Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Sự tồn tại của doanh nghiệp có hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nhà nước. Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong cuộc sống, chúng ta có thể sẽ tiếp xúc với một số doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức kinh tế kinh doanh vì lợi nhuận do cá nhân đầu tư thành lập hoặc do cá nhân nắm giữ cổ phần. Trên cơ sở thuê lao động. Bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin chia sẻ tới các bạn ví dụ mô tả về công ty doanh nghiệp tư nhân theo cách hiểu quốc tế và ở Việt Nam.

Công ty doanh nghiệp tư nhân bao gồm những loại hình nào? Cụ thế đó là những loại hình gì?

Doanh nghiệp tư nhân bao gồm ba loại hình sau:

(1), Doanh nghiệp vốn độc lập. Là chỉ những doanh nghiệp do một cá nhân đứng ra đầu tư kinh doanh. Người đầu tư của doanh nghiệp vốn độc lập chịu trách nhiệm vô giới hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

(2), Doanh nghiệp hợp tác. Là chỉ doanh nghiệp có từ hai người trở lên đầu tư, cùng nhau kinh doanh, cùng nhau gánh lãi lỗ theo thỏa thuận. Người hợp tác chịu trách nhiệm vô giới hạn liên đới đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

(3), Công ty trách nhiệm hữu hạn. Là chỉ cổ đông và người góp vốn có giới hạn chịu trách nhiệm đối với  công ty doanh nghiệp. Công ty và toàn bộ tài sản của công ty phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty.

Trong ba loại hình công ty doanh nghiệp tư nhân trên. Chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn mới có thể lấy được tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. Còn doanh nghiệp, công ty tư nhân có vốn đầu tư độc lập, doanh nghiệp, công ty tư nhân hợp tác đều không phù hợp với điều kiện phát nhân của doanh nghiệp. Nên không thể lấy được tư cách pháp nhân.

>> Doanh nghiệp nhà nước và câu chuyện cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân, không thay đổi thì không phát triển

Những vấn đề hạn chế sự tiến bộ và phát triển của doanh nghiệp tư nhân

1, Ông chủ của các doanh nghiệp tư nhân nhìn chung có tố chất kém, tự cho mình là siêu phàm. Kiêu căng và không dám nghĩ dám làm, không có chí tiến thủ.

2, Vấn đề xung đột quyền lợi, lợi ích giữa các cổ đông. Có thể cộng khổ nhưng không thể đồng cam.

3, Vấn đề sử dụng người, sử dụng nhân lực mang theo mối quan hệ nghiêm trọng.

4, Không tôn trọng kiến thức, không tôn trọng người tài. Không  tin tưởng nhân viên từ bên ngoài vào công ty.

5, Hay vì cái lợi trước mắt. Hiểu biết nông cạn, có hành vi chủ quan nghiêm trọng.

6, Thiếu tính chiến lược và kế hoạch nghiên cứu đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Phát triển theo kiểu được ngày nào hay ngày ấy.

7, Coi trọng kinh nghiệm, xem nhẹ lý luận.

8, Quá coi trọng đồng tiền. Không dám kinh doanh trong nợ nần. Không biết cách vận hành tiền vốn.

9, Danh tiếng kém, không giữ lời hứa. Thiếu sự tín nhiệm với con người và công việc.

10, Quyết sách công việc tùy tiện, mù quáng. Không có mục đích, kế hoạch.

11, Hành vi cá nhân thay thế hành vi doanh nghiệp. Lãnh đạo theo kiểu độc quyền. Làm việc theo nền nếp gia phong. Quản lý bằng hình thức dã man.

12, Quản lý chế độ hóa, quy phạm hóa không được thực hiện đến nơi đến chốm. Thậm chí không thể xây dựng được chế độ, quy phạm quản lý.

13, Doanh nghiệp thiếu cơ chế khích lệ động viên. Cơ chế giám sát và cơ chế ràng buộc.

14, Quản lý cứng nhắc. Không biết ủy quyền phân quyền, không biết cải tiến sáng tạo.

Ở Việt Nam, nhằm thực hiện lộ trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Chính phủ Việt Nam ra sức khuyến khích kinh doanh và bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân. Tăng cường hiệu quả quản lý đối với các hoạt động kinh tế trong nước.

