Có bầu mà bị cúm thì làm thế nào năm 2024

Cảm cúm hay còn gọi là Cúm mùa là bệnh do nhiễm virus cấp tính đường hô hấp gây ra thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, phụ nữ khi mang thai là đối tượng nguy cơ cao bị cảm cúm do khi mang thai cơ thể có nhiều sự thay đổi, nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng của họ suy giảm. Điều này khiến cơ thể bà bầu nhạy cảm hơn và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh khiến chúng ta lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng của bệnh đối với hai mẹ con.

1/ CẢM CÚM Ở PHỤ NỮ KHI MANG THAI DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Thời gian mắc bệnh trung bình ở phụ nữ mang thai có thể lâu hơn người bình thường (từ 7 đến 10 ngày). Hầu hết mọi người sẽ tự bình phục hoàn toàn. Đối với người có hệ miễn dịch kém thì bệnh có thể gây chuyển biến nghiêm trọng do biến chứng gây ra.

Tiến triển nặng của cảm cúm ở thai phụ có thể dẫn đến viêm phổi, thường đáng lo hơn người thường do nhu cầu oxy ở họ lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi.

Tuy vậy, các triệu chứng khác như: sốt, ho khi bị cúm ở thai phụ không nặng hơn những người bình thường.

Một số dấu hiệu để nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu như:

  • Ho khan
  • Sốt khi mang thai (từ từ rồi đến sốt cao)
  • Viêm họng
  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Tình trạng mệt mỏi kéo dài

2/ CẢM CÚM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

– Thai nhi bị dị tật: Khi mẹ mắc cúm (nhất là trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), thai nhi có nguy cơ mắc một số dị tật như hở hàm ếch, tim bẩm sinh…

– Nguy cơ mắc bệnh tự kỷ: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ tăng 34% khi người mẹ bị sốt trong tam cá nguyệt thứ nhất và 40% khi bị sốt trong tam cá nguyệt thứ hai.

– Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng: Mức độ phơi nhiễm của người mẹ đối với virus và vi khuẩn trong khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến môi trường trong cơ thể. Vì vậy mà bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng khi còn nhỏ.

– Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non: Ngoài việc làm cho thai nhi có nguy cơ bị dị tật, độc tính của virus khi kết hợp với sốt cao cũng có thể kích thích tử cung co bóp. Điều này dẫn đến sảy thai, thaiz- chết lưu hoặc sinh non.

3. BÀ BẦU BỊ CẢM CÚM NÊN LÀM GÌ?

Khi bị cảm, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để làm giảm dấu hiệu của bệnh:

Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm

Phương pháp dân gian này đơn giản và dễ áp dụng tại nhà. Mẹ bầu dùng một số loại lá có chứa tinh dầu như: lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô đem nấu sôi với nước sạch. Tiếp theo, mở hé nắp nồi nước xông, ghé mặt hít hơi nóng bay lên. Nó sẽ giúp mẹ bầu bớt nghẹt mũi.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý NaCl 0,9 % có tác dụng vệ sinh, khai thông đường mũi đẩy chất nhầy, virus và vi khuẩn ra khỏi mũi. Vì thế mẹ nên sử dụng dung dịch này để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày nếu bị cảm.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Bà bầu có thể pha 1 thìa muối vào trong một cốc nước ấm. Sau đó súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.

Thoa dầu tràm dưới mũi

Để mở rộng đường thở và thông mũi, mẹ nên sử dụng những loại dầu có tinh chất bạc hà như dầu tràm. Chú ý là chỉ thoa một lượng nhỏ ở dưới cánh mũi.

Giữ ấm và nghỉ ngơi

Mẹ bầu cần lưu ý giữ ấm cơ thể để tránh các triệu chứng của cúm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi hợp lý cũng có tác dụng giúp cơ thể bà bầu có đủ năng lượng và hệ miễn dịch hoạt động tốt, chống lại bệnh tật.

Ngủ kê cao gối

Việc ngủ đủ giấc cũng góp phần giúp bà bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Trong khi ngủ, mẹ nên kê cao phần đầu ở vị trí cảm thấy thoải mái nhất. Nó sẽ giúp giảm nghẹt mũi và đờm không bị trào ngược.

Trong trường hợp áp dụng những cách trên đây mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu cần đến bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm và dễ bị lây nhiễm cảm cúm hơn so với người bình thường, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa. Phải làm gì khi bà bầu bị cảm cúm? Tìm hiểu ngay nhé!

Có bầu mà bị cúm thì làm thế nào năm 2024

Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa cảm cúm khi mang thai

Nguyên nhân, dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

Cúm là bệnh truyền nhiễm do nhóm vi rút cúm gây ra, có rất nhiều nhóm cúm như cúm A, B, C…trong đó cúm A và B là những loại phổ biến. Cảm cúm có thể phát sinh ở mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc bệnh nền và phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân gây cảm cúm

Do môi trường và khí hậu ở Việt Nam thường xuyên thay đổi, đặc biệt thời điểm giao mùa chính là điều kiện thuận lợi cho vi rút cảm cúm phát triển và lây lan.

