Tác giả của phò giá về kinh là ai

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files

Vài nét về tác giả Trần Quang Khải:

  • Trần Quang Khải [1241-1294], là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu [con gái trưởng của Lí Huệ Tông]
  • Lúc nhỏ, Trần Quang Khải được vua cha phong tước Chiêu Minh Vương và được Bảng nhãn Lê Văn Hưu dạy dỗ.
  • Là võ tướng kiệt xuất, chỉ huy đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 [1285] và góp phần to lớn vào việc đập tan toàn bộ đạo quân hùng hậu và thiện chiến của nhà Nguyên do tướng Ô Mã Nhi cầm đầu ở Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 3 [1288].
  • Là một nhà ngoại giao giỏi dưới thời Trần, thường được cử đi đón tiếp sử giả nhà Nguyên.

Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ "Phò giá về kinh" [Tụng giá hòa kinh sư] được Trần Quang Khải làm khi ông đi đón Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô khỏi tay quân Nguyên năm 1285.

Thể thơ

Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ; thường giao vần chân cuối câu 1, 2, 4.

Chữ viết

Chữ Hán

Chủ đề

Bài thơ "Phò giá về kinh" thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

NỘI DUNG [edit]

1. Hai câu thơ đầu

Hai câu thơ đầu nói về chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược:

"Đoạt sao Chương Dương độ,

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,

Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử]

  • Hai địa danh gắn với chiến công nổi tiếng: tháng 4 năm 1285 ở Hàm Tử, tháng 6 năm 1285 ở Chương Dương.
  • Tác giả đã đảo trật tự trước sau khi nói về hai chiến thắng: Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước là do đang sống trong không khí chiến thắng Chương Dương vừa diễn ra, kế đó mới sống lại không khí chiến thắng Hàm Tử.
  • Tác giả sử dụng những động từ mạnh như "đoạt" [cướp], "cầm" [bắt] với nhịp điệu nhanh, mạnh để diễn tả sức mạnh của quân đội ta trước quân thù, thể hiện không khí chiến thắng.

\[ \rightarrow \] Làm nổi bật hai trận chiến ở Chương Dương và Hàm Tử.

Có thể thấy, hai câu thơ đã khẳng định chiến thắng hào hùng của quân ta trước kẻ thù xâm lược và bộc lộ niềm tự hào dân tộc.

2. Hai câu thơ cuối

Nếu hai câu thơ đầu được viết với giọng thơ hào hùng thì hai câu thơ cuối được viết với giọng thơ vô cùng sâu lắng, ôn tồn, nhẹ nhàng như một lời tâm tình nhắn gửi nhiệm vụ xây dựng đất nước.

Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,

Muôn đời vẫn có non sông này]

  • Sử dụng cụm động từ "tu trí lực" [dốc hết sức lực] trong câu thơ thứ ba nhằm nhắc nhở điều cần làm: sau khi đánh đuổi được quân giặc, đất nước đã thái bình rồi thì cần phải cố gắng, dùng mọi sức lực để xây dựng phát triển đất nước.
  • Sử dụng cụm từ chỉ thời gian "vạn cổ" [muôn đời] trong câu thơ thứ bốn thể hiện niềm tin của tác giả vào tương lai của đất nước từ sự nỗ lực trong thực tại: đất nước ấy sẽ thịnh vượng phát triển mãi.

Có thể thấy, hai câu thơ cuối là lời động viên xây dựng và phát triển đất nước trong hòa bình và khát vọng, niềm tin vào một đất nước hòa bình, bền vững, thái bình, thịnh trị.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Tác giả diễn đạt ý tưởng theo kiểu nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không hoa văn; cảm xúc trữ tình đã được nén kín trong tư tưởng.Ngắn gọn, súc tích
  • Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào

◄ Văn bản: Nam quốc sơn hà

Văn bản: Phò giá về kinh ►

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 7. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 7 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 7 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 7 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 7, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề