Lối sống cô độc là gì

1- Tôi vừa tra Google, ”Cô độc”, “độc” theo lí giải trong ngôn ngữ thường có thể hiểu là duy nhất, “độc nhất vô nhị”. Chính là kiểu độc tôn, duy nhất, không tiếp thu các ý kiến của bất kì ai, không cần ai thương xót, cũng chẳng cần ai đồng cảm. Cứ như vậy “độc lai độc vãng”.

Thật ra tôi không đồng tình với cách lí giải này lắm, quá mức tiêu cực và tuyệt đối. 

Thực ra, “cô độc” mang ý nghĩ trừu tượng từ nội tâm, còn “cô đơn” thì có nhiều biểu hiện cụ thể hơn. Giống như là “Alone” và “Lonely” vậy đó. 

Khi màn đêm buông xuống, tôi thường bất giác cảm thấy cô độc, thứ cảm giác này tôi nghĩ là “cô độc” chứ không phải là “cô đơn”. Cho nên tôi mới khẳng định rằng cô độc là xuất phát từ nội tâm, chính nội tâm của tôi. 

Bạn luôn bận rộn giữa dòng người tấp nập, nhưng bạn vẫn sẽ có lúc cảm thấy cô độc, chỉ là cô độc mà không hề cô đơn, bạn không phải một mình, bạn có mọi người xung quanh. 

Cũng có thể rõ ràng bạn sống ở một ốc đảo, không một ai bên cạnh, lúc đó giường như là cô đơn, nhưng sẽ chưa hẳn bạn cảm thấy cô độc.

Con người ta sẽ chẳng cô độc nổi, cuộc sống muôn màu muôn vẻ này luôn có những sợi dây vô hình kết nối bạn đến mọi vật, mọi việc. 

Để cuộc sống của bạn trở nên phong phú và thêm nhiều màu sắc thì dù bạn cô đơn cũng không đừng bao giờ cảm thấy cô độc. “Cô đơn” không có gì ghê gớm cả, điều khủng khiếp chính nhất là sự cô độc xuất phát từ trong nội tâm của bạn.

“Đúng như câu trả lời trên Baidu, kẻ cô độc tự phong cho mình là một vị vua, rồi từ bỏ cả thế giới.”

2- “Cô đơn” là biểu hiện từ bên ngoài ý chỉ thái độ sống và sinh hoạt của một đối tượng nào đó.

Đơn giản mà nói giống như những người con xa quê đi lên Miền Bắc [Trung Quốc] sinh sống và làm việc. Ở đây họ thuê một căn nhà, cuối tuần cũng không dành thời gian để gặp gỡ và giao lưu với bạn bè. Thời gian chủ yếu ngoài học tập, làm việc thì chỉ có ở nhà, gò bó trong không gian phòng thuê nhỏ bé. Cái này chắc có thể hiểu là cô đơn. Cô đơn cũng chẳng có gì to tát cả, một mình bạn vẫn có thể vừa cô đơn nhưng vẫn vui vẻ, tạo được niềm vui cho chính mình. Chỉ cần bạn cảm thấy vui, như vậy là quá đủ rồi.

Mặt khác “cô độc” lại là biểu hiện của sức mạnh tinh thần. Giống như là tận sâu trong tim bạn đã không còn nuôi dưỡng những xúc cảm, kỳ vọng, và chờ mong. Không còn ai đồng điệu về mặt tâm hồn hay có sự gắn kết về mặt cảm xúc. 

Gặp chuyện gì cũng không muốn chia sẻ với ai, không quan tâm đến việc có thể chia sẻ với ai hay không, chỉ vì “mình là người cô độc” nên gò bó và o ép bản thân, chỉ biết tuyệt vọng … Thế mới hiểu được, “cô độc” đáng sợ đến mức nào? 

“Cô đơn” có thể kiểm soát được, còn “cô độc” thì vĩnh viễn không. Con người ta có thể lựa chọn cô đơn, hưởng thụ những giây phút mới mẻ đó. Ngược lại, cô độc ghé thăm đồng nghĩa với việc không còn lối thoát. 

3- Trong tiềm thức của mọi người vẫn nghĩ là “Khi bạn cảm nhận được sự ghé thăm của cô độc, tức là bạn cũng chỉ có một mình thôi”. 

Trên thực tế, con người ta có thể chìm vào cô đơn, nhưng chưa hẳn đã là cô độc. Bởi vì cô độc đến từ sự khác nhau giữa “có thật sự tồn tại những liên kết” và “khát vọng được kết nối”. Chỉ đơn giản là cảm nhận chủ quan của mỗi người.  