Người khỏe mạnh bình thường có thể chống lại sự xâm nhập của vi rút và không có những triệu chứng nặng của bệnh, tuy nhiên phụ nữ khi mang thai nội tiết tố thay đổi dẫn đến hệ miễn dịch bị suy giảm, vi rút dễ dàng tấn công gây bệnh hơn và có thể ảnh hưởng cả mẹ lẫn con.

Dấu hiệu cảm cúm ở bà bầu

Nhận biết các triệu chứng cảm cúm khi mang thai sẽ giúp cho mẹ bầu sớm phát hiện bệnh, từ đó có giải pháp chữa trị và chăm sóc sức khỏe kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh cảm cúm.

  • Đau đầu;
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi;
  • Viêm họng;
  • Ớn lạnh;
  • Ho khan;
  • Bị sốt;
  • Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể;
  • Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần.

Các triệu chứng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi khó chịu. Khi mang thai, các triệu chứng cảm cúm có thể nặng và kéo dài hơn bình thường, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến mẹ và bé, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Cảm cúm ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Bệnh cảm cúm ở bà bầu thường là lành tính, tuy nhiên, nó cũng có thể biến chứng nặng và gây nguy hiểm. Bị cảm khi mang thai không chỉ làm sức khỏe giảm sút mà còn khiến ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nếu tình trạng này kéo dài.

  • Đối với người mẹ, một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, hay nghiêm trọng hơn là triển thành viêm phổi. Một số biến chứng khác ít gặp như viêm tai giữa, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm não, viêm nội tâm mạc…
  • Đối với thai nhi, vi rút cảm cúm từ cơ thể người mẹ có thể đi đến nhau thai và gây suy giảm hệ miễn dịch bào thai, tác động xấu đến não bộ của thai nhi và tăng nguy cơ dị tật thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch.
  • Nếu bị cảm cúm trong giai đoạn mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ khiến mẹ bị dọa sảy thai, nguy cơ sinh non, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.

Khi bị cảm cúm mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời, chú ý chăm sóc sức khỏe đúng cách để không dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Bị cảm cúm khi mang thai nên làm gì?

Cảm cúm là chứng bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng và cũng không được chủ quan khi bị cảm. Nếu các triệu chứng cảm cúm nặng gây khó chịu và sốt cao, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Không tự ý mua thuốc: Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc trị cảm thông thường, thành phần trong các loại thuốc này có thể gây nên tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Chú ý chăm sóc cơ thể: Sử dụng nước ấm để lau người và vệ sinh cơ thể, giữ ấm cho cơ thể và giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Sử dụng nước muối ấm để súc miệng, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng và đủ chất, bổ sung thêm các loại trái cây họ cam, quýt, kiwi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Lối sống khoa học: Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc giúp mẹ bầu nâng cao hệ miễn dịch và có đầy đủ năng lượng để chống lại bệnh cảm cúm, nhanh hồi phục sức khỏe hơn.

Điều trị cảm cúm cho bà bầu an toàn tại nhà

Trường hợp các triệu chứng cảm cúm nặng cần uống thuốc, chỉ sử dụng thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, những loại thuốc mẹ bầu nên tránh uống khi bị cảm và trong suốt thai kỳ như Aspirin, các loại thuốc chống vi rút, Ibuprofen, codeine, thuốc giảm đau,…

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, bác sĩ khuyến cáo hạn chế dùng tất cả các loại thuốc tây. Ngoài việc dùng thuốc điều trị cảm cúm khi cần thiết, mẹ bầu nên lựa chọn các biện pháp chữa bệnh dân gian an toàn và hiệu quả.

  • Xông hơi bằng lá thuốc;
  • Uống nước lá kinh giới, tía tô;
  • Dùng nước chanh, mật ong;
  • Uống nước tỏi.

Có nhiều phương pháp mẹ bầu có thể tham khảo để lựa chọn cho phù hợp với mình. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung vitamin C cho cơ thể sẽ giúp bà bầu khỏi bệnh cảm cúm và phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Phòng tránh cảm cúm hiệu quả cho bà bầu

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cảm cúm là chủ động tiêm ngừa cúm. Chuẩn bị cho quá trình mang thai, mẹ nên chủ động tiêm vắc xin phòng cúm để tránh nguy cơ mắc bệnh. Nếu chưa tiêm vắc xin trước khi mang thai, thai phụ có thể tiêm vắc xin cúm vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Cúm rất dễ lây truyền, do đó mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm cúm, mang khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ khi ở nơi tập trung đông người.

Giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ thoáng mát, cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông.

Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, vận động phù hợp và đều đặn để nâng cao sức đề kháng.

Bài viết đã cung cấp cho bà bầu những kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh cảm cúm. Không được chủ quan và luôn bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.