Cao su RSS3 là gì

Chế biến mủ tờ. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hải

RSS là một loại sản phẩm cao su sơ chế được viết bởi thuật ngữ tiếng Anh: Rubber Smoke Sheet. RSS được xếp theo chất lượng giảm dần từ RSS1, RSS2, RSS3, RSS4, RSS5. Phân hạng tờ xông khói được thực hiện bằng phương pháp ngoại quan: Loại RSS1 [không có bọt, không bụi, không vết dơ]. Loại RSS2 [bọt nhỏ, không bụi, không vết dơ]. Loại RSS 3,4,5 [số bọt nhiều dần nhưng không bụi, không vết dơ].

Theo TCVN 3769:2016 Cao su thiên nhiên SVR – Quy định kỹ thuật, được ban hành vào tháng 12/2016 và theo công văn số 30/VCS-QLCL ngày 10/1/2017 của Viện Nghiên cứu Cao su VN về TCVN3769:2016 và yêu cầu kỹ thuật với RSS, nhận định rằng cao su RSS là cấp hạng phụ của SVR5.

Ông Trần Minh – Trưởng Ban Công nghiệp VRG, cho biết: Cao su tờ RSS là cao su không định chuẩn, được sản xuất theo tiêu chuẩn Green Book. Điều này Tập đoàn đã chuẩn hóa thành Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 105:2009 Cao su tờ xông khói Quy định kỹ thuật được ban hành năm 2009. TCVN 3769 được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ISO 2000 của quốc tế, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cho cao su SVR [cao su định chuẩn] thông qua 8 chỉ tiêu: tro, nito, bẩn, bay hơi, P0, PRI, màu, độ nhớt.

TCVN 3769:2004 được xây dựng trên tiêu chuẩn ISO 2000:2003; trong ISO 2000:2003 không có một quy định nào cho cao su RSS, nhưng vào thời điểm đó TCVN 3769:2004 lại quy định cao su RSS là cấp hạng phụ cho SVR5, điều này làm một số đơn vị ngộ nhận phải kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phân hạng mủ tờ RSS theo tiêu chuẩn của SVR5. Trong khi thực tế là RSS được phân hạng theo TCCS105:2009 hoặc Green Book. Mặc khác, mủ tờ RSS không thể là cấp hạng phụ cho SVR5 được vì đây là 2 chủng loại cao su theo 2 quy trình công nghệ chế biến khác nhau hoàn toàn, cao su SVR5 theo công nghệ mủ cốm được định chuẩn theo TCVN 3769, trong khi RSS theo công nghệ xông khói, được phân hạng theo Green Book.

Ngoài ra, khi RSS là cấp hạng phụ của SVR5 thì phải lấy mẫu để kiểm tra chất lượng theo TCVN 3769, khi đó làm tăng giá thành sản phẩm vì phải tính thêm chi phí kiểm phẩm và phải trích một phần sản lượng chế biến cho công tác kiểm phẩm.

TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận, kết luận: “Thực tế từ trước đến nay, mủ tờ RSS được đánh giá phân hạng theo Green Book [hoặc TCCS 105:2009 của Tập đoàn]. Trong trường hợp đặc biệt, khi khách hàng có yêu cầu về chất lượng thì nhà sản xuất kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng để cung cấp cho khách hàng mà không phát hành chứng chỉ kiểm phẩm. Các thông tin về yêu cầu kỹ thuật này không làm cơ sở để phân cấp hạng cho sản phẩm RSS. TCVN 3769:2016 được xây dựng trên tiêu chuẩn ISO 2000:2014; trong ISO 2000:2014 cũng không có một quy định nào cho cao su RSS, vì vậy trong TCVN 3769:2016 không quy định cao su RSS là cấp hạng phụ cho SVR5 là hoàn toàn phù hợp, mà thay vào đó đưa chủng loại SVR 5S là cấp hạng phụ cho SVR5”.

Trần Huỳnh

Hợp đồng tương lai Cao su RSS3 OSE [Mã hàng hóa: TRU] và Hợp đồng tương lai Cao su TSR20 SICOM [Mã hàng hóa: ZXT] đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của Nhà đầu tư Nhóm Nguyên liệu công nghiệp trên Thị trường Giao dịch Hàng hóa trong thời gian qua. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về về Cao su cũng như hai loại hợp đồng này!

Tình hình phát triển của sản xuất và kinh doanh Cao su

Giá trị của cao su

Cao su là một nguyên liệu công nghiệp được tạo ra từ mủ cao su. Cây cao su được trồng tại các rừng mưa nhiệt đới ở Brazil. Các người dân bản địa đã sử dụng cao su để tạo ra những quả bóng nảy, keo dán, và dép cao su từ rất lâu về trước. Tuy nhiên, phát hiện về quá trình cao su lưu hóa của Charles Goodyear vào năm 1839 đã giúp cao su từ vật liệu thủ công thành một sản phẩm đột phá của Thời đại Công nghiệp.

