB];[SAD]\bot [SBC].$

Lời giải chi tiết

a] Do ∆SAB cân tại S nên đường trung tuyến đồng thời là đường cao suy ra $SH\bot AB$

Mặt khác $\left\{ \begin{array}  {} [SAB]\bot [ABCD] \\  {} AB=[SAB]\bot [ABCD] \\ \end{array} \right.\Rightarrow SH\bot [ABCD]$

b] Do $SH\bot [ABCD]\Rightarrow SH\bot BC$

Mặt khác $BC\bot AB\Rightarrow BC\bot [SAB]\Rightarrow \Delta SBC$vuông tại B.

c] Tương tự câu b ta chứng minh được $AD\bot [SAB]$ suy ra $[SAD]\bot [SAB]$

Mặt khác $S{{A}^{2}}+S{{B}^{2}}=A{{B}^{2}}=4{{a}^{2}}\Rightarrow \Delta SAB$vuông tại S $\Rightarrow SA\bot SB$

Lại có: $AD\bot [SAB]\Rightarrow AD\bot SB\Rightarrow SB\bot [SAD]\Rightarrow [SBC]\bot [SAD]$

Bài tập 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Mặt bên SAD là tam giác cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi M,  N, P lần lượt là trung điểm của SB, BC và CD.

a] Chứng minh $[SAD]\bot [SAB]$

b] Chứng minh $AM\bot BP$ và $[SBP]\bot [AMN]$

Lời giải chi tiết

a] Gọi H là trung điểm của AD

Do ∆SAD cân tại S nên đường trung tuyến đồng thời là đường cao suy ra $SH\bot AD$

Mặt khác $\left\{ \begin{array}  {} [SAD]\bot [ABCD] \\  {} AD=[SAD]\bot [ABCD] \\ \end{array} \right.\Rightarrow SH\bot [ABCD]$

Khi đó $\left\{ \begin{array}  {} SH\bot AB \\  {} AB\bot AD \\ \end{array} \right.\Rightarrow AB\bot [SAD]\Rightarrow [SAB]\bot [SAD]$

b] Ta có: $\left\{ \begin{array}  {} MN//SC \\  {} AN//HC \\ \end{array} \right.\Rightarrow [AMN]//[SHC]$

Dễ thấy $tan\widehat{BPC}=2;\tan \widehat{HCD}=\frac{1}{2}\Rightarrow \widehat{BPC}+\widehat{HCD}={{90}^{\circ }}\Rightarrow HC\bot BP$

Mặt khác $SH\bot BP\Rightarrow BP\bot [SHC]$

Mà $[AMN]//[SHC]\Rightarrow BP\bot [AMN]\Rightarrow \left\{ \begin{array}  {} [SBP]\bot [AMN] \\  {} BP\bot AM \\ \end{array} \right.$

Bài tập 7: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, $SA\bot [ABCD]$

a] Chứng minh $[SAC]\bot [SBD]$

b] Chứng minh $[SAD]\bot [SCD]$

c] Gọi BE và DF là đường cao trong tam giác SBD. Chứng minh rằng $[ACF]\bot [SBC];[AEF]\bot [SAC]$

Lời giải chi tiết

a] Ta có: ABCD là hình vuông nên $AC\bot BD$

Mặt khác $SA\bot [ABCD]\Rightarrow SA\bot BD$

Do đó $BD\bot [SAC]\Rightarrow [SBD]\bot [SAC]$

b] Ta có : $\left\{ \begin{array}  {} AD\bot AB \\  {} AD\bot SA \\ \end{array} \right.\Rightarrow AD\bot [SAB]$

Do đó $[SAD]\bot [SAB]$

c] Ta có : $AD\bot [SAB]\Rightarrow AD\bot SB$

Mặt khác $DF\bot SB\Rightarrow [ADF]\bot SB\Rightarrow AF\bot SB$

Lại có : $\left\{ \begin{array}  {} BC\bot AB \\  {} BC\bot SA \\ \end{array} \right.\Rightarrow BC\bot [SAB]\Rightarrow BC\bot AF$

Do đó $AF\bot [SBC]\Rightarrow [ACF]\bot [SBC]$

Dễ thấy tam giác SBD cân tại S có 2 đường cao BE và DF nên EF//BD

Mặt khác $BD\bot [SAC]$[Chứng minh ở câu a] suy ra $EF\bot [SAC]\Rightarrow [\text{AEF]}\bot [SAC]$

Cách khác: Ta có $AF\bot [SBC]\Rightarrow AF\bot SC$

Chứng minh tương tự ta cũng có: $AE\bot SC$ suy ra $SC\bot [AEF]\Rightarrow [SAC]\bot [AEF]$

Bài tập 8: Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ BB’ và CC’ cùng vuông góc với [ABC].

a] Chứng minh $[ABB']\bot [ACC']$

b] Gọi AH, AK là các đường cao của ∆ABC và ∆AB’C’. Chứng minh [BCC’B’] và [AB’C’] cùng vuông góc với [AHK].

Lời giải chi tiết

a] Ta có: $CC'\bot [ABC]\Rightarrow CC'\bot AB$

Mặt khác $AB\bot AC\Rightarrow AB\bot [ACC']\Rightarrow [ABB']\bot [ACC']$

b] Do $AH\bot BC,BB'\bot [ABC]\Rightarrow BB'\bot AH$

Suy ra $AH\bot [BCC'B']\Rightarrow [AHK]\bot [BCC'B']$

Mặt khác $AH\bot [BCC'B']\Rightarrow AH\bot B'C'$

Lại có: $AK\bot B'C'\Rightarrow B'C'\bot [AHK]\Rightarrow [AHK]\bot [AB'C']$

Bài tập 9: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông tại B với AB = a; BC = $a\sqrt{3}$, cạnh bên CC’ = 2a. Điểm M là trung điểm của cạnh AA’.

a] Chứng minh $[ABB'A']\bot [BCC'B']$ và $BM\bot C'M$

b] Tính cosin góc giữa mặt phẳng [BMC’] và mặt đáy [ABC]

Lời giải chi tiết

a] Ta có: ABC.A’B’C’ là lăng trụ đứng nên $BB'\bot AB$

Mặt khác ∆ABC là tam giác vuông tại B nên $AB\bot BC$

Do đó $AB\bot [BCC'B']\Rightarrow [ABB'A']\bot [BCC'B']$

$\begin{array}  {} BM=\sqrt{A{{B}^{2}}+A{{M}^{2}}}=a\sqrt{2};BC'=\sqrt{B{{C}^{2}}+CC{{'}^{2}}}=a\sqrt{7}; \\  {} C'M=\sqrt{A'C{{'}^{2}}+A'{{M}^{2}}}=a\sqrt{5} \\ \end{array}$

Do $C'{{M}^{2}}+M{{B}^{2}}=BC{{'}^{2}}\Rightarrow \Delta BMC'$ vuông tại M hay $BM\bot C'M$

b] Diện tích tam giác ABC là ${{S}_{ABC}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{2}$

Diện tích tam giác MBC’: ${{S}_{MBC'}}=\frac{1}{2}MB.MC'=\frac{a\sqrt{10}}{2}$

Gọi φ là góc giữa mặt phẳng [BMC’] và mặt đáy [ABC]

Do ∆ABC là hình chiếu vuông góc của tam giác MB’C’ trên mặt phẳng [ABC] nên:

${{S}_{ABC}}={{S}_{MBC'}}cos\varphi \Rightarrow cos\varphi =\frac{{{S}_{ABC}}}{{{S}_{MBC'}}}=\sqrt{\frac{3}{10}}$

Video liên quan

Chủ Đề