Một người cũng có thể được mọi người quan tâm, chú ý nhưng vì thứ anh ta muốn lại là cảm giác “khát vọng được kết nối” muốn mà không được, nên là anh ta cảm thấy cô độc. 

Còn cô đơn thì chỉ là một trạng thái khách quan, “mỗi giây mỗi phút đều chỉ có một mình”.

4- “Cô độc” thực ra cũng rất “đẹp” mà, chúng ta ắt hẳn đều đã trải qua, đơn giản vì chúng ta đều là những người hết sức bình thường, tránh không khỏi những sắp đặt của thế gian. 

Một mình đến thì cũng sẽ có lúc rời đi một mình thôi. 

5- À thì ra “cô độc” không đồng nghĩa với “cô đơn”. Có những lúc cũng chỉ mong có thời gian cho mình lắng lại, chậm lại mà chẳng dám đi đối mặt với những phiền muộn giữa người với người, hay là trốn tránh đối mặt với những việc không dám đối mặt. 

Tôi không cô độc, chỉ là tôi đã quen với việc cô đơn, quen với việc đối mặt một mình và tôi cảm thấy mãn nguyện, như hiện tại rất mãn nguyện. 

6- Có thể cô độc nhưng cố gắng đừng cô độc. Có thể lựa chọn cô độc nhưng đừng để mình là một thùng rỗng xúc cảm. Bạn có thể ấm ức hậm hực, nhưng đừng bao giờ sa ngã, biến chất. Bạn cũng có thể thất vọng, nhưng đừng bao giờ từ bỏ. 

Hãy nhớ rằng, “một đứa bé không có ô, nhớ liều mạng chạy về phía trước” 

San sẻ và cô độc

Nguyễn Ngọc Bích

05:41 CH @ Thứ Hai - 01 Tháng Bảy, 2019

San sẻ và cô độc là hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau trong cuộc sống mỗi ngưòi, có cái nọ thì không có cái kia; nếu san sẻ với người khác thì mình sẽ không cô độc và ngược lại. Vậy ta xem qua hai thái cực tâm lý này.

Cô độc

Cô độc là một trạng thái tâm lý của ta. Ngồi chung với người khác mà mình vẫn thấy không hòa nhập, ấy là cô độc. Nó khác với cô đơn, dẫu cho cả hai cùng là... “cô”! Một em học sinh đứng một mình, không chơi chung với bạn bè, ta thấy em cô đơn. Tuy nhiên, trong lòng mình em không thấy vậy, tức là em không thấy cô độc, chỉ là vì hôm nay chân đau nên em đứng một mình. Vì là tâm lý, sự cô độc gây ra bởi nhiều nguyên do nhưng ở đây chỉ nêu ba thứ.

Thứ nhất, có người do hoàn cảnh sống lúc còn bé hay thuở đi học đã được cha mẹ chăm sóc hay thầy cô dạy dỗ một cách nào đó khiến khi trưởng thành họ trở nên một người hay suy tưởng, luôn luôn phân tích tư tưởng của mình ra từng mảnh một. Họ luôn cần có những cảm giác mới và phải thay đổi nguyên nhân của những cảm giác đó. Một nhà giáo dục người Pháp, Pierre Felix Thomas, đã mô tả tình trạng này trong quyển sách tựa đề Huấn luyện tình cảmdo Nguyễn Hiến Lê dịch. Theo ông, người nặng suy tưởng luôn luôn tự quay tròn ở chung quanh mình. Họ không bao giờ thấy vui vì đầu óc phải suy nghĩ mới thấy vui được. Nhưng suy nghĩ quá thì cái vui mất. Thật vậy, đứng trước một cảnh đẹp, nếu ta không nhắm mắt lại, thở sâu xuống để thấy không khí lành lạnh, hương thơm thoang thoảng; mà lại đi phân tích xem ta thưởng thức có đúng không, xem tâm hồn ta có những thay đổi gì, rồi muốn biết tại sao nó đổi, đổi ra sao... thì cảnh đẹp kia biến mất! Và cô độc do chính mình gây ra!

