Con hồ điệp là con gì năm 2024

Điệp là một loài nhuyễn thể từ lâu được người dân Quảng Yên khai thác dùng làm món ăn hoặc xuất khẩu. Nhờ nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến con điệp, nhiều hộ gia đình ngư dân ở đây đã thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống khấm khá.

Con hồ điệp là con gì năm 2024
Người dân thôn Lưu Khuê, xã Liên Hòa chế biến con điệp.

Với lợi thế gần các cửa biển, cửa sông, người dân vùng đảo Hà Nam, TX Quảng Yên từ lâu đã khai thác và sử dụng con điệp như một mặt hàng thiết yếu. Người dân các xã từ Liên Hòa, Liên Vị nhiều hộ gắn bó với công việc khai thác con điệp, bởi loài nhuyễn thể này đem lại thu nhập sau những ngày nông nhàn. Chị Nguyễn Thị Thành, thôn Lưu Khuê, xã Liên Hòa, một trong những hộ gắn bó với nghề khai thác điệp nhiều năm cho biết: “Gia đình tôi ngày nào cũng khai thác điệp. Con điệp không chỉ là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình mà nó còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Sau khi lấy con điệp ở bãi về, chúng tôi phân loại, tiến hành tách hai mảnh vỏ của con điệp, lấy phần thịt bên trong, nếu khéo léo chúng tôi có thể lấy được cả ngọc của con điệp”.

Ngọc của điệp cũng rất tốt. Theo nhiều sách y học cho biết hạt ngọc điệp có thể kết hợp với các loại thảo dược chữa các bệnh như ho, sốt, viêm họng, có tác dụng phối hợp chữa kinh phong, an thần, giải độc, tan màn mây ở mắt, trở ngại tuần hoàn nước mắt, ù tai, rất hiệu quả.

“Thêm vào đó việc ruột điệp có thể làm được nhiều món ăn như xào, nướng, luộc… Gia đình tôi thu điệp quanh năm” - Chị Thành cho biết thêm. Chị Thành bảo: “Cứ mỗi ngày, gia đình tôi thu hoạch cả tấn điệp, rồi lại thuê nhân công mổ điệp. Sau khi tách ruột điệp, phần vỏ chúng tôi đóng bao, xuất khẩu sang Trung Quốc. Người Trung Quốc dùng để chế tạo khảm trai hoặc một số đồ trang trí”. Bên cạnh đó, ở TX Quảng Yên cũng có một số nhóm học sinh và thầy giáo đã bắt tay thực hiện ý tưởng sử dụng vỏ điệp để phục vụ cho việc trang trí hay ép thành các bức tranh đá rất đẹp. Hay có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Không chỉ khai thác tự nhiên, người dân Quảng Yên giờ đây còn nuôi cả được loài nhuyễn thể này. Thời điểm tháng 3, tháng 4 dương lịch thích hợp nhất để nuôi điệp. Con điệp sau khi nuôi được 5 đến 6 tháng có thể thu hoạch. Điệp thường được nuôi nhiều ở vùng xã Liên Hòa và một phần ở Hoàng Tân. Con điệp ăn phù du, không phải cho thức ăn, nên người dân chỉ trông bãi và thu hoạch điệp.

Khai thác điệp đã trở thành một công việc giúp giải quyết việc làm cho rất nhiều hộ dân nơi đây. Chị Nguyễn Thị Phố, một người dân làm nghề khai thác điệp, cho biết: “Tuy con điệp mùa nào cũng có, nhưng để khai thác nó thì phải theo con nước. Nếu nước kém thì có thể lấy tay bắt điệp. Hôm nước xổ thì chỉ dùng cào - một loại phương tiện chuyên dùng đánh bắt những hải sản dưới tầng đáy, để bắt con điệp. Nếu như một bao điệp 70kg, thì chỉ thu hoạch được 12 đến 13kg ruột điệp”.

