Chuyên đề ôn tập bài thơ sóng và liên hệ năm 2024

Nói đến trạng thái mâu thuẫn, đối cực, thất thường của người con gái khi yêu trong hai câu thơ “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”, ta có thể liên hệ đến những vần thơ sau:

“Em bảo anh: đi đi

Sao anh không đứng lại

Em bảo anh đừng đợi

Sao anh lại vội về

Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ

Sao mà anh ngốc thế !

Không nhìn vào mắt em”

(“Em bảo anh đi đi” – Kaputikian)

  • Khi phân tích sự chủ động, mạnh dạn, táo bạo của người con gái khi yêu: “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”, ta có thể liên tưởng đến hình ảnh cô gái táo bạo “sang nhà hàng xóm” thể hiện tình yêu của mình: “Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu” (“Hương thầm” - Phan Thị Thanh Nhàn)
  • Nói đến sự bí ẩn, kì diệu của tình yêu ta có thể dẫn câu nói của Pascal: “Trái tim có những quy luật riêng mà lí trí không thể hiểu nổi”
  • Khi phân tích nỗi nhớ trong tình yêu ở khổ 5, chúng ta có thể liên hệ, mở rộng đến những vần thơ sau: “Trời còn có bữa sao quên mọc Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em” (“Đêm sao sáng” - Nguyễn Bính)
  • Hay có những nỗi nhớ rất khó lí giải trong áng thơ tình của Puskin: “Lạ quá ! Không hiểu vì sao Ðứng trước em anh lạnh lùng đến thế? Nhưng anh đi rồi mình anh với bóng lẻ Mới thấy mình khẽ nói : Nhớ làm sao!” Hoặc nỗi nhớ nỗi nhớ nhung da diết của cõi lòng yêu: “Ước gì anh hoá thành chim Bay theo em, hót cho tim đỡ buồn!” (“Mưa rơi” - Tố Hữu)
  • Nói đến sự chủ động tìm đến tình yêu và chủ động bày tỏ tình cảm chân thành trong câu thơ: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Ta có thể liên hệ đến những vần thơ sau: “Đêm nằm lưng chẳng đến giường Trông trời mau sáng ra đường gặp anh” (Ca dao) Hay ta cũng bắt gặp hình ảnh người con gái chủ động, táo bạo trong tình yêu trên những vần thơ của Heinrich Heine: “Em yêu tôi tôi biết Tôi phát hiện lâu rồi Nhưng khi em thổ lộ Tôi giật thót cả người”
  • Nói đến không gian đối cực bắc - nam trong câu: “Dẫu xuôi về phương bắc/ Dẫu ngược về phương nam”, ta có thể liên hệ đến: “Vừa thoáng tiếng còi tàu Lòng đã nam đã bắc” (“Sân ga chiều em đi” - Xuân Quỳnh)
  • Khi phân tích bản lĩnh kiên cường của người con gái ở khổ 6, gợi chúng ta liên tưởng đến câu ca dao: “Yêu nhau mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”
  • Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong khổ 6, ta cũng từng bắt gặp vẻ đẹp đó trong thi phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
  • Khi phân tích những dự cảm lo âu trong lòng người phụ nữ đang yêu ở khổ 8, ta có thể liên hệ: “Ngọn sào thưa cánh chuồn ai ngái ngủ Những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu” (“Chuồn chuồn báo bão” - Xuân Quỳnh) Hay nhà thơ Vân Long từng viết về Xuân Quỳnh: “Thiếu tuổi thơ, Quỳnh viết cho trẻ thơ Khát hạnh phúc, đi tìm hạnh phúc Tìm thấy chưa mà Quỳnh lo đánh mất Cái chết này có hết mọi âu lo”.
  • Nói đến thái độ hy sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, sống hết mình tận độ với tình yêu, ta có thể thấy điều này trong bài thơ “Tự hát” của chính nhà thơ: C H U Y Ê N Đ Ề Ô N T H I T H P TQ G M Ô N N G Ữ V Ă Nvectorstock.com/10212100Ths Nguyễn Thanh TúeBook CollectionDẠY KÈM QUY NHƠN TEST PREPPHÁT TRIỂN NỘI DUNGCHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA TÁCPHẨM SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH NGỮ VĂNLỚP 12 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚIWORD VERSION | 2020 EDITIONORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA [email protected]ài liệu chuẩn tham khảoPhát triển kênh bởiThs Nguyễn Thanh TúĐơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :Nguyen Thanh Tu GroupHỗ trợ trực tuyếnFb www.facebook.com/DayKemQuyNhonMobi/Zalo 0905779594
    Chuyên đề ôn tập bài thơ sóng và liên hệ năm 2024
    CHUYÊN ĐỀ SÓNG- XUÂN QUỲNH KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ NHỮNG DẠNG ĐỀ THI VỀ BÀI SÓNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
  • Vài nét về tác giả, tác phẩm
  • Tác giả + Xuất thân: gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội. + Con ngƣời: – Thông minh, chân thành, nhân hậu. – Nghị lực vƣợt lên những bất hạnh của tuổi thơ, những trắc trở của duyên phận và cuộc sống để yêu thƣơng. + Phong cách nghệ thuật: – Nhà thơ của hạnh phúc đời thƣờng: tiếng thơ khao khát tình yêu, hạnh phúc đời thƣờng bình dị. – Cái tôi độc đáo: giàu vẻ đẹp nữ tính, thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ., cùng những dự cảm bất trắc.
  • Tác phẩm + Xuất xứ: 1967, nhân chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào. + Vị trí văn học sử: bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”. + Cảm nhận chung: – Nhan đề: Sóng • Hình tƣợng trung tâm của tác phẩm: sóng \> nói về sóng, nói bằng sóng. 1