Ở Việt Nâm doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có số vốn không được thấp hơn số vốn pháp định. Do cá nhân tự làm chủ và tự gánh các trách nhiệm đối với toàn bộ tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh.

Nhà nước sẽ thừa nhận sự tồn tại và phát triển dài hạn của doanh nghiệp tư nhân. Thừa nhận sự bình đẳng và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp khác trước pháp luật.

Trong phạm vi pháp luật cho phép, doanh nghiệp tư nhân có quyền tự chủ kinh doanh trong tất cả các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh.

Nhà nước sẽ bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền kế thừa tài chính, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân phải có mục tiêu kinh doanh và ngành nghề rõ ràng. Có địa điểm giao dịch và phương án kinh doanh cụ thể.

Doanh nghiệp tư nhân phải có vốn đầu tư ban đầu phù hợp với quy mô kinh doanh và ngành nghề tương ứng. Vốn đầu tư ban đầu không được thấp hơn vốn pháp định do hội nghị bộ trưởng quy định.

Bản thân người quản lý hoạt động kinh doanh. Hoặc người được thuê để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân phải có trình độ chuyên môn tương ứng theo quy định của pháp luật đối với một số ngành nghề nhất định.

Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Quyền và vai trò của chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Thiên Luật Phát sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trong bài viết dưới đây!

Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2014 do Quốc hội ban hành số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015.
  • Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp ngày 19 tháng 10 năm 2015

Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì?

Theo Luật doanh nghiệp 2014 tại Khoản 1 Điều 183, doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

Vậy chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Do DNTN là mô hình doanh nghiệp một chủ, do duy nhất một chủ thể đứng ra thành lập, tương tư như công ty TNHH một thành viên. Nên cá nhân chính là người làm chủ, sử dụng chính tài sản của mình để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, không liên kết và chia sẻ với bất kỳ ai khác.

Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Mô hình doanh nghiệp do một người làm chủ

Là người duy nhất đầu tư vốn và thành lập doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp tư nhân chinh là cá nhân duy nhất có quyền quyết định tất cả các vấn đề về cơ cấu, tổ chức quản và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình.

Cá nhân Việt Nam, cá nhân người nước ngoài thỏa mãn các điều kiện quy định trong Luật doanh nghiệp 2014, khoản 1 Điều 18 quy định có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Dù chỉ có một chủ nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn là đơn vị mang tính chất một tổ chức kinh tế, có người điều hành quản lý và có người lao động.

>>> Xem thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn về chủ doanh nghiệp tư nhân:

Vai trò của chủ doanh nghiệp tư nhân

Toàn quyền quyết định mọi hoạt động doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với tất cả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được sử dụng lợi nhuận sau thuế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Chủ doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp

Người làm chủ có thể trực tiếp điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh hoặc thuê người khác làm thay mình. Trong trường hợp, chủ doanh nghiệp muốn thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty

Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện cho doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Đồng thời cũng là người đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn trước tòa án. Bên cạnh đó là người có quyền lợi và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền bán hoặc cho thuê toàn bộ công ty

Theo quy định tại Điều 186 Luật doanh nghiệp 2014, chủ doanh nghiệp có toàn quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Trong suốt thời gian cho thuê, người làm chủ doanh nghiệp vẫn là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp.

Tại Điều 187 Luật doanh nghiệp 2014 quy định, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và tất cả các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp (ngoại trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác).

Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Chủ doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp

Có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp tư nhân chính là một loại tài sản riêng của chủ doanh nghiệp sở hữu. Vì thế, chủ doanh nghiệp được toàn quyền định đoạt “số phận” doanh nghiệp với tư cách là người duy nhất sở hữu doanh nghiệp đó.

Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp tư nhân và chủ DNTN

Bởi vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu. Do đó, nếu có sự thay đổi từ cá nhân này thành cá nhân khác, doanh nghiệp đó phải chấm dứt sự tồn tại. Ví dụ:

  • Khi doanh nghiệp bị bán đi, người mua phải thực hiện đăng ký kinh doanh lại
  • Nếu thay đổi về số lượng chủ sở hữu thì doanh nghiệp cũng phải chấm dứt sự tồn tại.

Người làm chủ doanh nghiệp tư nhân bị mất tích, qua đời hoặc rơi vào tình huống bị cấm thành lập quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải giải thế.

  • Trường hợp chủ doanh nghiệp qua đời, nếu có người thừa kế thì người này chỉ được hưởng tài sản, không được thừa kế tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân.
  • Nếu có một người thừa kế và muốn tiếp tục khai thác tài sản trong doanh nghiệp bằng hoạt động kinh doanh theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế phải đăng ký kinh doanh lại.
  • Nếu số lượng chủ sở hữu tăng lên hơn một, thì phải làm thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Mỗi chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân, không được đồng thời là thành viên công ty hợp danh hoặc chủ hộ kinh doanh. Khi Doanh nghiệp tư nhân chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì người làm chủ doanh nghiệp không được quyền đăng ký làm chủ bất kỳ một doanh nghiệp tư nhân nào khác.

Quyền sở hữu vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân

Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản

  • Theo quy định tại Điều 184, Luật Doanh nghiệp năm 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Đây là loại trách nhiệm vô hạn, không có sự tách biệt giữa vốn doanh nghiệp và khối tài sản của chủ doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Người làm chủ phải chịu trách nhiệm vô hạn với doanh nghiệp bằng chính tài sản của mình

Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân

Nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là tài sản cá nhân của chính chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Khi thành lập doanh nghiệp, người làm chủ phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, nêu rõ là Việt Nam Đồng, ngoại tệ, vàng hay các loại tài sản khác (ghi rõ số lượng và giá trị còn lại của từng loại tài sản).

Do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp một chủ nên khả năng huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế, đặc biệt là vốn đầu tư của doanh nghiệp. Vì nếu phá vỡ yếu tố một chủ sở hữu về vốn, doanh nghiệp đó sẽ trở thành mô hình khác mà không còn là doanh nghiệp tư nhân.

Tất cả số vốn và tài sản (bao gồm vốn vay và tài sản đi thuê) dùng để kinh doanh bắt buộc phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo đúng pháp luật quy định.

Quyền tăng/giảm vốn đầu tư

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư tùy vào điều kiện, tình hình cụ thể. Việc tăng, giảm vốn đầu tư này bắt buộc phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Nếu mức vốn giảm xuống thấp hơn số vốn đầu tư đã đăng ký, chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân là gì cho vi dụ

Quyền tăng giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp quyết định

Dịch vụ thành lập công ty của Thiên Luật Phát

Luật sư cùng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ thông tin đến quý khách, quý bạn đọc những thông tin cụ thể, chi tiết nhất, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ thực hiện hồ sơ, dịch vụ mở công ty trọn gói nhanh chóng nhất.

Đến với Thiên Luật Phát, Quý khách hàng sẽ được cung cấp dịch vụ đầy đủ sau đây:

  • Được tư vấn tận tình bởi các chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn Luật doanh nghiệp – Kế toán Thuế. Mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến các vấn đề về điều kiện thành lập doanh nghiệp, mã hóa ngành nghề, vốn điều lệ,… đều sẽ được giải đáp một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
  • Thiên Luật Phát giúp quý khách giải quyết hồ sơ nhanh chóng và luôn đúng hẹn với khách hàng. Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, dịch vụ thành lập công ty tại Thiên Luật Phát cam kết với khách hàng sẽ có kết quả chỉ đúng hẹn.
  • Tiết kiệm thời gian di chuyển bằng phương thức tư vấn và nhận hồ sơ ngay tại nhà. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Thiên Luật Phát sẽ không cần phải lên Sở KHĐT, cơ quan Thuế. Khách hàng chỉ cần ủy quyền cho Thiên Luật Phát, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành những loại giấy tờ trên.
  • Tư vấn, hỗ trợ quý khách các thủ tục sau khi thành lập công ty. Với phương châm đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, mọi thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ đều sẽ được đội ngũ chuyên viên của Thiên Luật Phát hỗ trợ tận tình.

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Tóm lại, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, được quyền quyết định tất cả mọi hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận, bán/cho thuê doanh nghiệp và chịu trách nghiệm về vốn đầu tư cùng các nghĩa vụ pháp lý khác theo quy định.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các chủ doanh nghiệp tương lai hiểu rõ hơn về vai trò, quyền hạn và trách nghiệm của mình. Để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất khi quyết định mở doanh nghiệp tư nhân.

Hotline tư vấn: 0888 779 086

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://thienluatphat.vn/
  • Email:
  • Địa chỉ: 1014/63 Tân Kỳ Tân Quý, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp. HCM