Không còn khả năng thanh toán nợ ngân hàng

1. Khi nào ngân hàng kiện đòi nợ quá hạn?

Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015, trong đó tại Điều 466 quy định:

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Theo quy định trên, bên vay có nghĩa vụ trả đủ số tiền đã vay khi đến hạn. Nếu không nhận đủ số tiền đã cho vay, bên cho vay có quyền kiện ra Tòa án để đòi hết số tiền còn lại.

Đối với trường hợp vay tiền ngân hàng nhưng không trả được nợ khi quá hạn, tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà thời gian nợ xấu bị kiện ra tòa sẽ khác nhau.

Trong các phương án xử lý nợ xấu, kiện tụng thường là lựa chọn cuối cùng của các ngân hàng và chỉ thực hiện khi khách hàng thiếu thiện chí, bất hợp tác.

Dựa trên mức độ thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng, các ngân hàng sẽ có các giải pháp xử lý nợ xấu khác nhau.

Với những khách hàng có thiện chí và nguồn tài sản trả nợ, ngân hàng có thể hỗ trợ, gia hạn thời hạn vay cho khách hàng. Nếu khách hàng có thiện hợp tác hợp nhưng không đủ nguồn trả nợ, ngân hàng sẽ phối hợp để xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp khách hàng không hợp tác, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp mạnh như thu giữ tài sản, khởi kiện hay thậm chí là chuyển hồ sơ lên cơ quan công an để xử lý hình sự.

2. Bị ngân hàng kiện đòi nợ, phải làm gì?

Khi dính nợ xấu, người vay nên tìm cách trao đổi, trình bày nguyện vọng một cách trung thực với ngân hàng để hai bên cùng đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

Trong trường hợp bị ngân hàng kiện ra đòi nợ, người vay phải chú ý tuân thủ lịch triệu tập, xét xử của Tòa án, thông báo giải quyết của Cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Đặc biệt, không được tỏ thái độ né tránh, bất hợp tác và nghĩ ra các cách để trốn nợ. 

Mặc dù vay nợ là vấn đề dân sự, tuy nhiên nếu người vay có hành vi vi phạm pháp luật hay bỏ trốn thì ngân hàng có thể chuyển hồ sơ cho phía Công an để xử lý hình sự.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6199  để được tư vấn rõ hơn về cách giải quyết khi bị ngân hàng kiện đòi nợ.

3. Không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù không?

Trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Theo đó, nếu người vay cố tình không thanh toán nợ bằng cách dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì mới bị xử lý hình sự.

Xem thêm: Thất nghiệp không trả được nợ, bị ngân hàng kiện có phải đi tù?

4. Trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng bị xử lý thế nào?

Nếu có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, nếu trốn nợ, cố tình không trả tiền ngân hàng, người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng hơn là phạt tù có thời hạn đến 20 năm.

Trên đây là những quy định chung liên quan đến vấn đề: Nợ xấu bao lâu thì bị ngân hàng kiện ra tòa? Còn những trường hợp cụ thể, bạn có thể gọi 1900.6199 để LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

>> Không trả được nợ cho công ty tài chính do Covid-19, cần làm gì?

Chào anh chị. Vợ chồng em vay tín chấp ngân hàng 150 triệu để làm ăn với lãi suất 0.83%/tháng, trong thời hạn 3 năm. Vợ chồng em đã trả gốc và lãi hàng tháng được 17 tháng, nay tiền nợ gốc còn gần 80 triệu, do làm ăn không có lãi mà con em nhập viện điều trị bệnh trong thời gian dài nên nay vợ chồng em không còn khả năng trả nợ, cũng không có tài sản gì giá trị. Phía ngân hàng đã khởi kiện chồng em [vì chồng em là người đứng tên để vay], tòa án đã có thông báo triệu tập. Xin hỏi nếu hiện giờ vợ chồng em không trả được nợ thì phải làm gì? Chồng em có bị đi tù không? Nếu có thì bị đi tù bao lâu?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến cho TƯ VẤN NHƯ Ý. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo Bộ luật Dân sự 2015 Điều 466 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.”

Theo quy định trên, vợ chồng bạn là bên vay tài sản thì khi đến hạn phải có nghĩa vụ trả đủ tiền như đã thỏa thuận với bên cho vay. Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ chồng bạn có vay tín chấp của ngân hàng số tiền 150 triệu đồng và đã trả được một phần nợ gốc và lãi, nhưng đến nay tiền nợ gốc còn gần 80 triệu thì khi đến hạn vợ chồng bạn không có khả năng chi trả, như vậy vợ chồng bạn đã không thực hiện đúng hợp đồng, không trả tiền và lãi suất đúng hạn thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu vợ chồng bạn phải thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết.

Việc vợ chồng bạn có bị truy cứu tách nhiệm hình sự hay không thì căn cứ vào quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b] Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Có tính chất chuyên nghiệp;

c] Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ] Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e] Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, nếu vợ chồng bạn không có thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hay sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp thì sẽ không đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm, do đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự [không bị phạt tù]. Vợ chồng bạn vay tiền sử dụng vào mục đích hợp pháp, cũng không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Như vậy, nếu vợ chồng bạn chứng minh được vợ chồng bạn không còn tài sản và không có khả năng trả nợ thì việc không trả được nợ của vợ chồng bạn không đủ yếu tố cấu thành tội phạm.”

Tuy nhiên, vợ chồng bạn có trách nhiệm trả nợ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015. Bạn nên đề nghị gia hạn thời gian trả nợ và thỏa thuận với bên vay để có thể trả nợ, hai bên thỏa thuận được thì phía ngân hàng có thể rút đơn khởi kiện. Nếu không thỏa thuận được thì vợ chồng bạn đến Tòa án có thẩm quyền theo như thông báo và trình bày nguyện vọng, đề nghị Tòa án giải quyết.

Trên đây là thông tin TƯ VẤN NHƯ Ý  tư vấn về việc vấn đề của bạn thắc mắc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

        Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

        Hotline: [028] 2202.89.89 hoặc 0914.39.47.96

        Email: 

     

 Tác giả bài viết: Ngự Châu

Video liên quan

Chủ Đề