Dạng đề so sánh văn 12

Cách làm dạng đề so sánh văn học

I.* Xác định các loại đê so sánh văn học thường gặp

Đối với câu nghị luận văn học nâng cao này, học sinh cũng đã thấy xuất hiện trong đề thi đại học các năm trước. Nếu nắm kĩ cách làm bài so sánh, học sinh sẽ không khó để đạt từ điểm 3 trở lên đối với câu này.

Thực tế cho thấy, dạng bài so sánh văn học có rất nhiều loại. Ví dụ:

a. So sánh hai đoạn thơ

Ví dụ 1: Diễn tả nỗi nhớ trong hai bài Tây Tiến của Quang Dũng và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

(Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ vãn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011)

b. So sánh hai đoạn văn

Ví dụ 1: Khắc họa vẻ đẹp hai dòng sông trong hai bài kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn văn sau:

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đổng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống vê ngày trước. Tai MỊ văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng…

(Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)

Phải uống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tinh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức…

(Chí Phèo, Nam Cao)

c. So sánh hai nhân vật

Ví dụ 1: Vẻ đẹp khuất lấp của người “vợ nhặt” trong Vợ nhặt của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyên ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Ví dụ 2: So sánh nhân vật Đan Thiềm trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng và viên quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

d. So sánh phong cách của cùng một tác giả

Ví dụ: So sánh Chữ người tử tù (Ngữ vãn 11, tập một) với Người lái đò Sông Đà (Ngữ văn 12, tập một), nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

e. So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm

Ví dụ: Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có ý kiến cho rằng: Người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩ thuở trước; ý kiến khác lại nhấn mạnh:

Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên.

* Đề thi yêu cầu người viết hiểu đúng, hiểu sâu nhưng quan trọng là tự bày tỏ hiểu biết tùy theo năng lực nhận thức, không lệ thuộc tài liệu hay bài giảng của thầy cô. Đáp án chấp nhận cả quan điểm khác hướng dẫn chấm, nhằm khuyến khích thí sinh mạnh dạn viết về vấn đề với cảm nhận từ nhiều điểm nhìn khác nhau, trình độ khác nhau. Vấn đề quan trọng quyết định đánh giá chất lượng bài thi là kĩ năng phân tích, so sánh, bình luận làm rõ vấn để của học sinh.

II.* Các cách làm bài dạng đề so sánh văn học

– Đứng trước một đề làm văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyết vấn đề, song đối với kiểu để so sánh văn học thì dù ở dạng so sánh hai chi tiết, hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hay hai nhân vật,… phương pháp làm bài thông thường có hai cách:

a. Nối tiếp: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.

b. Song song: Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lần lượt phân tích từng luận điểm kết hợp với việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bản để minh họa.

* Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp. Đây là cách làm bài phổ biến của học sinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng trong đáp án đề thi đại học – cao đẳng. Lần lượt phần tích từng đối tượng so sánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểm giống và khác nhau. Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trong bài viết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đến phẩn nhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắm chắc kiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn một cách tùy tiện.

Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

Mở bài

  • Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này).
  • Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

Thân bài

  • Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
    luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
  • Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập
    luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).
  • So sánh:

Nhận xét nét tương đổng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện như chủ đề, nội dung, hình thức nghệ thuật… (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học… (bước này vận dụng nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập ỉuận phân tích).

Kết bài

  • Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu.
  • Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

* Cách 2: Phân tích song song được hiểu là song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lôgic, sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận điểm của bài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bản để chứng minh cho luận điểm đó. Ví dụ, so sánh hai bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, ứng dụng cách viết này, học sinh không phân tích lần lượt từng tác phẩm như cách một mà phân tích so sánh song song trên các bình diện: xuất xứ – cảm hứng sáng tác – hình tượng – chất liệu và giọng điệu trữ tình.

Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:

Mở bài

  • Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này).
  • Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

Thân bài

  • Điểm giống nhau:
  • Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
  • Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
  • Luận điểm…
  • Điểm khác nhau:
  • Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
  • Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản).
  • Luận điểm…

Kết bài

  • Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu.
  • Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

*Nhìn chung, mỗi cách làm đều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trong thực tế, không phải đề nào chúng ta cũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cách làm như đã trình bày ở trên. Phải tùy thuộc vào từng đề cụ thể mà ta áp dụng theo những cách khác nhau và vận dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đẫy đủ các ý của phần thần bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tầm của để, hay tùy thuộc vào dụng ý của người viết.

*Xem thêm: Một số dạng đề nghị luận văn học – Ôn thi THPT Quốc gia tại đây

Dạng đề so sánh văn 12
30 dạng đề so sánh văn học

30 dạng đề so sánh văn học

Thôn Tin 30 dạng đề so sánh văn học

GIỚI THIỆU CHUNG

Các dạng so sánh thường gặp.

Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: –     So sánh các tác phẩm

–   So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi) – So sánh các nhân vật văn học.

–    So sánh các tình huống truyện.

–    So sánh các cốt truyện.

–   So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ. –   So sánh các chi tiết nghệ thuật.

–   So sánh nghệ thuật trần thuật…

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học

Cách làm bài dạng đề so sánh

MỞ BÀI:

–   Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này) –   Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh THÂN BÀI:

Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau Cách 1:

1.         Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

2.         Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

3.         So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

4.         Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích). Cách 2:

1. Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh.

2.So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác.

Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý (tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí)

–          Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm (tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng), cảm hứng, thông điệp của tác giả….

–          Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật…

3. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này. Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh (nếu không sẽ bị mất ý) nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo.

KẾT BÀI:

– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu – Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Đề 1: Phân tích nhân vật người lái đò trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân với nhân vật Huấn Cao để thấy chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám.