Gói bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì

Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là điều khoản phải có trong hợp đồng xây dựng, hai biện pháp này được hướng dẫn tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng như sau:

1. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (Điều 16 Nghị định 37/2015/NĐ-CP)

“Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng

1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh.

2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.

3. Trường hợp bên nhận thầu là nhà thầu liên danh thì từng thành viên phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho bên giao thầu, mức bảo đảm tương ứng với phần giá trị hợp đồng mà mỗi thành viên thực hiện. Nếu liên danh có thỏa thuận nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo đảm cho bên giao thầu, từng thành viên nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho nhà thầu đứng đầu liên danh tương ứng với giá trị hợp đồng do mình thực hiện.

4. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, phương thức bảo đảm phải được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận.

5. Bên nhận thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vi phạm khác được quy định trong hợp đồng.

6. Bên giao thầu phải hoàn trả cho bên nhận thầu bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc đã chuyển sang nghĩa vụ bảo hành và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị.”

2. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (khoản 4 Điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP)

“4. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng:

  1. Đối với hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng, trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị và loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng hợp đồng. Không bắt buộc phải bảo lãnh tạm ứng hợp đồng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng và các hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu.
  1. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
  1. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm dần tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa các bên.”

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là sản phẩm VPBank triển khai với mục đích giúp cho khách hàng đáp ứng được yêu cầu của người mua trong trường hợp người mua yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng.

  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là sự bảo đảm bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp nếu bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng ( ví dụ: cung cấp dịch vụ, hiệu suất làm việc...), số tiền trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được sự đồng ý của các bên.
  • Giúp cho khách hàng (người bán) đáp ứng được yêu cầu của người mua trong trường hợp người mua yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng
  • Giúp tăng độ tin cậy của khách hàng với đối tác của mình bằng bảo lãnh từ một ngân hàng có uy tín

Thủ tục phát hành bảo lãnh đơn giản, nhanh chóng, yêu cầu về ký quỹ và tài sản đảm bảo hợp lý, linh hoạt

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo quy định là bao nhiêu?

Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng được quy định từ 2 - 10% giá trị hợp đồng ký kết, mức bảo lãnh cụ thể do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có tác dụng gì?

Có thể kết luận, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, thực hiện thay các khoản nợ đúng, đầy đủ theo phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Được cam kết bởi tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh và được ghi nhận trong hợp đồng.

Bảo đảm thực hiện hợp đồng trong vòng bao nhiêu ngày?

- Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng. Hợp đồng có hiệu lực ngay khi Chủ đầu tư nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Tại sao phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng?

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một biện pháp đảm bảo thường được lựa chọn trong các quan hệ kinh doanh, thương mại và dân sự. Biện pháp này giúp tạo niềm tin cho các bên, tiết kiệm thời gian đàm phán ký kết hợp đồng.