Hiện nhiều chợ trên địa bàn tỉnh đã có bán điệp. Tuy nhiên, để phát triển con điệp thành một mặt hàng chủ lực, được nhiều người biết đến thì rất cần sự vào cuộc của các ngành chức năng. Có thể, xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất thức ăn cho gia súc từ vỏ những con điệp. Hay một nhà máy sản xuất những đồ thủ công mỹ nghệ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Được biết, xã Liên Hòa, xã Liên Vị đã có những hợp tác xã, xây dựng và phát triển được mô hình các làng nghề truyền thống, trong đó có tính đến việc xây dựng các bãi điệp để phát triển kinh tế địa phương. Mong rằng trong tương lai gần, nuôi trồng và khai thác, chế biến điệp sẽ phát triển bền vững, giúp kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Lan Hồ Điệp là một loài lan được khá nhiều người ưa chuộng tại Việt Nam, nó có tên bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là Phalaenopsis, thuộc họ phụ Vandeae. Tên của loài hoa này được ghép từ chữ Phalaina có nghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”. Đặc điểm của Lan Hồ Điệp là cây đơn thân, ngắn, có lá to, dày mọc sát với nhau. Hoa nở không theo chu kỳ mà luân phiên nhau, tức là mọc hết cái này thì lại nở tiếp cái khác và tùy theo mỗi loài mà thời kỳ hoa nở cũng khác nhau, có thể kéo dài đến vài tháng. Hoa được phát ra từ nách lá, dài, chùm hoa nở từng cái có 3 đài to trờn, hai cánh xòe rộng kín, màu sắc đẹp. Môi hoa lan Hồ Điệp có đặc điểm cong dẹp, hai râu dài nên thoạt nhìn bạn sẽ thấy hoa giống như con bươm bướm. Hai hàng hoa xếp khá đều đặn bên cành, khẽ đong đưa như đàn bướm, số hoa trên cành biểu thị sức sống sống của cây. Nếu số lượng hoa nhiều có nghĩa là cây đang sung sức và ngược lại. Màu sắc của lan Hồ Điệp cũng khá phong phú không thua kém bất kỳ một loài hoa lan nào, bạn có thể tìm thấy những cành Hồ Điệp có sắc đỏ, vàng, trắng, hồng hay những cành hoa có sọc nằm ngang, thẳng đứng, đốm…Ngoài 70 loài được tìm thấy thì hiện này Hồ Điệp còn được lai tạo khác nhiều chủng loại khác nhau. Lan Hồ Điệp được tìm thấy ở khu vực miền Bắc Australia, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á như Philippines, Inđônêsia, bán đảo Đông Dương vì vậy cây có thể chịu được khí hậu ẩm ướt hay khí hậu dịu mát. Nhiệt độ trung bình cho cây khoảng từ 200C đến 300C và nếu bạn đảm bảo được nhiệt độ từ 220C- 270C thì đó chính là khí hậu lý tưởng nhất cho cây sinh trưởng và phát triển. Ở Việt Nam nước ta có khoảng 5 đến 6 loài làn Hồ Điệp thuần bao gồm Phalaenopsis gibbosa Sweet, Phalaenopsis mannii Rchob.f, Christenson, Phalaenopsis braceana (Hook.f), Phalaenopsis lobbii (Rchob.f), Phalaenopsis fuscata Rchob.f…, những loài hoa đa phần đều có kích thước nhỏ nhưng màu sắc của nó khá rực rỡ và có hương thơm quyến rũ lòng người. Ngoài việc sưu tầm những loài hoa lan Hồ Điệp thuần thì nhiều người trồng lan còn không ngừng sưu tầm những loài lan nhập, thuần dưỡng với các loài lan nhập ngoại, vì vậy hiện nay lan Hồ Điệp ở Việt Nam rất đa dạng và đặc sắc.

Mộng hồ điệp có nghĩa là gì?

"Mộng Điệp" ("Mộng Hồ Điệp") là giấc. mộng hoá bướm, tự vấn dương gian đâu là hư đâu là ảo, phải chăng cả cuộc đời này chỉ như giấc mơ của. một cánh bướm mà thôi.

Cây cảnh bướm có tác dụng gì?

Giải độc cơ thể, thanh nhiệt, bảo vệ gan và mát gan;.

Chữa say nắng, điều trị sổ mũi;.

Lợi tiểu;.

Điều trị hen suyễn, ho hen và ho có đờm;.

Làm lành vết thương trong các tình trạng chấn thương, gãy xương, phong tê thấp;.

Điều trị chứng ra mồ hôi trộm;.

Bướm bạc là gì?

Bướm bạc là loài cây nhỏ mang rất nhiều cành, cành non có nhiều lông mịn, lá nguyên mọc đối dài 4-9cm, rộng 1,5-4,5cm lá kèm hình sợi. Cụm hoa hình sim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng trong số 5 lá dài có một lá đài phát triển màu trắng, mềm, gân nổi rõ, có cuống dài dân gian cho đó là cánh hoa màu trắng.

Trang chủ là ai?

Trang Tử (chữ Hán: 莊子; 369—286 TCN), có tên là Mông Lại (蒙吏), Mông Trang (蒙莊) hay Mông Tẩu (蒙叟), là một triết gia và tác gia Đạo giáo. Tên thật của ông là Trang Chu (莊周) và tác phẩm của ông sau đều được gọi là Trang Tử.