Cây móc mật bán ở đâu

Cây mắc mật giống là gia vị quen thuộc trong các món vịt nướng, thịt nướng. Quả mắc mật cũng được dùng để kho cá, kho thịt, ngâm măng ớt thơm ngon. Loài cây này chẳng những cung cấp gia vị chế biến món ăn tuyệt hảo; mà còn là nguồn dược liệu mang đến những bài thuốc hữu ích cho sức khỏe. Khả năng thích nghi với môi trường tự nhiên của Mắc Mật rất tốt, hiếm khi sâu bệnh. Cùng tìm hiểu về loại cây này sau đây.

Cây mắc mật còn có tên gọi khác là cây châm châu, cây nhâm hôi. Cây có tên khoa học là Clausena indica. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của cây mắc mật.

Cây mắc mật giống có thân gỗ nhỏ với chiều cao dưới 12m, phổ biến ở nhiều cao 5-8m. Lá cây màu xanh đậm, mặt trên nhẵn bóng, lá kép lông chim mọc so le. 

Hoa của mắt mật nở vào tháng 3-4, màu hồng nhạt, mọc thành chùm. Quả chín vào tháng 6-8, hình tròn hoặc bầu dục, vỏ nhẵn, bên trong mọng, chứa hạt. Năng suất quả 40-50kg/cây.

Hình thái của cây Mắc Mật giống

Khả năng chịu hạn của cây khá tốt, ưa ánh sáng và nảy lộc vào mùa xuân, mùa hè thu. Sau trồng 2-3 năm ra cây ra quả nếu trồng theo phương pháp ghép. Theo phương pháp gieo hạt cần 4-5 năm tuổi để ra quả.

Đây là cây ưa sáng nên cần được trồng ở những khu vực đón ánh sáng tốt. Điều kiện lý tưởng nhất để cây phát triển tối đa là khí hậu ôn hòa, lượng mưa trên 1500m/năm; nhiệt độ trung bình 20-23◦C, độ cao trung bình 200-600m.

Ở Việt Nam, cây mắc mật phân phố phổ biến từ Bắc vào Nam. Tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh thành: Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Cao Bằng, Quảng Ninh, Thanh Hóa… Bà con có thể trồng Mắc Mật thành vườn tập trung phục vụ sản xuất kinh doanh; hoặc trồng đơn lẻ tại vườn nhà.

Để bạn quyết định có nên lựa chọn mắc mật để trồng hay không, chúng tôi sẽ tổng hợp lợi ích mà giống cây này mang lại sau đây, hãy cùng tham khảo nhé!

Cây lá Mắc Mật có lá rất thơm, hương thơm đặc trưng kết hợp hoàn hảo với những món nướng, món quay, món hấp. Trong chế biến vịt nướng, thịt nướng hoặc hấp, thêm chút lá mắc mật dẽ dậy nên hương vị hấp dẫn, ngửi là thích mê.

Quả cây mắc mật cũng tham gia vào chế biến nhiều món như: kho cá, kho thịt. Đây cũng là loại quả chuyên dùng ngâm măng ớt thơm ngon tuyệt hảo.

Lá cây Mắc Mật làm gia vị chế biến món ăn

Quả, lá và rễ của mắc mật đều có thể tham gia bào chế dược liệu chăm sóc sức khỏe. Trong đó, sở hữu nhiều tác dụng nhất, dễ sử dụng nhất là lá và quả.

Hàm lượng vitamin C, mangan, canxi, protein có trong lá và quả giúp kích thích tiêu hóa, giảm đau, bảo vệ gan, hỗ trợ tăng chiều cao. Các vườn trồng cây Mắc Mật vừa để bán lá, bán quả làm gia vị, vừa cung cấp dược liệu sản xuất thực phẩm chức năng.

Để cây mắc mật sinh trưởng và phát triển tốt nhất, người trồng nên lưu ý các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sau đây:

Cây mắc mật là giống cây có khả năng chịu hạn rất tốt. Chính vì vậy, chúng có thể dễ dàng thích nghi trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả là trên đất đỏ bazan. Đất trồng cây phải đảm bảo dày ít nhất 60cm và tơi xốp để thoát nước tốt.

Do tán của mắc mật khá cao và chúng thường được trồng lấy tán che bóng nên khoảng cách trồng cây giữa các cây cũng nên cách nhau ít nhất 5m. Hố trồng cây mắc mật nên chuẩn bị có kích thước ít nhất từ 50x50x50cm.