Nguyên do thứ hai làm một người cô độc là do hoàn cảnh bên ngoài tạo nên. Thấy nhiều điều trái ngược trong cuộc sống thường ngày, mà mình bất lực để làm thay đổi, nên chán nản, thất vọng và thấy cô độc. Chẳng hạn, khi thấy những hành động côn đồ xảy ra giữa chợ mà không ai phản đối, sẽ có người nào đó cho rằng đây là một điều rất trầm trọng. Môi trường nhân gian đã bị băng hoại, đạo đức của một xã hội lành mạnh không còn, xã hội đã bị khô cằn về đạo đức và việc phục hồi là vô cùng gay go. Khi chỉ có thái độ mà không có hành động thì sẽ thấy mình cô độc. Nó là một phản ứng tiêu cực của một người đối với thế thái nhân tình.

Một dạng cô độc nữa là vì một người nào đó thiếu vắng tình yêu thương và do vậy không biết yêu thương. Có người kể là từ khi còn bé, vì nghèo khó bố mẹ họ phải nai lưng làm việc cả ngày, không có những phút giây ngồi ôm con vào lòng, thủ thỉ với con vài lời. Con cái lớn lên trong cảnh thiếu tình yêu thương.

Khi lớn lên tình yêu thương lại càng thiếu vắng: ở trường, nơi làm việc và thậm chí trong xã hội. Học lên cao, kiếm việc làm, lập gia đình, mua nhà, gửi con đi học, đi bệnh viện chữa ung thư, chữa vô sinh ở đâu họ cũng phải học cách nín nhịn trước bất công. Bị chủ công ty lừa gạt, không trả tiền phát tờ rơi. Họ chỉ im lặng. Bị sếp quát mắng. Họ im lặng. Con đi học, bị cô giáo chèn ép; họ im lặng hay đưa phong bì. Bị bác sĩ bỏ mặc khi sắp ngất. Họ run rẩy, năn nỉ và đưa phong bì.

Vì không được hưởng sự yêu thương, họ cũng không biết yêu thương người khác! Tình yêu thương trong họ khi bị dồn nén, bị chà đạp, bị coi rẻ đã phản ứng lại và biến thành bạo lực, được bày tỏ qua thói quen hay quát tháo. La lối cấp dưới khi có được chút quyền hành; quát tháo con cái khi chúng đòi đi chơi; chồng quát vợ, vợ la chồng... Thường xuyên phải quát tháo thì chẳng còn ai chung quanh và thế là... cô độc!

San sẻ

Sự cô độc trong lòng một người sẽ từ từ biến thành mặc cảm, hoặc tự tôn hay tự ti, rồi họ thấy buồn chán. Sở dĩ buồn là vì con người luôn luôn cần người khác. Có món ăn ngon nhưng ăn một mình thì sẽ thấy buồn! Trời bắt như thế! Cho nên mỗi người phải vượt qua sự cô độc; không để cho mình rơi vào sự tự tôn hay tự ti; mặc cảm sẽ mất khi ta tâm sự được với người khác; tức là được chia sẻ tâm can. Muốn làm được như thế phải có hai điều kiện cốt tử. Một là cùng theo đuổi với người khác một số giá trị tinh thần nào đó. Hai là cùng hành động, cùng làm cho nhau. Điều kiện đầu sẽ giúp ta dễ cảm thông với người khác vì cả hai thường phản ứng giống nhau trước một hoàn cảnh nhất định. Điều đó tạo nên sự san sẻ về tinh thần. Trong điều kiện thứ hai tình thế hơi khác một chút. Khi hành động phải luôn luôn có một người khởi xướng trước; chứ ít khi cả hai cùng làm một lượt. Một bên khởi xướng, một bên đáp ứng và thế là hai bên cùng hành động. Cùng chung một sự suy nghĩ, cùng bắt tay hành động sự cô độc sẽ biến mất. Vậy đến đây ắt ta có câu hỏi: giá trị tinh thần là gì?



Thưa nó có nhiều thứ, tùy theo khuynh hướng, đạo lý và niềm tin mà mỗi người chọn lựa. Tuy nhiên, có những giá trị phổ biến, được nhiều người theo đuổi và họ gửi cho nhau e-mail để chia sẻ. Ấy là những giá trị dưới đây:

  • Ba điều làm nên một giá trị con người là: siêng năng, chân thành và thành đạt.
  • Ba thứ có giá trị nhất trong đời là: tình yêu, lòng tự tin và bạn bè.
  • Ba điều trong đời không được đánh mất là: sự thanh thản, hy vọng và lòng trung thực.
  • Ba điều làm hư hỏng một con người là: rượu, lòng tự cao và sự giận dữ.
  • Ba thứ trên đời không bao giờ bền vững được: là giấc mơ, thành công và tài sản.