Vào cuối những năm 1800, Cao su đã trở thành một vật liệu thiết yếu để sản xuất lốp xe, miếng đệm, ống mềm, thảm sàn và các vật liệu ô tô khác. Ứng dụng của cao su ngày càng phổ biến hơn bắt đầu vào thế kỷ 20.

Sự phát triển của ngành công nghiệp cao su

Hầu hết Cao su tự nhiên được sản xuất từ mủ cao su của cây cao su đều bắt nguồn từ Brazil. Mặc dù một số cây khác cũng tiết ra mủ khi vỏ cây bị cắt nhưng chỉ có mủ cao su từ cây cao su mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù cây cao su có nguồn gốc từ Brazil nhưng hầu hết chúng lại chỉ được trồng nhiều tại các nước châu Á.

Tuy nhiên, Thế chiến II đã làm thay đổi lớn đến nền công nghiệp cao su. Vì Nhật Bản là nước sản xuất Cao su nhiều nhất trên thế giới nên Mỹ đã tìm kiếm các nguồn cung cấp cao su ở các nước khác. Đặc biệt, để không phụ thuộc vào nguồn cung cao su từ Nhật Bản, các tập đoàn cao su của ngành công nghiệp Mỹ đã thực hiện nhiều phương án, và không ngừng tìm kiếm các nguồn cung cấp cao su khác. Cuối cùng, Mỹ đã phát triển thành công Cao su tổng hợp được sản xuất từ các sản phẩm dầu mỏ. Đến năm 1964, Cao su tổng hợp chiếm khoảng 70% thị trường Cao su toàn cầu.

Sau đó, lệnh cấm vận dầu mỏ của OPEC năm 1973 đã làm gián đoạn cho ngành cao su. Giá dầu tăng làm giá Cao su tổng hợp tăng theo.

Đến năm 1993, nhu cầu tiêu thụ Cao su tự nhiên đã tăng lên 39 % thị phần tiêu thụ cao su của Mỹ. Ngày nay, cả cao su tự nhiên và cao su tổng hợp đều được sử dụng để sản xuất lốp ô tô và nhiều sản phẩm công nghiệp khác.

Quá trình sản xuất Cao su tự nhiên

Nhiều nông dân trồng cây Cao su bằng cây cọ dầu vì cả hai đều cần trồng sâu xuống mặt đất, nhiệt độ ổn định và đòi hỏi đất phải có độ ẩm kéo dài liên tục. Cây cao su sẽ được trồng thành hàng và giữa hai cây phải có độ rộng tối thiểu để cây nhận được nguồn ánh sáng tối ưu để phát triển. Chồi sẽ phát triển thành thân, từ thân sẽ phát triển ra các cành cây. 

Sau năm đầu tiên, nếu cây không phát triển thì người nông dân sẽ phải thay thế bằng cây con mới. 

Từ năm thứ 5 đến năm thứ 7, cây Cao su phát triển và có thể tiến hành khai thác lấy mủ. Quá trình khai thác này sẽ tiếp tục được khai thác trong 20 đến 30 năm nữa.

Trong quá trình khai thác, người nông dân sẽ sử dụng một con dao đặc biệt để rạch một đường rộng hình chữ V trong vỏ cây và thu hoạch mủ chảy ra từ cây. Sau đó, mủ Cao su được lọc và rửa rồi kết hợp với axit làm cho các hạt đông lại.

Top 10 quốc gia sản xuất Cao su tự nhiên lớn nhất Thế giới

  • Thái Lan
  • Indonesia
  • Malaysia
  • Ấn Độ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Philippines
  • Bờ Biển Ngà
  • Guatemala
  • Brazil

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Cao su

Cung và cầu toàn cầu

Cây Cao su thường có chu kỳ sinh trưởng dài, do đó, người trồng phải dự đoán thời điểm nào nhu cầu tiêu thụ Cao su nhiều để tiến hành trồng vụ mùa. Tăng trưởng kinh tế mạnh có thể ảnh hưởng đến quyết định trồng Cao su của nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình chờ cây Cao su thu hoạch, điều kiện kinh tế có thể đã thay đổi. Do đó, tình hình kinh tế thay đổi có thể dẫn đến thiếu hụt nguồn cung Cao su.

Nhu cầu sử dụng ô tô

Sản xuất ô tô là ngành có nhu cầu sử dụng đến 75% lượng Cao su trên thế giới. Không chỉ lốp xe ô tô, các nhà sản xuất ô tô cũng sử dụng Cao su trong nhiều bộ phận khác của xe ô tô như túi khí, thảm. Do đó, nhu cầu sử dụng ô tô là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá Cao su. Trung Quốc là thị trường có doanh số bán xe ô tô lớn nhất thế giới đến năm 2015, đây cũng là thị trường tăng trưởng nhu cầu sử dụng ô tô nhất trên thế giới.

Giá dầu thô

Giá dầu thô tăng làm cho giá Cao su tổng hợp đắt hơn so với giá Cao su tự nhiên. Do đó, các thông tin về chính trị hay chính sách khai thác dầu mỏ của khối OPEC có khả năng ảnh hưởng đến giá cao su tổng hợp.

Chính sách thương mại

Cao su được tập trung sản xuất ở các nước Châu Á. Do đó, các nước sản xuất Cao su lớn trên thế giới như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thành lập Hội đồng Cao su để đưa ra các chính sách trong ngành Công nghiệp Cao su. Do đó, quyết định về chính sách từ các nước trên có thể tác động đến nguồn cung và giá cả của Cao su.

Đầu tư giao dịch Cao su trong Thị trường Giao dịch Hàng hóa

Giao dịch Hàng hóa là gì?

Giao dịch hàng hoá là hình thức mua – bán một khối lượng hàng hóa ở mức giá xác định và hàng hóa sẽ được giao dịch trong tương lai trên sàn giao dịch hàng hóa và được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam điều hành, quản lý. Đây là thị trường 2 chiều [mua-bán] giúp tiền về túi người tham gia dù cho thị trường có đi lên hay đi xuống và khác với chứng khoán thông thường, khi giao dịch bạn sẽ không chịu bất kỳ lãi suất qua đêm nào vì giao dịch hàng hóa thanh toán ngày. 

Trong thời gian gần đây, thị trường này đang trên đà phát triển và dần nhận được rất nhiều sự quan tâm. Không tự nhiên thị trường mới nổi này lại nhận được những ưu ái như vậy mà bởi những ưu điểm và lợi ích không ngờ mà nó mang lại.

Tại sao nên Đầu tư Giao dịch Cao su trong Thị trường Giao dịch Hàng hóa?

Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh Cao su

– Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất Cao su trong điều kiện bất ổn về giá. 

– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Cao su.

Đối với Nhà đầu tư

– Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Cao su, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều .

– Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, Ngành nuôi sản xuất và kinh doanh Cao su bị ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, cần chủ động có những giải pháp để giúp Ngành này thích ứng với tình hình thực tế. Tham gia Thị trường Giao dịch hàng hóa tại Gia Cát Lợi là một cách vô vùng hữu hiệu nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, khai thác tối đa nguồn lợi từ Cao su mang lại bởi được bảo hiểm về giá và vấn đề đầu ra. Không chỉ vậy, đầu tư Cao su tại Thị trường này giúp người tham gia “hái” ra tiền trong thời buổi kinh tế khó khăn do dịch bệnh như hiện tại.

Nếu Quý khách hàng quan tâm thị trường giao dịch hàng hóa và muốn đầu tư có hiệu quả thì có thể truy cập website //dautuhanghoa.vn/ hoặc cần hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 024 7109 9247, nhân viên sẵn sàng tư vấn 24/7.

Ngày đăng ký giao nhận: 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên 

Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày làm việc thứ 4 trước ngày cuối cùng của tháng đáo hạn.

Phương thức thanh toán: Giao nhận vật chất

Cao su RSS3

Theo quy định của Cao su RSS3 [Ribbed Smoked Sheet No.3] giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa OSE.

Cao su RSS3 hoặc RSS4 theo tiêu chuẩn đặc tả quốc tế, dựa trên tiêu chuẩn của The Green Book 1969.

RSS3: độ khô và lớp mốc mỏng trên bề mặt gói giấy, kiện và mặt trong của tờ cao su, được xác định tại thời điểm giao hàng có thể được chấp nhận. Độ mốc và khô cho phép không được vượt quá 10%. Màu không bị loang lổ, bong bóng nhỏ và mảnh nhỏ của vỏ cây được cho phép. Các đốm oxi hóa hay sọc, mỏng, bị nhiệt, bị hóa cứng, khói khét, mờ đục và bị cháy sun không được chấp nhận. Cao su phải khô, dai và không chứa cát, dị tật, phồng rộp, chất bẩn và các tạp chất khác ngoài các tạp chất được quy định thì được chấp nhận.

Cao su TSR20

Theo quy định của sản phẩm Cao su TSR20 giao dịch trên Sở Giao dịch Singapore.

Video liên quan

Chủ Đề