Đau xương mu bao lâu thì sinh

Rất nhiều chị em quan tâm đến vấn đề đau xương mu sau sinh bởi tình trạng này gây ra những phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe.

Xương mu thuộc một phần cấu trúc của xương chậu và được kết nối với nhau bằng khớp xương mu ở phía trước, các khớp xương mu có thể co giãn linh hoạt với nhau dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng.

Hiện tượng đau xương mu sau khi sinh sẽ xảy ra do quá trình mang thai, áp lực của thai nhi khiến dây chằng bị kéo căng.

Đa phần đau xương mu sau sinh sẽ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cần được điều trị kịp thời để không trở nên trầm trọng hơn khiến chị em gặp phải khó khăn trong việc di chuyển, vận động.

Đau xương mu bao lâu thì sinh

Khung xương chậu sẽ có sự biến đổi do khi mang thai kích thước tử cung sẽ to lên. Tình trạng đau xương mu sẽ xuất hiện ở hai bên bẹn và khu vực như đùi, khung chậu đối với phụ nữ sau sinh.

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Mức độ đau âm ỉ, kéo dài nên gây khó chịu, khiến sinh hoạt thường ngày của chị em bị ảnh hưởng nhiều.

Hiện tượng đau xương mu do những nguyên nhân phổ biến sau đây:

Thiếu hụt canxi trong thai kỳ

Quá trình mang thai và sinh con khiến cơ thể phụ nữ bị thiếu hụt canxi, vitamin D, vitamin B12 gây cản trở dây thần kinh ngoại vi, gây tê, đau khớp kèm theo tình trạng đau mỏi, giảm săn chắc hệ xương.

Cả mẹ bầu lẫn thai nhi đều cần có canxi cho sự phát triển toàn diện nên nếu trong thai kỳ mẹ bầu không cung cấp đủ canxi qua chế độ ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu hụt canxi, xương của mẹ bị mềm và yếu hơn.

Vậy nên sẽ có tình trạng đau xương mu sau sinh, tùy theo cơ địa mỗi người hiện tượng này có thể kéo dài hoặc biến mất trong thời gian ngắn.

Vận động mạnh sau sinh

Cơ thể phụ nữ sau sinh thường yếu ớt nên cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ sau sinh không được vận động mạnh vì sẽ gây suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe lâu hơn và gây đau xương mu.

Mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu

Sức đề kháng sau sinh của phụ nữ thường kém, quá trình ra sản dịch kéo dài nên phải sử dụng băng vệ sinh dài ngày tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây viêm đường tiết niệu.

Tiểu rắt, tiểu buốt, căng tức, khó chịu khu vực xương mu, nặng hơn một số chị em còn có hiện tượng sốt cao, ớn lạnh chính là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu.

Đau xương mu bao lâu thì sinh

Đau xương mu sau sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Viêm nhiễm vùng chậu

Có vị trí vị trí nằm ở dưới hai bên xương hông, tiếp giáp với xương đùi nên vùng chậu là khu vực dễ bị tấn công và dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, kéo theo đó là xuất hiện các cơn đau xương mu vùng kín.

Viêm nhiễm vùng chậu có thể dẫn đến apxe buồng trứng, nguy hiểm hơn chị em sẽ có nguy cơ mang thai ngoài từ cung, thậm chí vô sinh, hiếm muộn nếu tình trạng này không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm bàng quang

Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất dễ gặp phải viêm bàng quang, do khi sinh con các tổn thương ở vùng kín khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn đến hiện tượng viêm bàng quang.

Rối loạn tiểu, nước tiểu có mùi bất thường kèm theo các cơn đau dưới vùng bụng dưới là triệu chứng đặc trưng của viêm bàng quang. Viêm bàng quang sẽ có nguy cơ lan sang vùng xương chậu và gây ra các cơn đau âm ỉ ở vùng xương mu nếu tình trạng này kéo dài.