Khi vài ba người cùng chọn lựa các giá trị trên thì họ dễ có cùng một suy nghĩ, đánh giá và thái độ. Thấy một người tự cao, họ sẽ cùng lắc đầu; nhìn một người vỗ ngực vì giàu có họ sẽ nhắc nhau “nó đang khoe một cái không bền vững”. Khi cùng chia sẻ những giá trị cuộc đời họ dễ hợp nhau trong nhận định và rồi trong thái độ đối với người khác. Vậy là họ đã có điều kiện để cùng hành động.

Nói về hành động của một người, ta quan sát và thấy khi sợ người ta hành động; vậy sự sợ hãi tạo nên hành động; cũng vậy sự giận dữ tạo nên hành động. Chúng thuộc loại hành động bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài vào mỗi người [thí dụ bị ai dí dao vào người, bị ai làm mất mặt]. Do vậy chúng là loại tình cảm có tính chất thụ động. Như vậy nghĩa là còn có loại tình cảm chủ động. Vâng. Vậy nó là gì? Bình thường ta thấy một người mạnh khỏe hay giúp đỡ người khác, vậy sự mạnh khỏe của thể xác là một tình cảm chủ động. Từ bên trong mình, nó thúc đẩy người ta hành động. Tương tự như vậy, lòng yêu sự thật tạo ra hành động, sự trung thực làm ta không thích ai hay dối trá. Đi xa hơn khi tin điều gì, ta thường muốn lôi kéo người khác để họ cũng tin như mình. Vậy niềm tin tạo thành hành động. Kết lại là, các giá trị tốt đẹp trong một người thường sẽ thúc đẩy họ hành động.

Khi có các giá trị cuộc đời giống nhau thì người ta không còn cô độc; họ san sẻ cho nhau và dễ dàng hành động. Tuy nhiên, như đã nói, không phải khi cùng tin vào những giá trị nhất định thì sẽ tự nhiên cùng nhau hành động; phải có một người nào đó khởi xướng trước rồi những người khác làm theo. Từ đó mới có hành động chung.

Vậy phải có một người khởi xướng. Làm sao để làm được việc ấy? Thưa, người này phải có một tâm nguyện rằng: cho đi [hay làm cho ai điều gì] thì mình sẽ có [vì sẽ được đáp lại], bao lâu chưa được đáp lại thì đó là của để dành. Nếu chỉ đi đòi, chỉ sợ mất, thì sẽ mất [vì không có ai đáp lại]. Đó là sự thật vì đi ăn cưới mà không ai mừng thì sẽ chẳng có đám cưới nào được tổ chức. Con người có đặc điểm là dù có hèn kém đi nữa thì cũng không ai muốn chỉ nhận mà không đáp lại; lý do là vì không muốn bị người khác coi thường. Cho nên cứ cho đi ắt sẽ được nhận lại. Vật đem cho có thể là tinh thần hay vật chất [lời khuyên, bánh trái, bênh vực lẽ phải, giúp người ốm yếu...]. Và vì có của cải để cho đi, rồi có của cải được nhận lại, hoặc có của để dành, mình sẽ là người giàu có. Sự giàu có ấy vững bền vì đó là cái người khác họ đưa cho mình. Mà sở dĩ người ta làm thế vì do lòng họ thúc đẩy, hay vì họ đã thấy mình tốt. Của cải mà người khác cho ta thì sẽ không bao giờ bị ai lấy đi khỏi tay ta [bởi vì ta chưa có nó trong tay]. Vì thế cho nên, của cải ta cho ai được Kinh Thánh mô tả là “Kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được”.

Tóm tắt lại,cô độc và san sẻ trái ngược nhau. Tận cùng của sự cô độc là cái buồn khiến ta thấy cuộc đời không có gì đáng để sống. Nó là cõi chết. Ngược lại, tận cùng của sự chia sẻ là có bạn bè đông đảo, có của cải khi cần. Nó làm cho cuộc đời thành cõi phúc.

Nguồn:Thời báo Kinh tế Sài Gòn Xuân Quý Tỵ 2013

LinkedInPinterestCập nhật lúc:08:00 CH @ 01/07/2019

phát triển cá nhânhạnh phúctâm lýcon ngườicô độcchia sẻbạn bèlàm ngườiNguyễn Ngọc Bích

Video liên quan

Chủ Đề