Trước khi trồng cây mắc mật, chúng ta nên dọn sạch sẽ để loại bỏ rác và cỏ dại có trên đất trồng. Sau đó, thực hiện bón lót vào mỗi hố trồng một lượng phân chuồng hoai mục kèm phân Lân cùng một chút vôi bột khử trùng. Một tháng sau đó thì có thể trồng cây con giống vào được.

Chọn lọc thu hoạch quả to, già, đẹp từ những cây khỏe mạnh. Lấy hạt và phơi trong bóng râm 2-3 ngày. Hòa nước ngâm hạt theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh, ngâm hạt trong 6 giờ đồng hồ.

Chuẩn bị bầu đất gieo hạt gồm 80% đất thịt nhẹ, trộn thêm 10% phân vi sinh và 10% phân chuồng hoai. Kích thước bầu đất 15x30cm, gieo vào bầu đất và đặt ở dưới bóng râm hoặc có mái che nhẹ.

Tưới nước cho bầu đất vào buổi sáng và chiều muộn. Khi hạt nảy mầm, cây con phát triển ra 3-4 lá thì tiến hành bón phân. Sau 12 tháng gieo hạt, chọn cây sinh trưởng tốt để trồng ngoài tự nhiên.

Tuyển chọn gốc ghép từ những cây con khỏe mạnh, đủ 16-18 tháng tuổi trong vườn ươm hạt. Đường kính gốc ghép phải đạt 1-1.5cm. Tiến hành cắt ngọn gốc ghép cách mặt đất 20-30cm. Lấy dao chuyên dụng rạch sâu vào thân gốc một đoạn khoảng 1cm. Chọn cành ghép từ cây sai quả, khỏe mạnh, đường kính 1-1.5cm; dài 10cm và phải bảo đảm có 4-5 chồi ngủ.

Vạt hai bên gốc cành thành hình nêm, gắn gốc cành vào vị trí rạch trên gốc ghép. Quấn cố định vào gốc ghép bằng ni-lông chuyên dụng. Tưới nước vừa phải cho gốc ghép, sau 6-8 tháng cây sinh trưởng tốt là có thể đem trồng.

Cây Mắc Mật giống đạt chuẩn đem trồng

Để cây lá mắt mật lớn nhanh, sinh trưởng tốt thì người trồng cần chú ý đến chế độ bón phân cho cây. Sau khi trồng cây mắc mật được khoảng 1 tháng thì rễ mới của cây đã bắt đầu phát triển.

Vào thời điểm này, bạn cần bón phân đạm cho cây 1 tháng một lần. Trong 2 năm đầu trồng cây, cần bón phân  NPK  khoảng 0,5 kg một cây định kỳ hàng năm 2 lần. Mỗi năm sau thì bạn tiến hành tăng thêm 10% lượng phân bón.

Tuy là loài cây chịu hạn tốt, nhưng cây mắc mặt cũng cần đảm bảo đủ nước để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Chính vì vậy, trong mùa khô, bạn nên chú ý tưới nước cho cây thường xuyên.

Bộ tán của cây Mắc Mật phát triển rất mạnh và to khỏe. Chính vì vậy, sau chỉ khoảng 1 năm rưỡi khi trồng thì mắc mật đã có nhiều cành nhánh xum xuê. 

Để tạo tán cho bộ khung cây, chúng ta nên thực hiện cắt tỉa định kỳ một năm từ 1-2 lần.  Khi cắt, hãy loại bỏ những cành vượt hoặc cành sâu bệnh còi cọc và chỉ để lại những cành nhánh khỏe mạnh nhất.

Do lá cây mắc mật có chứa hàm lượng tinh dầu khá nhiều và có mùi hắc nên cây ít bị sâu bệnh đến phá. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất thì người trồng cần kiểm tra theo dõi thường xuyên.

Điều này giúp cho việc phòng ngừa sâu bệnh trở nên kịp thời, hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, đặc biệt là thời kỳ thu hoạch quả. Nên dọn vườn và nhổ sạch cỏ dại định kỳ để không có các loại thực vật khác cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây.

Cây Mắc Mật sau khi trồng đến năm thứ 3 thì cây bắt đầu cho quả để thu hoạch. Quả của cây lá mắc mật có dạng cầu tròn và mọc thành chùm. Khi chín, chúng có màu hơi ngả vàng mọng nước.