Hiện tượng bệnh lý đau xương mu sau khi sinh tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng sẽ dẫn đến những phiền toái tới đời sống sinh hoạt, tâm lý của chị em:

Cơ thể bị suy nhược

Sưng vùng xương mu, đau nhức gây bất tiện tới sinh hoạt, vận động và di chuyển. Chị em bị stress, ảnh hưởng tới chất lượng sữa và quá trình chăm con nếu tình trạng kéo dài.

Quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng

Tâm lý phụ nữ trở nên e ngại, tự ti từ khi những cơn đau kéo dài, dai dẳng, điều này sẽ ảnh hưởng tới đời sống chăn gối vợ chồng.

Nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn

Đau xương mu kéo dài còn làm ảnh hưởng tới quá trình thụ thai, gây ra nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Phụ nữ gặp phải tình trạng đau xương mu sau sinh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.

Bác sĩ sẽ có những chỉ định và phương pháp điều trị khác nhau tùy vào biểu hiện và tình trạng bệnh để chấm dứt tình trạng đau xương mu:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu viêm nhiễm là nguyên nhân gây nên đau xương mu thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tiêu viêm và kháng khuẩn để điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh.

Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp xoa bóp, bấm huyết hoặc chữa trị bằng biện pháp ngoại khoa, sử dụng bước sóng công nghệ cao sẽ được bác sĩ áp dụng để mang lại hiệu quả, đảm bảo an toàn, khắc phục tình trạng đau xương mu và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, rút ngắn thời gian điều trị.

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, điều độ, thể dục nhẹ nhàng

Chị em sau khi sinh cần vận động và tập luyện điều độ, nhẹ nhàng, chế độ sinh hoạt hợp lý để giảm triệu chứng đau xương mu đồng thời giúp hệ xương chắc khỏe, săn chắc.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Tại sao bà bầu bị đau xương "vùng kín" cuối thai kỳ?

Khi bước vào những tuần cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu mệt mỏi vì vùng xương chậu và "chỗ ấy" thường xuyên đau nhức, thậm chí có người còn đau đến mức không đi nổi. 

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể kể đến như sau:

- Bé quay đầu, đẩy người xuống khung chậu

Vùng xương chậu có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể nên vào những tuần cuối của thai kì, khi thai nhi quay đầu và tiến thấp vào vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời, cơ thể người mẹ sẽ tự tiết ra một hormone relaxin, progesterone làm các khớp vùng khung chậu sẽ bắt đầu giãn nở nhiều hơn để sẵn sàng đón bé yêu chào đời.

Đau xương mu bao lâu thì sinh

Bé quay đầu, thúc xuống dưới khiến mẹ cảm thấy ê ẩm "vùng kín". (Ảnh minh họa)

- Mẹ thiếu canxi

Mẹ không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết trong thai kỳ sẽ khiến các khớp xương yếu ớt hơn. Trong giai đoạn những tháng cuối, thai nhi phát triển lớn sẽ tạo áp lực lên xương "vùng kín" của mẹ khiến mẹ thấy ê mỏi, đau nhức. 

- Mẹ hoạt động mạnh

Những tuần thai cuối là thời điểm mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại và vận động mạnh vì điều này sẽ khiến vùng xương phía dưới chịu áp lực cao cũng gây đau. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm thấy đau ở háng, lưng, bẹn, hông và bên trong đùi. 

Như vậy, đau xương "vùng kín" không được xem là một dấu hiệu sắp sinh mà chỉ là tín hiệu cho thấy bé đã quay đầu và cơ thể mẹ cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh con. 

Bị đau xương "vùng kín" phải làm sao?

Đau xương vùng kín là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên xảy ra đối với cơ thể người mang bầu nên mẹ không cần quá lo lắng.  Dưới đây là một số mẹo nhỏ để mẹ hạn chế cơn đau:

- Duy trì tư thế đúng, lưng thẳng, có gối tựa sau lưng nếu ngồi.

- Không tạo áp lực lên vùng xương háng. Có thể sử dụng đai đeo thắt lưng để đỡ xương chậu, giảm trọng lượng đề lên khớp mu, hỗ trợ giảm đau.

