Co là gì có mấy loại form co năm 2024
Hiện nay, có một số khách hàng có liên hệ và hỏi về thuật ngữ ‘CO(certificate of origin)’, CO có quan trọng không? cần chú ý những điểm gì?. Hôm nay, công ty vận tải uy tín Mai Transporst sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất về C/O là gì? Những mẫu Form C/O? Cơ quan nào cấp C/O? và Những chú ý khi làm C/O. Show – C/O là gì?C/O là gì? C/O (thuật ngữ tiếng anh là viết tắt của Certificate of Origin) là một loại giấy chứng nhận về xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ Việt Nam theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về xuất xứ hàng hóa. Đây là loại giấy tờ rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu các lô hàng. Nếu không có giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc thì sẽ bị phạt hành chính và tịch thu lô hàng. – Các loại form C/O hiện nay:Các loại form C/O + C/O form A hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP – Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu A. Có C/O này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.- Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định. – VCCI không cấp Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU + C/O form D hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT; – Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT) – Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác. + C/O form E hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Trung Quốc; Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc – Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003. + C/O form S hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam-Lào; Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào – Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ký tại Hà Nội ngày 07 tháng 01 năm 2005 (gọi tắt là Hiệp định Việt – Lào) + C/O form AK hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc; Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc – Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Xem Quy chế Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AK). + C/O form GSTP hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP; + C/O form B hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi; Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:- Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau: + Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP + Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng + Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra. + C/O form ICO cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO); + C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU; + C/O form Mexico (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico; + C/O form Venezuela cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela; + C/O form Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru; * Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…. 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam và những chú ý khi làm CO :– Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O+ Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau: . C/O form A hàng giày dép xuất khẩu sang EU; . C/O form D; . C/O form E; . C/O form S; . C/O form AK; + Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU). – Hướng dẫn lập hồ sơ C/OMột bộ hồ sơ C/O gồm các chứng từ sau: 1. Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu) 2. Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh có tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy doanh nghiệp chuyển khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại VCCI. 3. Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam) 1. Commercial Invoice 2. Tờ khai hải quan hàng xuất (bản sao y) kèm bản gốc để đối chiếu 3. Vận tải đơn (bản sao y) kèm bản gốc để đối chiếu 4. Các chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, từng trường hợp cụ thể: + Hóa đơn thu mua nguyên liệu trong nước hoặc cam kết về nguồn gốc nguyên liệu để sản xuất lô hàng xuất khẩu. + Cam kết của người sản xuất trường hợp người xuất khẩu không trực tiếp sản xuất. + TKHQ hàng nhập khẩu trường hợp lô hàng có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng gia công… + Bảng định mức nguyên phụ liệu với hải quan + Quy trình sản xuất tóm tắt để chứng minh các công đoạn sản xuất tại Việt Nam + Trường hợp cần thể hiện các thông tin chi tiết như ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên nhà sản xuất, chất phóng xạ thì các thông tin này phải có xác nhận của cơ quan chuyên ngành. – Những lưu ý khi làm C/O:
Trên đây, là những thông tin mà Công ty vận tải Mai Transports cung cấp đến cho bạn đọc cần biết về loại giấy tờ C/O. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích về loại giấy tờ quan trọng chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn về dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hoặc có nhu cầu thuê xe tải chở hàng, … Hãy liên hệ ngay với công ty vận tải chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. Hotline: 018088. |