Quả cây mắc mật thường chín vào tháng 6,7 hàng năm. Sau khi hái quả, quả cần được đem bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Chúng ta có thể dùng luôn quả làm gia vị ngâm với muối ớt hay tách vỏ chúng ra lấy hạt phơi khô xay thành bột để kho cá,…

Nếu trồng tập trung, nên bảo đảm mật độ 400-500 cây/ha. Bà con có thể trồng xen canh cây mắc mật với chè, cà phê, tiêu nhưng mật độ thưa hơn. Hố trồng kích thước 50x50x50cm, khoảng cách các hố 4.5x5m hoặc 5x5m.

Đào lỗ trồng trên hố chỉ sâu hơn bầu 2-3cm. Đặt cây ngăn ngắn, lèn đất xung quanh và cố định bằng cọc để chống gió. Để cây ra nhiều cành nhánh khỏe, nên cắt ngọn 1-2 lần/năm trong 2 năm đầu. Các năm sau duy trì làm cỏ, xới đất, bón phân cho cây để năng suất quả tốt nhất.

Bà con hãy liên hệ tới Cây Giống 4S để mua cây mắc mật giống giá tốt nhất. Vườn ươm chuyên cung cấp nguồn giống mắc mật khỏe mạnh; nhân giống tuyển chọn từ những cây mẹ sai quả nhất và đẹp nhất. Bà con mua lẻ hay mua số lượng lớn đều được giao hàng đến tận nơi.


Video vườn cây giống lá mắc mật xanh tốt 2021

Trước khi nhận cây giống và thanh toán, bà con được phép kiểm tra kỹ càng. Có thể trả lại những cây không đủ tiêu chuẩn và được Cây Giống 4S đổi cây mới hoặc hoàn tiền. Cây Giống 4S cam kết chất lượng cây giống luôn tốt nhất, vận chuyển an toàn để bảo đảm hạn chế thấp nhất cây bị ảnh hưởng. 

Mọi thông tin về cây giống và cách trồng cây mắc mật giống, bà con hãy liên hệ tới Cây Giống 4S sẽ có chuyên viên tư vấn tận tình

Bài viết liên quan:

——————–*****———————

Thông tin liên hệ Cây Giống 4S

Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0919.255.145

Email:

Cây Mắc mật hay còn gọi là cây Móc mật là cây dùng quả và lá trong các món thịt quay nướng tạo mùi vị thơm ngon, lá cây có nhiều chất rất tôt cho sức khỏe

Tên khoa học: Clausena indica

Nguồn gốc xuất sứ: Cây hay mọc ở vùng núi các tỉnh như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh

Đặc điểm cây

Hình thái

Cây thuộc dòng thân gỗ nhỏ. Lá hình thuôn thuôn như lá nhãn. Qủa tròn khi chín có màu vàng

Đặc điểm sinh học

Ánh sáng: Cây mắc mật có thể trồng ở khu vực có nắng hoặc khu vực ít nắng nhưng cây không chịu được môi trường thiếu sáng tự nhiên.

Tốc độ phát triển: Nếu trồng chậu cây phát triển chậm và sẽ giới hạn về chiều cao nhưng khi trồng đất cây phát triển rất nhanh.

Mùa ra hoa: Cây ra hoa từ tháng 3 đến tháng 6 đậu quả từ tháng 7 đến tháng 9. Tuy nhiên phụ thuộc vào thổ nhưỡng đất của từng địa phương mà cây có thể không ra quả được chỉ cho lá.

Ứng dụng của cây trong chế biến món ăn

Lá mắc mật có chứa tinh dầu rất thơm chứa hàm lượng protein, mangan, sắt, canxi rất cao. Tinh dầu chứa trong lá mắc mật rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Cây hay được sử dụng trong các món như thịt lợn nướng, gà nướng, kho cá, vịt quay, thịt rán…Mùi vị lá khi kết hợp với những món ăn này sẽ khiến chúng ngon bội phần

Chăm sóc cây

Tưới nước

Nếu trồng chậu vào những hôm trời nắng chúng cần được tưới nước hằng ngày. Nếu trồng đất nên chú chý thời gian đầu nên cung cấp nước cho cây

Bón phân

Chủ yếu dùng các loại phân hữu cơ cho cây khi còn bé, khi đã lớn thì không cần bón thêm bất cứ loại phân nào.

Sâu bệnh thường gặp

Cây mắc mật vốn là dòng cây tự nhiên nên hoàn toàn không có bệnh gì đặc trưng chúng cực kỳ khỏe và thuần .

Video liên quan

Chủ Đề