Đau xương mu bao lâu thì sinh

Đau xương "vùng kín" khiến mẹ bầu khó chịu, không đi lại, sinh hoạt bình thường được. (Ảnh minh họa)

- Mang các loại dép bằng, đế thấp.

- Tránh đứng một tư thế quá lâu.

- Khi ngủ sử dụng gối cho bà bầu, nằm nghiêng bên thuận.

- Bổ sung đầy đủ can-xi.

Một số dấu hiệu sắp sinh mẹ nên biết?

Như vậy, đau xương "vùng kín" cuối thai kỳ chưa chắc đã là dấu hiệu sắp sinh. Vậy những dấu hiệu thực sự là gì? 

Thở dễ dàng hơn

Khi mang thai, mẹ bầu thấy khó thở hơn vì thai nhi đè lên cơ hoành. Do đó, vào thời điểm trước khi sinh, bạn sẽ thấy việc thở dễ dàng hơn rất nhiều vì bé đã tụt xuống sâu vùng khung xương chậu, giải phóng áp lực cho hệ hô hấp của cơ thể mẹ. Bù lại, bàng quang lại chịu nhiều sự đè nén hơn, nên tần suất đi tiểu của mẹ bầu tăng lên rõ rệt.

Ra dịch nhầy 

Trong suốt quá trình mang thai, cổ tử cung đóng, một lớp dịch nhầy rất dày xuất hiện có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi chống lại những viêm nhiễm, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Khi gần đến ngày sinh, cổ tử cung bắt đầu “nghỉ ngơi” co giãn và mềm ra, do đó là dịch nhầy này có thể rò rỉ ra ngoài. Dịch nhầy này có thể trong suốt, màu hồng nhạt hoặc kèm theo máu, tia máu. Nó có thể xuất hiện trước vài phút, vài giờ hay thậm chí vài ngày trước khi bạn lâm bồn. 

Đau xương mu bao lâu thì sinh

Khi nhận thấy các dấu hiệu sắp sinh, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra sớm. (Ảnh minh họa)

Vỡ ối

Chỉ khoảng 1/10 phụ nữ mới trải qua hiện tượng vỡ ối, nước ối ào ra ồ ạt trước khi kịp tới bệnh viện. Có thể các cơn đau co thắt chưa diễn ra, nhưng tình trạng này khá hiếm xảy ra. Thông thường, nước ối chỉ rò rỉ từng ít một để báo hiệu bạn cần sinh gấp.

Thấy khỏe khắn lạ thường

Đặc biệt với những mẹ bầu hay cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ trước đó, dễ có cảm giác này. Một ngày, bạn thức giấc và sẽ thấy cơ thể tràn đầy sinh lực. Bạn nghĩ ra hàng tá việc để làm, dọn dẹp, mua sắm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đó là khi cơ thể đang dồn hết sức để chuẩn bị cho cuộc chiến vượt cạn sắp tới.

Cổ tử cung mỏng dần

Thông thường, vào những tháng cuối thai kỳ, cổ tử cung bắt đầu bị kéo căng và mỏng dần. Quá trình này báo hiệu phần đáy tử cung đã sẵn sàng co bóp và mở để em bé chào đời. Hơn nữa, khi cổ tử cung mỏng hơn, việc giãn nở sẽ dễ dàng hơn. Vào những tháng cuối, bạn khám thai, bác sỹ sẽ đưa ra chỉ số về độ mềm của cổ tử cung, theo tỷ lệ phần trăm.

Cổ tử cung mở

Kèm theo dấu hiệu các cơn co thắt cổ tử cung ngày càng dày hơn, bộ phận này bắt đầu mở ra để cho em bé chào đời. Bác sỹ sẽ kiểm tra và đo độ mở của tử cung bằng centimet. Thông thường, cổ tử cung mở 10cm thì bạn mới sẵn sàng cho việc lâm bồn. 

Chuyên mục Bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.  

Xem thêm chủ đề Bệnh vùng kín khi mang thai

Minh An (Dịch từ The Bump) (Khám Phá)